Bạn có biết về hai bức thư Hoàng đế Gia Long gửi cho nước Anh?
Các học giả phương Tây chép lại:
“Vào những năm 1790, Nguyễn Ánh lúc này đã hoàn toàn làm chủ Gia Định, Nguyễn Huệ cũng đã qua đời và Vương đang đánh nhau với Trần Quang Diệu. Để có vũ khí đối đầu với Tây Sơn, Ngài đã cử hàng loạt quan lại người Pháp xuất dương mua các thứ chiến cụ tối tân. Các thương vụ này đa phần đều được thực hiện trót lọt cho đến khi tàu Anh chặn bắt tàu Admire của Nguyễn Vương tại biển Ấn Độ và trấn lột luôn thư có niêm phong quốc ấn Nam Hà".
Đây là hành động sỉ nhục quốc thể. Quốc thư là do người đứng đầu nước này gửi cho người đứng đầu nước kia. Một viên thuyền trưởng, dù là từ đế quốc mạnh nhất thế giới, cũng không đủ tư cách để chặn thư có quốc ấn. Xứ Conchinchine (theo cách gọi của người Pháp) vừa bị sỉ nhục nặng nề. Mà lý do của việc này lại xuất phát từ việc Nguyễn Ánh dùng người Pháp để giao thương, mà nước Anh đang chiến tranh với cách mạng Pháp. Vì vậy họ mới chặn thuyền Nguyễn Vương lại, không cần biết ông phe nào.
Để đáp trả, Nguyễn Vương đã gửi 1 loạt 5 lá thứ có quốc ấn, nhưng trong đó có 2 lá thư gửi cho vua Geogre III của Anh và Quan Toàn quyền Anh tại Ấn Độ là đáng lưu ý hơn cả. Tôi xin lược trích cho các bạn.
+) Thư gửi vua Geogre nước Anh:
“Tôi cũng biết rằng Bệ hạ rất thân với vua Louis XVI. Vua Pháp luôn có Bệ hạ là người bạn trung thành, nhiệt tâm bảo vệ ông nhất và ngay cả khi ông đã bị tội ác (chỉ cách mạng Pháp) cướp đi thì Bệ hạ vẫn tìm đủ cách để báo thù cho ông. Hành động này của Bệ hạ không chỉ khiến Châu u mến phục, mà còn làm rạng ngời những lời tán thành ở tận miền viễn Đông này. Tôi dám mong rằng, như những người thợ săn sợ bắn sẻ động rừng, Bệ hạ với lòng kính mến vua Louis XVI sẽ coi tôi là bạn. Việc hay nhất mà Bệ hạ có thể làm lúc này là ra lệnh cho các quan trấn thủ ở Ấn Độ cho phép những phái viên của tôi có thể mua những thứ họ cần”. Thư niêm phong ấn nhà vua và ấn quân đội Nam Hà.
Lá thư này thể hiện 2 điểm: một là Nguyễn Vương đứng ngoài cuộc chiến giữa phong kiến và tư sản Pháp, bản thân ngài cũng là một vị vua và cũng từng có liên lạc với vua Louis XVI vừa bị cách mạng Pháp tử hình vài năm trước, điểm thứ hai phát triển trên điểm một, Nguyễn Vương yêu cầu pháp luật được thực thi và sẵn sàng mở cửa buôn bán với Anh quốc sau này. Một lá thư khéo léo loại bỏ những hoài nghi của vua Anh và đòi kẻ mạnh phải tôn trọng công lý.
Đồng thời, Vương sao lá thư trên lại rồi gửi kèm cho Quan toàn quyền Anh tại Ấn Độ.
“Các hạ,
Quả nhân rất ngạc nhiên khi biết tin tàu Anh do thuyền trưởng Thomas điều khiên đã bất chấp luật xã hội, chiếm tàu Admire do viên cai đội của ta chỉ huy. Người này tưởng y là kẻ mạnh nhất, dám coi thường tất cả, đã hạ cờ của ta xuống và treo cờ Anh lên thay thế; y không có phán quyết của tòa án hải quân, đã đem bán chiến tàu này cùng với hàng hóa và lấy sạch số tiền thu được. Y đã bất chấp luật pháp giữa các quốc gia khi chặn thư có quốc ấn niêm phong […]
Ta viết thư này cho Các hạ để hỏi vì lý do gì mà Các hạ cho phép Thuyền trưởng Thomas hành xử theo kiểu như y vừa làm. Ta yêu cầu Các hạ bồi thường theo luật pháp Anh trong hoàn cảnh tương tự. Ta yêu cầu hoàn trả thư từ quan pháp của ta cùng với giá chiến tàu và hàng hóa chuyên chở cả vốn lẫn lời luật pháp quy định […]
Các hạ phải thấy rằng nếu ta muốn bồi thường bằng luật bù trừ, ta chẳng thiếu gì phương tiện”. Ấn niêm phong Quốc phòng.
Hoàn toàn trái ngược. Nguyễn Vương nhún nhường và tôn trọng vua Anh bao nhiêu thì hạch tội và kiên quyết với tên quan toàn quyền kia bấy nhiêu. Bởi cuối cùng, hắn là quan còn ngài là vua. Không ngang hàng! Thậm chí Vương còn không đóng quốc ấn trong lá thư gửi qua Ấn Độ.
Kết quả: Người Anh phải thực thi công lý mà Nguyễn Ánh yêu cầu. Đến lúc này, các học giả phương Tây tại Nam hà đều thống nhất gọi Nguyễn Vương là “vị hoàng đế vĩ đại nhất từ xưa đến nay của xứ Conchinchine”. Một con người giành được cả sự tôn trọng của người Việt, người Hoa, người Xiêm, người Miến Điện và cả người Tây phương đang nghĩ mình là thượng đẳng. Trí tuệ ấy không phải tầm thường. Con người đó chính là Nguyễn Ánh...
Trích "Trí- GIA LONG: CÂU CHUYỆN ĐẾ VƯƠNG, BIỂU TƯỢNG ĐẦU TIÊN CHO VIỆT NAM HÒA HỢP VÀ TOÀN VẸN- Võ Nam Du
Que Sera Sera