Bạn có biết trong Lịch sử Việt Nam có một nhà sư đã giả làm người lái đò để đi đón sứ giả Trung Quốc?

  1. Lịch sử

Người ta nói, "Ngoài trời còn có trời", đến một người lái đò thôi mà cũng đã thông thạo văn thơ đến thế, thì đất nước ấy (tức Việt Nam ta) còn bao nhiêu nhân tài nữa? :D

Bạn có biết "người lái đò" ấy là ai không?

Từ khóa: 

đóng góp tri thức

,

lịch sử việt nam

,

đỗ pháp thuận

,

lịch sử

Nói có sách, mách có chứng. Trong cuốn Giai thoại văn chương Việt Nam của tác giả Thái Bạch, NXB Sài Gòn năm 1957 có nói rõ ràng rằng: Sự tích này được ghi cả trong lịch sử của con Hồng cháu Lạc từ đời vua Lê Đại Hành.

  • Năm 907, vua nhà Tống bên Trung Quốc sai sứ là Lý Giác sang. Nghe tiếng họ Lý là người nổi tiếng về văn thơ, vua Đại Hành ta đã liền sai nhà sư Đỗ Pháp Thuận cải trang giả làm lái đò ra đón ở bến đò Sách Giang. 
  • Khi bước chân xuống đò, Lý Giác thấy trên mặt sông có hai con ngỗng liền cao hứng đọc lên hai câu:

    Nga nga lưỡng nga nga,
    Ngưỡng diện hướng thiên nha.

    Tạm dịch:

    Một đôi ngỗng xinh xinh,
    Ngửa mặt nhìn trời thinh.

      
  • Lý Giác vừa đọc xong, (nghĩ bụng mình thật là hay quá đi, nước Nam này làm gì có ai sánh được bằng ta chưa kể hai câu thơ của ta còn là tuyệt tác thế kia) thì anh lái đò đã đọc tiếp ngay rằng:

    Bạch mao phô lục thủy,
    Hồng trạo bãi thanh ba.

    Tạm dịch:

    Lông trắng pha nước biếc,
    Chèo hồng quậy sóng xanh.

     
  • Trời ơi! Không ngờ anh lái đò này lại làm thơ hay hơn cả mình!
  • Họ Lý nghe xong cả thẹn và giựt mình, trên đường đi từ bến Sách Giang đến Tràng An, kinh đô vua Đại Hành, sứ giả của đất con Trời đã không còn dám hiu hiu tự đắc, hay khoe khoang văn tự nữa. Người nước Nam đến cả những anh chèo đò còn tài hoa như vậy, huống chi những người tai mắt ở những nơi miếu đường! :D


Cũng chính lý do này mà Lý Giác phải kính trọng vua Lê Đại Hành cũng như kính trọng vua nhà Tống và rất có cảm tình với Việt Nam ta. Một nước nhỏ, nhưng thật là "văn hiến chi bang"! 

Và, cũng trên đường đi, họ Lý lại còn mến phục cả anh "lái đò", nhận anh là một... làng thơ. Khi tới sứ quán còn làm ngay một bài Đường luật cho anh lái giả để tỏ tâm sự kính trọng nhà vua và mến nước Nam ta. :)

Sự tích này đã cho thấy một sự thật rằng, tuy nền văn học nước ta phải sang đến đời nhà Lý mới có tổ chức và thi cử. Song ngay từ đời Lê Đại Hành, việc học ở trong nước đã thịnh, và đã có những câu thơ rất già dặn, bóng bẩy làm cho nước ngoài phải kính phục. Và các nhà tu hồi đó cũng khác với nhà tu bây giờ vậy!

Trả lời

Nói có sách, mách có chứng. Trong cuốn Giai thoại văn chương Việt Nam của tác giả Thái Bạch, NXB Sài Gòn năm 1957 có nói rõ ràng rằng: Sự tích này được ghi cả trong lịch sử của con Hồng cháu Lạc từ đời vua Lê Đại Hành.

  • Năm 907, vua nhà Tống bên Trung Quốc sai sứ là Lý Giác sang. Nghe tiếng họ Lý là người nổi tiếng về văn thơ, vua Đại Hành ta đã liền sai nhà sư Đỗ Pháp Thuận cải trang giả làm lái đò ra đón ở bến đò Sách Giang. 
  • Khi bước chân xuống đò, Lý Giác thấy trên mặt sông có hai con ngỗng liền cao hứng đọc lên hai câu:

    Nga nga lưỡng nga nga,
    Ngưỡng diện hướng thiên nha.

    Tạm dịch:

    Một đôi ngỗng xinh xinh,
    Ngửa mặt nhìn trời thinh.

      
  • Lý Giác vừa đọc xong, (nghĩ bụng mình thật là hay quá đi, nước Nam này làm gì có ai sánh được bằng ta chưa kể hai câu thơ của ta còn là tuyệt tác thế kia) thì anh lái đò đã đọc tiếp ngay rằng:

    Bạch mao phô lục thủy,
    Hồng trạo bãi thanh ba.

    Tạm dịch:

    Lông trắng pha nước biếc,
    Chèo hồng quậy sóng xanh.

     
  • Trời ơi! Không ngờ anh lái đò này lại làm thơ hay hơn cả mình!
  • Họ Lý nghe xong cả thẹn và giựt mình, trên đường đi từ bến Sách Giang đến Tràng An, kinh đô vua Đại Hành, sứ giả của đất con Trời đã không còn dám hiu hiu tự đắc, hay khoe khoang văn tự nữa. Người nước Nam đến cả những anh chèo đò còn tài hoa như vậy, huống chi những người tai mắt ở những nơi miếu đường! :D


Cũng chính lý do này mà Lý Giác phải kính trọng vua Lê Đại Hành cũng như kính trọng vua nhà Tống và rất có cảm tình với Việt Nam ta. Một nước nhỏ, nhưng thật là "văn hiến chi bang"! 

Và, cũng trên đường đi, họ Lý lại còn mến phục cả anh "lái đò", nhận anh là một... làng thơ. Khi tới sứ quán còn làm ngay một bài Đường luật cho anh lái giả để tỏ tâm sự kính trọng nhà vua và mến nước Nam ta. :)

Sự tích này đã cho thấy một sự thật rằng, tuy nền văn học nước ta phải sang đến đời nhà Lý mới có tổ chức và thi cử. Song ngay từ đời Lê Đại Hành, việc học ở trong nước đã thịnh, và đã có những câu thơ rất già dặn, bóng bẩy làm cho nước ngoài phải kính phục. Và các nhà tu hồi đó cũng khác với nhà tu bây giờ vậy!