[Bạn có biết] Thấy người bị nạn không cứu có khả năng bị phạt tù?
"Điều 132 quy định người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm."
Đây là điều mình mới biết được khi theo dõi vụ tài xế Vinasun va chạm với xe máy tối 25/6, xuống xe mặc kệ nạn nhân giãy dụa kêu cứu tài xế bỏ đi.
Sau đo camera ghi lại thì có 17 xe máy và 1 xe oto đi qua lại và ko có ai dừn lại giúp đỡ 2 nạn nhân
Câu hỏi đặt ra là:
1. Bạn có biết về luật này không?
2. Ngoai tru trach nhiem cua tai xe Vinasun, Bạn có nghĩ 17 xe máy và 1 xe oto qua lại kia có thể bị xử phạt gì không ?
pháp luật
,luật
,luật pháp
,thời sự
,kiến thức chung
Đây là lần đầu tiên mình biết đến điều luật này. Nhưng nói chung thì luật giao thông các kiểu mình và bạn đồng trang lứa cũng không nắm rõ lắm. Chỉ nghĩ là chứng kiến người bị nạn mà ngoảy đi cái một như vậy là không chấp nhận được.
Như mình đây từng chứng kiến tận mắt vài vụ va chạm, và lần nào cũng luôn cố gắng tắt máy xe, khóa cổ...rồi chạy ra giúp. Có thể là giúp dựng xe ng ta dậy, hoặc nhặt đồ đạc bị rơi rớt sau vụ va chạm. Có lần chứng kiến một vụ tai nạn trên đg Xô Viết Nghệ Tĩnh, mình và một số cô chú chủ quán ăn, cafe... ngoài lề đg còn đem nạn nhân vào dán salonpas cho nữa.
Nói chung chưa bàn đến các điều luật, cơ chế xử phạt, cứ chuyện gì nên làm thì chúng ta làm thôi. Còn những ng không chịu xuống giúp có lẽ không phải do vô cảm, mà do sợ. Sợ phiền cái này cái nọ. Cũng là tâm lý dễ hiểu của ng hiện đại, sống trong một thành phố xô bồ.
Lê Hữu Minh Tùng
Đây là lần đầu tiên mình biết đến điều luật này. Nhưng nói chung thì luật giao thông các kiểu mình và bạn đồng trang lứa cũng không nắm rõ lắm. Chỉ nghĩ là chứng kiến người bị nạn mà ngoảy đi cái một như vậy là không chấp nhận được.
Như mình đây từng chứng kiến tận mắt vài vụ va chạm, và lần nào cũng luôn cố gắng tắt máy xe, khóa cổ...rồi chạy ra giúp. Có thể là giúp dựng xe ng ta dậy, hoặc nhặt đồ đạc bị rơi rớt sau vụ va chạm. Có lần chứng kiến một vụ tai nạn trên đg Xô Viết Nghệ Tĩnh, mình và một số cô chú chủ quán ăn, cafe... ngoài lề đg còn đem nạn nhân vào dán salonpas cho nữa.
Nói chung chưa bàn đến các điều luật, cơ chế xử phạt, cứ chuyện gì nên làm thì chúng ta làm thôi. Còn những ng không chịu xuống giúp có lẽ không phải do vô cảm, mà do sợ. Sợ phiền cái này cái nọ. Cũng là tâm lý dễ hiểu của ng hiện đại, sống trong một thành phố xô bồ.
Ghost Wolf
Cái này e biết lâu rồi, cơ mà luật của mình rất mù mờ chung chung, ko có cái gọi là văn bản dưới luật đi kèm thì rất khó áp dụng được.
VD như cái luật trên, thế nào gọi là "thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" thì luật ko ghi rõ. Người ta hoàn toàn có thể nói là chỉ nghĩ là nạn nhân say rượu nằm đó ngủ thôi, hoặc nói là trời tối đi qua ko để ý chẳng hạn cũng chẳng có cơ sở nào để bác bỏ cả.
Đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp, lừa đảo ở khắp nơi, giúp người đôi khi thành ra mua việc vào người, có khi tiền mất tật mang, cứu vật vật trả ơn cứu nhân nhân báo oán càng cũng ko phải là ko có căn cứ. Thế nên nhiều người sẽ chọn thờ ơ vô cảm để được yên thân.
Nguyễn Quang Vinh
Luật này thì mình biết cũng khá lâu. Ngoại trừ chiếc taxi đã "dính" vào tai nạn từ đầu nhưng đi luôn ko nói, còn những trường hợp còn lại khó quy kết trách nhiệm cho họ lắm. Họ có thể bảo ko nhìn thấy hoặc tưởng mấy đứa ngáo đá nằm đó hoặc bất cứ lý do gì khác thì khó mà bảo họ thấy chết ko cứu.
Nói cho ngay thì nguy kịch hay ko, ko phải lướt qua là có thể thấy và xã hội hiện nay, biết bao nhiêu trường hợp cứu người rồi mang họa, bị ng nhà đánh, bị công an gọi lên gọi xuống để phục vụ điều tra, bị bệnh viện chụp lại lấy tiền, bị quy trách nhiệm, thậm chí có ng còn tù oan. Bởi vậy, nhiều ng chọn nhắm mắt ngó lơ cho lành. Tình trạng vô cảm đang bị lên án rất nhiều là vậy.
Ngay như mình vừa rồi, trên đường đi làm qua đoạn đường vắng thì thấy có ông cụ bò sấp dưới đường, lại ngay góc khuất. Mình thấy vậy thì dừng xe đỡ ông lên. Lúc đó thì có 1 chị cũng trong xóm đó đi ngang qua. Hầy, tình ngay lý gian. Nhìn vào lại tưởng mình đi lụi trúng ông. Sau đó thì đi làm về cứ nơm nớp, sợ ông bị tai biến nên té, về ông có chuyện gì thì cả xóm ra chặn đường mình quá. Vậy đó, làm việc tốt mà cũng phải nơm nớp lo sợ, mình ko làm gì sai nhưng ngẫm thấy buồn quá 😂😂
Le Ngoc Lam Dien
Chào bạn,
"Điều 132 quy định người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm."
Ở đây, tôi chỉ trao đổi về khái niệm. Khái niệm "thấy" người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là 1 thuật ngữ mà có thể giải thích rất rộng. Với người 1 người có chuyên môn, hoặc đã có kiến thức về sơ cấp cứu thì các khả năng "thấy" này là có thể, còn với người thường, thì việc "thấy" này rất khó để kết luận, khi bị quy buộc là thấy mà không cứu giúp, bạn hoàn toàn có thể lập luận rằng bạn không hề "thấy" cái điều mà pháp luật yêu cầu. Kế tiếp, "có điều kiện mà không cứu giúp" cũng là 1 khái niệm trừu tượng không kém, như thế nào gọi là "có điều kiện"? Ví dụ có chiếc xe máy, nhưng đó có thể xem là "có điều kiện" để "cứu giúp" không, nếu như nạn nhân bị chấn thương cột sống, mà quả thật, nếu 1 nạn nhân bị chấn thương cột sống thật, thì người thường khó mà "thấy" được điều này, và lúc ấy thì cái phương tiện xe máy kia, cũng không thể là "có điều kiện" để cứu giúp, nếu không muốn nói vác người bị chấn thương cột sống bỏ lên sau cái xe máy và chạy kình kình đi đến bệnh viện thì có khi đến bv thì nạn nhân đã chu du miền cực lạc từ thuở nào!!!
Do vậy, ngoại trừ trường hợp các phương tiện có thể giúp chuyên chở nạn nhân, được cảnh sát giao thông dừng xe, yêu cầu chuyên chở mà từ chối.... dẫn đến hậu quả chết người thì mới có thể truy cứu trách nhiệm hình sự được. Nhưng đây cũng là việc rất khó chứng minh, đòi hỏi phải có kết luận giám định y khoa, chứ không suy luận cảm tính được.