Bạn có biết tại sao có câu: Thứ nhất hậu duệ, thứ nhì quan hệ, thứ ba tiền tệ, thứ tư trí tuệ?

  1. Xã hội

Từ khóa: 

xã hội

Câu nói này chỉ việc con ông cháu cha, ô dù trong xã hội đó b. Dù có quan hệ rộng rãi hay có nhiều tiền bạc đến mấy thì cũng không bằng con ông cháu cha được nâng đỡ lên chức cao. Vì thế, người ta đưa hậu duệ lên đầu bảng tổng sắp là rất có lý. Hậu duệ ở đây, dân gian thường gọi là lớp người thuộc “4c”: “con, cháu các cụ”.

Người Nhật có câu: “Quan hệ tốt coi như đã hoàn thành tới 70% công việc”. Vì thế, quan hệ được xếp ở vị trí thứ hai. Khái niệm quan hệ mà người Nhật nói chủ yếu là quan hệ giao tiếp, ứng xử; nhưng ở Việt Nam chủ yếu lại là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết, thậm chí là quan hệ theo nhóm lợi ích.

Dù giao tiếp, ứng xử giỏi đến mấy; dù có là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết với những cán bộ “cốp” mà thiếu tiền thì nhiều khi cũng không được việc. Vì thế trong câu nói trên, tiền tệ được xếp ở vị trí thứ ba.

Còn trí tuệ, thứ quý giá nhất thì lại xin mời xuống cuối. T biết, có không ít sinh viên học rất giỏi ở các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a,... nhưng không phải là “con, cháu các cụ”; tiền không nhiều; quan hệ lại không rộng rãi, không khôn khéo, hoặc không được những người thân, quen có địa vị cao trong xã hội giới thiệu thì vẫn cứ lang thang, thất nghiệp. Tài năng và trí tuệ của các em chẳng có nghĩa lý gì.

Trả lời

Câu nói này chỉ việc con ông cháu cha, ô dù trong xã hội đó b. Dù có quan hệ rộng rãi hay có nhiều tiền bạc đến mấy thì cũng không bằng con ông cháu cha được nâng đỡ lên chức cao. Vì thế, người ta đưa hậu duệ lên đầu bảng tổng sắp là rất có lý. Hậu duệ ở đây, dân gian thường gọi là lớp người thuộc “4c”: “con, cháu các cụ”.

Người Nhật có câu: “Quan hệ tốt coi như đã hoàn thành tới 70% công việc”. Vì thế, quan hệ được xếp ở vị trí thứ hai. Khái niệm quan hệ mà người Nhật nói chủ yếu là quan hệ giao tiếp, ứng xử; nhưng ở Việt Nam chủ yếu lại là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết, thậm chí là quan hệ theo nhóm lợi ích.

Dù giao tiếp, ứng xử giỏi đến mấy; dù có là quan hệ bà con, họ hàng hay bạn bè thân thiết với những cán bộ “cốp” mà thiếu tiền thì nhiều khi cũng không được việc. Vì thế trong câu nói trên, tiền tệ được xếp ở vị trí thứ ba.

Còn trí tuệ, thứ quý giá nhất thì lại xin mời xuống cuối. T biết, có không ít sinh viên học rất giỏi ở các trường đại học danh tiếng tại Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a,... nhưng không phải là “con, cháu các cụ”; tiền không nhiều; quan hệ lại không rộng rãi, không khôn khéo, hoặc không được những người thân, quen có địa vị cao trong xã hội giới thiệu thì vẫn cứ lang thang, thất nghiệp. Tài năng và trí tuệ của các em chẳng có nghĩa lý gì.

Mình thấy câu nào là kết quả của cả quá trình sống và đúc kết kinh nghiệm của xã hội loài người và mình thấy đúng cả xưa và nay. Câu nói này gắn với thực tế xã hội mà con người vẫn hay nhận thấy thôi. Nhất thì con ông cháu cha, thứ 2 là có cho mình những mối quan hệ cực kì chất lượng, thứ 4 là tiền và tiếp là trí tuệ. Đây là những yếu tố làm nên thành công của mỗi người:>

Câu này là chỉ các tiêu chí xét duyết để đề bạt, bổ nhiệm, tuyển chọn cán bộ. Trong xã hội đã lưu truyền câu vè:

“Thứ nhất quan hệ/Thứ nhì tiền tệ/Thứ ba hậu duệ/Thứ tư trí tuệ”.

Thật ra, câu vè này còn có tới mấy dị bản.

  • Dị bản 1, “Thứ nhất tiền tệ/Thứ nhì hậu duệ/Thứ ba đồ đệ/Thứ tư trí tuệ”.
  • Dị bản 2, “Thứ nhất hậu duệ/Thứ nhì quan hệ/Thứ ba tiền tệ/Thứ tư trí tuệ”.

Đáng nói là ở tất cả các dị bản, trí tuệ đều bị xếp ở cuối bảng tổng sắp. Trong công tác cán bộ, nếu chỉ dựa vào "quan hệ, hậu duệ, tiền tệ" để bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường.