[Bạn có biết] Số vạch trên đũa tre dùng 1 lần chính là số lần chúng đã được tái chế?

  1. Sức khoẻ

Đây là điều mà mình vừa tình cờ biết được, trong một cuộc trò chuyện với vài người đồng nghiệp gần đây. Theo đó thì số vạch trên những chiếc đũa tre (mà chúng ta thường được cho kèm khi gọi đồ ăn take-away) thể hiện số lần mà những đôi đũa này đã được tái chế.

Ví dụ trong hình phía dưới, từ trái sang, các đôi đũa này lần lượt được tái chế 0 lần (không có vạch), tái chế lần thứ hai (2 vạch), lần thứ ba (3 vạch).

Quan trọng hơn là, người ta khuyến cáo: nên tránh sử dụng các đôi đũa đã qua tái chế nhiều lần. Bởi chúng đã bị tẩm vào không ít hoá chất có thể gây hại cho sức khoẻ người dùng.

Bạn đã biết điều này chưa? Sau khi biết rồi bạn có còn muốn sử dụng đũa tre không, nhất là những đôi đã qua tái chế? Mình là mình thấy ớn rồi đó...

asd
Từ khóa: 

đũa tái chế

,

đũa tre

,

tái chế

,

hoá chất độc hại

,

ăn uống

,

sức khoẻ

Ôi vụ này giờ mình mới biết đấy. Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé. Cơ mà dù biết nó độc hại thì chắc vẫn cứ dùng thôi. Vì nó quá tiện heh heh 😆 Đùa chứ nghe nói bên Nhật bây giờ người ta có thìa và đũa organic ăn được đấy ạ. Nếu loại đấy mà được sản xuất đại trà thì chắc mình sẽ chuyển hẳn sang sử dụng.

undefined

(Không phải mình quảng cáo pr bán hàng gì đâu nhé, thấy hay mình share thôi heh heh). Trang web của họ:

Trả lời

Ôi vụ này giờ mình mới biết đấy. Cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé. Cơ mà dù biết nó độc hại thì chắc vẫn cứ dùng thôi. Vì nó quá tiện heh heh 😆 Đùa chứ nghe nói bên Nhật bây giờ người ta có thìa và đũa organic ăn được đấy ạ. Nếu loại đấy mà được sản xuất đại trà thì chắc mình sẽ chuyển hẳn sang sử dụng.

undefined

(Không phải mình quảng cáo pr bán hàng gì đâu nhé, thấy hay mình share thôi heh heh). Trang web của họ:

Cái này bên Nhật, Hàn thì còn nghe có lý. VN thì chắc chắn là fake news.

Ai quy định, ai quản lý, ai kiểm tra, dây chuyền hoạt động thế nào (thu gom, phân loại, làm sạch, gia công, đóng gói, kiểm tra chất lượng,...), ngay cả lợi ích kinh tế.

VN là xứ tre. Vào Google bạn có thể thấy, 1 đôi đũa gỗ dùng 1 lần hàng xuất khẩu chỉ có 1.5k, đũa tre thì ôi thôi 4k/1 bịch 20-25 đôi, chi phí bỏ ra cho cả quá trình so với làm mới có vẻ tốn công hơn nhiều. Nên việc thu gom, tái chế rồi còn khắc thêm 1 vạch là điều khó có thể xảy ra, ít nhất là ở VN.

Còn thực tế thì mình dùng khá nhiều và hầu như thấy toàn loại 2 vạch. Đũa này thường dùng trong các đám tiệc, đối với khăn ướt thì thấy còn giặt và tái chế nhưng với đũa thì dồn cả vào sọt rác, kể cả bao đựng đũa. Và nếu có dịp ghé qua bãi rác thì cũng sẽ thấy rất nhiều chiếc đũa tre nằm đầy ra đó, xen lẫn là màu đỏ sọc sọc của cái bao đựng đũa.

Vậy thì mình nghĩ, cái vạch chỉ là thứ trang trí trên chiếc đũa để ng dùng đỡ nhầm lẫn đầu và đuôi mà thôi. Còn mấy bài báo viết về vạch tái chế là ng ta nói ở Nhật kia. Chứ VN thì còn lâu nhé 😁😁

Bạn có thể nêu ra tài liệu nào quy định việc này không, vì mình thấy đũa tre có rất nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, và việc bạn kể là nói chuyện với bạn khiến mình chưa xác thực được thông tin trên.