Bạn có biết những định kiến nào về phụ nữ vẫn tồn tại trong xã hội bây giờ không?
E thấy rất thắc mắc khi bây giờ người ta luôn nói rằng phải đẩy lùi định kiến, xã hội phải công bằng văn minh, mọi người bình đẳng như nhau. Nhưng khi gặp một cô gái trên 30 mà chưa chồng con thì ít nhiều người ta lại nhận xét là cô gái ấy kém may mắn, tiền nhiều để làm gì khi không lấy chồng sinh con. Tại sao trong xã hội hiện đại, suy nghĩ của nhiều người vẫn cổ hủ như vậy? mn còn biết những định kiến nào khác về phụ nữ không?
định kiến xã hội
,xã hội
Chỗ mình đàn ông đàn bà gì mà không kết hôn bị nói hết. Bà mình hay bảo Chúng mày ở nhà làm bà cô, ông mãnh à.
Ngày trước mình kiểu muốn làm chiến thần công lý, lên mạng đáp trả những định kiến ấy. Nhưng giờ mình bình tĩnh hơn, bởi càng tìm thì mình thấy định kiến tồn tại là có lý do. Nó sẽ song hành, móc nối loằng tà ngoằng với một định kiến khác.
"Suy cho cùng, sự thiệt thòi của phụ nữ cũng lại chính là gánh nặng của đàn ông.
- Nếu đàn ông không bị áp lực phải mạnh mẽ, phụ nữ sẽ không có áp lực phải gọt mình đến gọi dạ bảo vâng.
- Nếu đàn ông không bị áp lực thành anh hùng, phụ nữ sẽ không có áp lực phải nép mình thành giai nhân nương nhờ quân tử.
- Nếu đàn ông không bị áp lực phải là người kiếm tiền, phụ nữ sẽ không có áp lực phải ép mình thành bà nội trợ.
- Nếu đàn ông không bị áp lực phải là người thành đạt, phụ nữ sẽ không có áp lực giới hạn mình thành kẻ hỗ trợ sân sau, làm chức phó, làm nền cho đàn ông ở nhiệm sở"
(Trích bài viết Làm đàn ông thật khổ, PGS.TS. Nguyễn Phương Mai)
Đây là đoạn giới thiệu page Hoán đổi giới tính. Mình chưa đọc bài viết của cô Mai, đây cũng không hoàn toàn là ý mình muốn nói. Nhưng mà cũng phần nào minh họa ý tưởng của mình.
Mèo ngớ
Chỗ mình đàn ông đàn bà gì mà không kết hôn bị nói hết. Bà mình hay bảo Chúng mày ở nhà làm bà cô, ông mãnh à.
Ngày trước mình kiểu muốn làm chiến thần công lý, lên mạng đáp trả những định kiến ấy. Nhưng giờ mình bình tĩnh hơn, bởi càng tìm thì mình thấy định kiến tồn tại là có lý do. Nó sẽ song hành, móc nối loằng tà ngoằng với một định kiến khác.
"Suy cho cùng, sự thiệt thòi của phụ nữ cũng lại chính là gánh nặng của đàn ông.
(Trích bài viết Làm đàn ông thật khổ, PGS.TS. Nguyễn Phương Mai)
Đây là đoạn giới thiệu page Hoán đổi giới tính. Mình chưa đọc bài viết của cô Mai, đây cũng không hoàn toàn là ý mình muốn nói. Nhưng mà cũng phần nào minh họa ý tưởng của mình.
Trường Nguyễn
Sao mọi người chỉ nghĩ con gái mới bị định kiến vậy. Đàn ông cũng chịu đầy định kiến ra. Chính việc mọi người cho rằng phụ nữ chịu thiệt thòi hơn đàn ông là một định kiến rồi đấy.
Cứ bảo con gái là phải chịu khổ này nọ, bị đánh giá vì nhiều chuẩn mực. Đàn ông cũng thế thôi. Tk nào thử đi không thăng, nói không vang, làm không giỏi xem. Lại bị gọi là đàn bà, vô dụng. Nói chung thì đừng nghĩ xã hội bây giờ bất công với riếng phụ nữ. Na hay nữ thì cũng đều có cái khổ thôi. Muốn bớt định kiến thì nghĩ thoáng ra, chứ cứ đi soi từng cái định kiến một thì bản thân b đang mang định kiến rồi ha 🙂
Thảo Tồ
Minh Lý
Mk thấy định kiến vớ vẩn nhất mà vẫn có ở xã hội bây giờ là việc Con gái lớn tuổi không lấy chồng thì bị coi là bà cô già, là bất hạnh. Còn đàn ông lấy vợ muộn thì được gọi là bận lo cho sự nghiệp, cho tổ ấm tương lai.
Mk thấy phụ nữ thời bây giờ giỏi lắm. Nhất là những bạn lấy ck muộn. Mk thấy không phải các bạn ế đâu, mà là do các bạn giỏi nên kén ck hơn ý. Ngày xưa mình lấy ck lấy 29 tuổi, bố mẹ giục ầm ĩ, cứ sợ con gái quá lứa nhỡ thì rồi không ai thèm rước. Nhưng mình không bao giờ sợ điều đó. Khi mk dành nhiều thời gian độc thân để phát triển bản thân, chăm lo cho bản thân thì ắt sau này mk cũng sẽ gặp những người cùng tần số giống mk. Xã hội hiện tiên tiến rồi, giờ chẳng ai còn để ý đến tuổi tác của con gái hay con trai nữa ý. Người hiện đại để quan tâm về giá trị của nửa kia thôi. Hỏi thật, bây giờ bạn có muốn lấy ck lúc 22 tuổi, làm một bà mẹ bỉm sữa không có gì trong tay. Hay bạn muốn pahts triển sự nghiêp, tự do tài chính rồi đợi 1 người chồng cũng có chí hướng giống mk, sau đó cả hai cùng ổn định ở ngưỡng 30 tuổi hoặc thậm chí là hơn ?
Huyen Trang
Rukahn
Định kiến phụ nữ không thể làm trụ cột kinh tế, làm chủ gia đình tồn tại không chỉ bởi sự cố chấp đàn ông mà cả bởi sự bảo đảm từ phụ nữ
Thái Lương Phú