Bạn có biết nghĩa của các chữ trên vàng mã?
Nhân dịp nhà nước đang vận động bỏ tục lệ đốt vàng mã, chúng ta cùng nhìn lại một chút về vấn đề này.
Tục đốt vàng mã cho người đã mất vào các dịp giỗ, Tết, đặc biệt là dịp rằm tháng riêng vốn là nét văn hóa lâu đời của dân tộc ta. Tuy vậy ngày nay nét văn hóa này đã bị biến tướng đi rất xa khỏi gốc rễ ban đầu và ý nghĩa của nó.
Xuất phát từ phong tục tùy táng (chôn cất cùng với các đồ vật dụng khi còn sống) với quan niệm "trần sao âm vậy", người xưa quan niệm rằng dưới âm phủ cũng cần tiền vàng. Vàng mã là những loại giấy tiền in các bài kinh văn siêu độ cho vong linh. Tuy nhiên, việc sử dụng loại giấy tiền mô phỏng tiền tệ hiện đại và các vật dụng công nghệ như xe máy, điện thoại, máy tính bảng nên đã làm mất đi phần nào ý nghĩa thiêng liêng của việc đốt giấy tiền ban đầu.
Khi đốt cần đốt từ tốn, và đọc tên người đã mất cũng như đọc kinh trên tờ tiền. Cách đốt vàng mã hiện đại theo kiểu đốt cho có, ném cả đống vào lò là không đúng cách.
văn hóa
qua đây mình có thể thấy, sự thay đổi biến tướng của vàng mã theo năm tháng, cũng chứng minh một điều lịch sử không hề chính xác, truyền miệng, ghi chép từ 1 có thể thành 10.
Người ẩn danh
qua đây mình có thể thấy, sự thay đổi biến tướng của vàng mã theo năm tháng, cũng chứng minh một điều lịch sử không hề chính xác, truyền miệng, ghi chép từ 1 có thể thành 10.
DOIMAT
Vũ Ngọc
tờ màu đen dòng chữ trên đầu là "Nam Mô A Di Đà Phật", hình vẽ thì có vẻ như là một loại vàng mã giấy phù dùng để cúng dâng sao giải hạn.
tờ màu vàng bên trái xuống lần lượt là Lăng Nghiêm tâm chú, Hoa Nghiêm kinh giải, Giải Oan thần chú, bên phải xuống lần lượt là Chuẩn Đề thần chú, Quán Âm thần chú, Vãng Sanh thần chú.
đọc được hết mấy chữ trên tờ giấy tiền này và còn phải đọc tận 3 lần thì cũng lâu phết nhỉ?.. thôi hoá hết cho nhanh 🤣