Bạn có biết hết biệt danh các nước trên thế giới không?
Mình chỉ biết đến 1 số biệt danh quen thuộc như "Xứ sở hoa anh đào", hay "Xứ sở kim chi", còn lại các nước khác không biết có những biệt danh gì thú vị nữa nhỉ?
văn hóa
Tây Ban Nha: Xứ Sở bò tót
Lào: Xứ sở vạn tượng
Thái Lan: Xứ sở chùa Vàng
Nga: Xứ sở bạch dương
Hình như nước Mỹ có biệt danh là Uncle Sam thì phải...
Nội dung liên quan
Huyền Trân
Tây Ban Nha: Xứ Sở bò tót
Lào: Xứ sở vạn tượng
Thái Lan: Xứ sở chùa Vàng
Nga: Xứ sở bạch dương
Hình như nước Mỹ có biệt danh là Uncle Sam thì phải...
Đặng Lê Anh Khoa
1. Lục địa thứ 8
Lục địa thứ 8 là biệt danh của Madagascar (Cộng hòa Madagascar), một đảo quốc ở ngoài khơi bờ biển hướng Đông Nam châu Phi, thuộc Ấn Độ Dương. Nơi đây có hệ động thực vật đặc hữu, phát triển độc lập với phần còn lại của Trái Đất.
Gần 80% loài thực vật ở đây bạn sẽ không tìm thấy nó ở bất cứ nơi nào khác. Đây cũng là nguyên nhân khiến đảo quốc Madagascar có biệt danh là “lục địa thứ 8”.
2. Vùng đất thi nhân
Vùng đất thi nhân là biệt danh của Chile bởi đây là nơi khai sinh ra vô số những thiên tài văn học và kho tàng văn chương đồ sộ. 2 trong số đó là Pablo Neruda và Gabriel Garcia Marquez, hai nhà thơ được công nhận là “nhà thơ xuất sắc nhất thế kỷ XX” và nhận giải thưởng Nobel.
3. Xứ sở nghìn hồ
Đây là biệt danh được đặt cho Phần Lan, một trong các quốc gia có nhiều hồ nhất thế giới với 187.888 hồ nước.
4. Xứ sở Samba
Xứ sở Samba là biệt danh của Brazil, đất nước nổi tiếng với những vũ công mặc trang phục màu sắc sặc sỡ nhảy vũ điệu Samba trong lễ hội Carnival ở Rio de Janeiro vào tháng 2 hàng năm.
5. Đảo quốc sư tử
Singapore không có sư tử nhưng quốc gia nhỏ nhất Đông Nam Á này lại được gọi là “Đảo quốc sư tử” vì đó là biểu tượng của nước này (trước đây quốc gia này có tên là Singa Pura - thành phố Sư tử).
6. Vùng đất Rồng Sấm - Druk Yul
Vùng đất Rồng Sấm - Druk Yul là biệt danh của Bhutan, một quốc gia nằm ở phía đông Himalaya và không giáp biển. Biệt danh này là do Bhutan luôn bị tấn công bởi các cơn bão dữ dội và khắc nghiệt. Quốc vương của Bhutan có hiệu là Druk Gyalpo – “Quốc vương Rồng Sấm”.
7. Vùng đất của bầu trời xanh
Đây là biệt danh của Mông Cổ, một quốc gia thuộc châu Á với mật độ dân cư thưa nhất thế giới. Biệt danh Vùng đất của bầu trời xanh là do quốc gia này được hưởng hơn 250 ngày nắng trong 1 năm. Tuy nhiên, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, nắng nóng vào mùa hè, còn mùa đông thì nhiệt độ có thể giảm sâu đến -30 độ C.
8. Uncle Sam – Chú Sam
“Uncle Sam” là biệt danh của nước Mỹ, được đặt từ năm 1813. Trong cuộc chiến năm 1812, Samuel Wilson – một người kiểm tra và cung cấp thịt hộp cho quân đội Mỹ đã đóng lên trên các thùng thịt chữ “U.S.” – viết tắt của “United States”. Nhưng những người lính đã gọi lệch đi thành “Uncle Sam” – Chú Sam. Sau đó, các tờ báo địa phương cũng sử dụng từ này và cuối cùng nó trở thành biệt danh của Hoa Kỳ.
9. Xứ sở của bình minh tươi mát
Ngoài “xứ sở kim chi” thì Hàn Quốc còn có một biệt danh khác là “xứ sở của bình minh tươi mát”. Hoàng đế Chu Nguyên Chương (Trung Quốc) đã gọi đất nước Hàn Quốc là “Chaohsien” nghĩa là “vẻ tươi mát vào buổi sáng sớm”.
10. Hòn đảo ngọc lục bảo
Đây là biệt danh của Ireland, quốc đảo có hình lòng chảo được nhà nhà thơ William Drennan đặt trong “When Erin first rose”.
Ireland có lượng mưa dồi dào do tiếp giáp với Đại Tây Dương nên có thảm thực vật rất phát triển mạnh và đầy sức sống.
11. Vùng đất lửa và băng
Cộng hòa Iceland có biệt danh là “Vùng đất lửa và băng” hay “Xứ sở băng đảo”. Nguyên nhân là do Iceland cùng tồn tại 2 thái cực trái ngược nhau,nóng và lạnh, lửa và băng, nham thạch và gió tuyết. Nơi đây vừa là vùng đất hẻo lánh, lạnh lẽo gồm nhiều sông và núi băng do Iceland nằm giữa Đại Tây Dương, tiếp giáp với vòng cực Bắc. Iceland cũng nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương nên nơi đây còn có nhiều suối nước nóng, núi lửa và nguồn địa nhiệt khổng lồ.
12. Vương quốc Socola
Bỉ, đất nước luôn nằm trong danh sách những nước sản xuất socola nổi tiếng nhất thế giới. Vì vậy, hoàn toàn dễ hiểu khi đất nước này được đặt biệt danh là Vương quốc Socola.
13. Xứ sở phù tang
Ngoài biệt danh “đất nước mặt trời mọc”, Nhật Bản còn được gọi là “đất nước phù tang”, “Xứ sở phù tang”. Theo “Chuyện Đông chuyện Tây” có ghi, phù tang là một cây dâu rỗng lòng xuất hiện trong truyền thuyết của Nhật Bản.
15. Xứ sở cầu vồng
Xứ sở cầu vồng là biệt danh của Nam Phi. Nguyên nhân là do tại Nam Phi, nạn phân biệt sắc tộc từng diễn ra rất nghiêm trọng nhưng hiện nay đất nước này đã trở thành một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc và đa tôn giáo.
16. Xứ sở vạn tượng
Biệt danh “xứ sở vạn tượng” hay đất nước triệu voi được dùng để nói về Lào, đất nước từng là nơi sinh sống của rất nhiều voi.
Vào năm 1354, vua Phà Ngừm đã đặt tên cho Vương quốc Lào là Lan Xang, nghĩa là “triệu voi”.
17. Giỏ bánh mì của châu Âu
Ukraine với đất đai màu mỡ, cánh đồng lúa mì trải dài là quốc gia xuất khẩu nhiều thực phẩm và lúa mì cho châu Âu nhất nên được gọi là “Giỏ bánh mì của châu Âu”.