[Bạn có biết] Ghi chép của nước ngoài về vua Gia Long?
"Vua Nam Hà, bị đánh đuổi, lẩn trốn, rồi trở lại đất mình.
Lại bị đuổi đánh, lại trở về.
Bao lần thắng, bại, cuối cùng khôi phục được ngai vàng, nhờ quyền thừa kế, nhờ sức chinh phục.
Quan trọng hơn, ông thâu tóm cả Bắc Hà, và như thế trong vùng bán đảo Ấn Độ, ngoài cõi sông Hằng, một cường quốc chưa bao giờ lớn như thế xuất hiện.
Qua bao thăng trầm trôi nổi, ta đã thấy một bên là những ý đồ thâm sâu phối hợp như thế, những bất trung bất nghĩa quỷ quyệt như thế, những mưu lược cả gan, kỳ lạ như thế, những cảnh tượng bi đát và tàn nhẫn như thế.
Bên còn lại là sự can đảm chống lại những bất hạnh như thế, một thiên tài ngoại khổ như thế, và cuối cùng đưa đến một kết quả bất ngờ, không liên quan với những gì đã xảy ra trước đó như thế: thống nhất sơn hà.
Từ những biến cố này, nổi bật lên một dấu ấn phi thường, không giống bất cứ lịch sử của một xứ nào, của một thế kỷ nào, dù là cổ xưa hay hiện đại."
(Trích "Exposé statistique du Tonkin, de la Cochinchine", bá tước Jean-Baptiste de Montyon)
lịch sử
Mình có đọc quyển của cô Thụy Khuê, thấy các ghi chép lịch sử của người Pháp rất kính trọng và ngưỡng mộ vua Gia Long. Sách sử rất hay nói về việc vua Gia Long nhờ người Pháp mà đánh bại được Tây Sơn, thống nhất giang sơn. Nhưng theo cô Thụy Khuê, bằng những chứng cứ lịch sử khách quan từ phía chính những người Pháp thì những đóng góp của người Pháp cả về lực lượng lẫn cố vấn là rất ít. Lộc nghĩ sao về điều này ?
09742xxxxx
Mình có đọc quyển của cô Thụy Khuê, thấy các ghi chép lịch sử của người Pháp rất kính trọng và ngưỡng mộ vua Gia Long. Sách sử rất hay nói về việc vua Gia Long nhờ người Pháp mà đánh bại được Tây Sơn, thống nhất giang sơn. Nhưng theo cô Thụy Khuê, bằng những chứng cứ lịch sử khách quan từ phía chính những người Pháp thì những đóng góp của người Pháp cả về lực lượng lẫn cố vấn là rất ít. Lộc nghĩ sao về điều này ?