Bạn có biết đến căn bệnh ''dị ứng sóng Wifi'' chưa?
Sóng wifi, Internet, công nghệ 5G, sóng điện từ...
Những thứ trên có thể nói đều ''không màu, không mùi, không vị'', nhưng chúng có vô hình như chúng ta nghĩ? Nhất là gần đây, trên thế giới đã xuất hiện một vài ca bệnh mà người bệnh được cho là bị ''dị ứng sóng Wifi''!!
Trong những ca này, người bệnh thường mô tả là gặp những triệu chứng bất thường đến từ cơ thể. Như một người phụ nữ tên Rosi Gladwell (người Anh) mô tả rằng bà luôn có cảm giác giống như bị ''kim đâm vào da thịt'' khi lại gần bất cứ khu vực nào được phủ sóng wifi. Bà cũng như các bác sĩ rất quan ngại rằng trong tương lai, liệu khi công nghệ 5G bao phủ toàn cầu, triệu chứng của bà có trở nên nghiêm trọng hơn?
Hay như cô bé Jenny Fry, 15 tuổi (cũng từ Anh) được kết luận là bị các triệu chứng về bàng quang do tiếp xúc với sóng điện từ. Cô bé đã treo cổ tự tử vào năm 2015 vì không chịu nổi những ảnh hưởng đến từ sóng điện từ. Vậy những thứ tưởng như vô hình này lại có ảnh hưởng rất trực tiếp tới cơ thể chúng ta!! Việc phát triển công nghệ rồi sẽ còn tạo ra những hệ quả nào khác đây?
Liệu các bạn còn tôn thờ sóng wifi sau những trường hợp này?
công nghệ
,5g
,sóng wifi
,khoa học
Mọi thứ đều tác động đến cơ thể sinh vật, không ít thì nhiều. Ngay cả việc bạn đang hít thở thì bụi trong không khí cũng đang ảnh hưởng đến bạn.
Nhưng nếu dùng vài trường hợp (tạm cho là có thật) để dẫn chứng cho những sự ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe thì chưa hợp lý.
Các trường hợp trên chỉ là do cơ thể quá mẫn cảm với 1 tác động từ bên ngoài cụ thể là sóng điện từ ở dải viba. Nếu nói những ng đó bị tác động thì chúng ta cũng bị tác động là không sai. Nhưng nếu nói họ bị tác động và tác động đó gây hại đối với chúng ta giống như với họ thì không đúng. Nếu lập luận như vậy thì nên đem nhận nước hết chó mèo, đốn hết thực vật có hoa đi, vì số ca dị ứng chó mèo hay phấn hoa còn nhiều gấp biết bao nhiêu con số 2 ở trên.
Mình không phải thần tượng gì wifi, nhưng có 1 mức gọi là "ngưỡng an toàn", cường độ, công suất của sóng dưới ngưỡng đó thì tác động không ảnh hưởng đến chúng ta (Nếu ko công nhận thì đừng ra đường vào ban ngày vì tia UV còn độc gấp mấy lần sóng viba). Các nhà sản xuất tất nhiên phải lưu ý đến ngưỡng này và sản phẩm của họ sẽ ở 1 mức công suất đảm bảo ko ảnh hưởng đến con người. Tất nhiên ngưỡng này phải có nghiên cứu chứ ko phải nói suông.
Phát triển sẽ đi kèm đánh đổi và cải tiến. Nếu con người sợ điện giật chết, sợ từ trường trong dây dẫn có điện ảnh hưởng đến thần kinh thì giờ này phổi chúng ta đang đầy muội than vì khói dầu mù u rồi.
Và cái hình minh họa. Tại sao sóng điện từ luôn đi kèm với với biểu tượng phóng xạ? Xin nói lại về tia phóng xạ từ chương trình lớp 12: tia phóng xạ có 3 loại chính là alpha, beta, gamma ngoài ra còn có các dòng neutron, neutrino. Sóng điện từ chỉ có 1 loại tia phóng xạ là tia gamma, nhưng tia gamma có bước sóng cực ngắn, tần số cực cao và mang năng lượng lớn. Tia có bước sóng dài hơn, ít năng lượng hơn, ít nguy hiểm hơn giảm dần là tia X, rồi đến tia cực tím (UV), ánh sáng khả kiến: tím>chàm>lam>lục>vàng>cam>đỏ, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến (lò vi sóng, wifi, 2-3-4-5G, sóng truyền hình, điện thoại, radio, bộ đàm,....). Vậy thì sao có thể xem nó là phóng xạ?
Nguyễn Quang Vinh
Mọi thứ đều tác động đến cơ thể sinh vật, không ít thì nhiều. Ngay cả việc bạn đang hít thở thì bụi trong không khí cũng đang ảnh hưởng đến bạn.
Nhưng nếu dùng vài trường hợp (tạm cho là có thật) để dẫn chứng cho những sự ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe thì chưa hợp lý.
Các trường hợp trên chỉ là do cơ thể quá mẫn cảm với 1 tác động từ bên ngoài cụ thể là sóng điện từ ở dải viba. Nếu nói những ng đó bị tác động thì chúng ta cũng bị tác động là không sai. Nhưng nếu nói họ bị tác động và tác động đó gây hại đối với chúng ta giống như với họ thì không đúng. Nếu lập luận như vậy thì nên đem nhận nước hết chó mèo, đốn hết thực vật có hoa đi, vì số ca dị ứng chó mèo hay phấn hoa còn nhiều gấp biết bao nhiêu con số 2 ở trên.
Mình không phải thần tượng gì wifi, nhưng có 1 mức gọi là "ngưỡng an toàn", cường độ, công suất của sóng dưới ngưỡng đó thì tác động không ảnh hưởng đến chúng ta (Nếu ko công nhận thì đừng ra đường vào ban ngày vì tia UV còn độc gấp mấy lần sóng viba). Các nhà sản xuất tất nhiên phải lưu ý đến ngưỡng này và sản phẩm của họ sẽ ở 1 mức công suất đảm bảo ko ảnh hưởng đến con người. Tất nhiên ngưỡng này phải có nghiên cứu chứ ko phải nói suông.
Phát triển sẽ đi kèm đánh đổi và cải tiến. Nếu con người sợ điện giật chết, sợ từ trường trong dây dẫn có điện ảnh hưởng đến thần kinh thì giờ này phổi chúng ta đang đầy muội than vì khói dầu mù u rồi.
Và cái hình minh họa. Tại sao sóng điện từ luôn đi kèm với với biểu tượng phóng xạ? Xin nói lại về tia phóng xạ từ chương trình lớp 12: tia phóng xạ có 3 loại chính là alpha, beta, gamma ngoài ra còn có các dòng neutron, neutrino. Sóng điện từ chỉ có 1 loại tia phóng xạ là tia gamma, nhưng tia gamma có bước sóng cực ngắn, tần số cực cao và mang năng lượng lớn. Tia có bước sóng dài hơn, ít năng lượng hơn, ít nguy hiểm hơn giảm dần là tia X, rồi đến tia cực tím (UV), ánh sáng khả kiến: tím>chàm>lam>lục>vàng>cam>đỏ, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến (lò vi sóng, wifi, 2-3-4-5G, sóng truyền hình, điện thoại, radio, bộ đàm,....). Vậy thì sao có thể xem nó là phóng xạ?