Bạn có biết cách làm phỏng vấn hiệu quả thế nào không?
Trường mình ra bài kêu mình phỏng vấn người khác về quan điểm của họ về xã hội, mình chọn chủ đề hệ thống giáo dục VN. nhưng mình không biết làm gì, mọi người giúp mình đc không??
phỏng vấn
,kỹ năng mềm
*Hít một hơi thật sâu và ngồi xuống ghế* rồi bài này dài.
Mình đã từng làm nhiều bài khảo sát và phỏng vấn nhiều. Mặc dù mình không hẳn là chuyên gia, nhưng mình có thể chia sẻ cho bạn những gì mình biết.
Mục lục:
- Thể loại phỏng vấn.
- Chuẩn bị phỏng vấn.
- Tác phong phỏng vấn.
- Soạn thảo phỏng vấn.
---------------------------------------------------------------------------------
Thể loại phỏng vấn.
Có tổng cộng hai thể loại phỏng vấn chính:
- Phỏng vấn lập khuông: còn được gọi là khảo sát, thể loại này cho tất cả người được hỏi một loạt câu hỏi y chang nhau. Mang tính khuông khổ hơn. Cần kỹ năng phân phối và kiến thức về xã hội. Phù hợp với phỏng vấn số đông, hàng loạt.
=> Ưu điểm: Có thể phỏng vấn nhiều người. Làm có thể so sánh và phân loại giữa các kết quả với nhau. Tốt hơn trong việc tô lên một bức ảnh rộng hơn về khu vực đó.
=> Nhược điểm: Như tên gọi, thể loại này không thể đi sâu vô mỗi cá nhân. Khử nhân tính, khó hiểu sâu vô trạng thái, tình hình và những thứ đã đưa họ đến câu trả lời đó.
- Phỏng vấn tự do: đây là thể loài đa số người liên tưởng tới khi nói về phỏng vấn. Hỏi một cá nhân về đời tư, chuyên môn, quan niệm, kiến thức/hiểu biết, mong muốn, và quá khứ của họ. Mang tính cá nhân hơn. Cần kỹ năng linh hoạt và hiểu biết về con người. Phù hợp với phỏng vấn diện nhỏ.
=> Ưu điểm: Cho bạn khả năng đi sâu vô nhân vật của mỗi người và cái tình người mạnh hơn. Không còn bị ràng buộc và cho bạn một tầm nhìn chi tiết hơn về những gì bạn đang nghiên cứu.
=> Nhược điểm: Những gì họ nói chỉ có thể là từ họ và cho họ, họ là đại diện của bản thân họ và chỉ họ mà thôi. Và câu nói của một người không nghĩa là ý kiến của số đông. Không thể so sánh một cách chân thực và chính xác. Câu trả lời dài khó khiến ta cho nó vào ô vuông này màu sắc kia.
---------------------------------------------------------------------------------
Chuẩn bị phỏng vấn.
Về thể loại phỏng vấn lập khuông hay còn được gọi là khảo sát thì mình đã làm một bài tương tự rồi.
Nên bây giờ mình sẽ nói thêm về phỏng vấn tự do. Trong thể loại này bạn sẽ dành một thời gian và sức lực trên một cá nhân, và vì thế bạn nên tìm hiểu về họ nếu có thể.
Với thể loại phỏng vấn lập khuông thì cứ như là bạn đang phân phối lương thực cho người tị nạn vậy, bạn quan tâm về họ nhưng có quá nhiều người nên bạn cũng phải đơn giản hoá đồ ăn. Còn với thể loài này thì bạn là một đầu bếp riêng, nấu ăn cho ít người và vì thế các câu hỏi được hỏi cũng phải phức tạp và đa tầng hơn.
Bản câu hỏi mà bạn đặt thì nên có những đặc tính này:
+ Mơ hồ. Để bạn có thể linh hoạt hơn khi phỏng vấn.
+ Nên có những chi tiết riêng cho mỗi người tuỳ vào hiểu biết của bạn về họ. Vì đây là tự do nên bạn phải tận dụng cơ hội này để đào sâu, hỏi chung chung thì chưa đủ.
+ Câu hỏi dự phòng. Vì bạn không bao giờ biết họ sẽ trả lời những gì, nên có thể để những câu hỏi dự phòng để hỏi thêm. Thường là: "Anh có thể cụ thể hơn về [một điều ảnh mới nói] được không?"
Bạn sẽ hỏi "Tại sao" nhiều.
Mục đích của dạng phỏng vấn này là để bạn đào sâu vào nhân vật của mỗi người và hút hết tất cả kiến thức và thông tin bạn có thể lấy được trong khoảng thời gian ấy.
Còn phỏng vấn người nổi tiếng thì sao? Thì rất quan trọng việc nghiên cứu về chủ đề và người bạn phỏng vấn kỹ càng.
Trong bản tin này, nó nói về một vụ khá nổi tiếng khi mà ca sĩ Adele đến tham dự một cuộc phỏng vấn về albulm cô. Nhưng người phỏng vấn nói: "Tôi chưa nghe bài nào trong albulm của cô cả." Thế là cô ca sĩ nói: "Thì anh nghe đi rồi phỏng vấn tôi."
Mình không phải fan cuồng của Adele, nhưng sự việc này quá vô trách nhiệm, thiếu tôn trọng, và thiếu chuyên nghiệp từ phía anh MC. Công sức một người ca sĩ làm một albulm có thể mất tới một thập kỷ. Mà việc nghe thôi chỉ mất mấy tiếng là cùng mà anh cũng không làm được???
---------------------------------------------------------------------------------
Tác phong phỏng vấn.
Để có một cuộc phỏng vấn thoải mái và gần gũi, nơi mà bên kia không ngại hoặc phiền khi nói chuyện, chia sẻ, và đòng góp kiến thức với bạn là một thứ nên có khi làm phỏng vấn. Nếu bạn chỉ hỏi người thân thì bước này có vẻ sẽ không quá cần thiết nhưng nếu nói chuyện với người lạ thì khác.
Đầu tiên, theo mình, bạn nên chuẩn bị sẵn đồ ghi âm như là điện thoại để bạn có thể nghe lại. Trong ngành phỏng vấn, báo chí còn có tuyệt chiêu tốc ký nữa. Viết nhanh những vẫn hiểu được.
Tuỳ vào độ quan trọng của người bạn đang phỏng vấn, bạn nên mặc đồ ít nhất chỉnh chu, gọn gàng, đàng hoàng khi đi ra ngoài hoặc đến nhà họ.
Khi bạn phỏng vấn người ta, nếu mà làm nghiêm túc thì bạn còn nên làm theo giai đoạn.
Làm Quen: hỏi về cuộc sống họ, sức khoẻ, v.v. những câu hỏi mới gặp mặt thân quen. Tốt nhất đừng hỏi về cuộc sống riêng tư của họ trừ khi họ cho phép. Mới đầu bạn có thể sẽ chưa tìm được những gì bạn muốn.
Bắt Đầu: Bạn sẽ bắt đầu đưa những câu hỏi bạn muốn câu trả lời vô, có thể là về chuyên môn của họ. Nên bắt đầu với những câu hỏi dễ trả lời hơn, nhưng làm ơn làm phước đừng có cho những câu hỏi "có không" vô. Có thể hỏi ý kiến họ về vấn đề thắc mắc nói chung.
Đi Sâu: Bạn bắt đầu hỏi họ về những thứ sâu hơn, nhưng thứ khó lấy nếu bạn chỉ làm phỏng vấn lập khuông, đi vào những thứ cá nhân hơn, nhưng đừng riêng tư quá. Những chi tiết chuyên ngành, đặc biệt với chủ đề đó. Nên nhớ là họ vẫn có quyền từ chối trả lời.
Tất nhiên cái này là làm với người nổi tiếng, chuyên môn, học thức cao. Còn người bình thường thôi thì không cần quá mức như vậy, mặc dù bạn vẫn nên làm theo ở một mức độ nào đó.
----------
Còn có thể loại phỏng vấn đường phố nữa đó. Cái dạng này mình chưa làm bao giờ nhưng mình có bài sắp tới sẽ thực hành thể loại này. Trang YouTube:
Theo mình thấy, thể loại phỏng vấn đường phố không nhất thiếc phải làm quen này nọ, mà chỉ đơn giản là hỏi ý kiến của họ về chủ đề gì đó nói chung.
----------
Tác phong cái nào quan trọng nhất? Theo mình thế ngồi và ánh mắt quan trọng nhất. Khi ngồi, một là ngồi thẳng hai là nghiêng về sau, vì nếu hường lưng về trước thì có thế lấn át, ở đây bạn không phải đang đàn áp họ, họ là người đàn áp vì họ trong trường hợp này là tâm điểm chứ không phải bạn.
Ánh mắt thì nên nhìn vào nhau, theo "
Khi bạn phỏng vấn bạn là người tò mò. Nhiều người thường lầm tưởng tò mò với nhiều chuyện. Sự khác biệt?
Tò mò: Khao khát kiến thức.
Nhiều chuyện: Khao khát tình tiếc.
Khi nhiều chuyện, bạn dễ lấn át người khác mà không nhận ra, câu hỏi của bạn có thể "bẻ cong" câu trả lời của họ. Và khi nhiều chuyện, bạn có thể thiếu ranh giới và thiếu tôn trọng với đối phương, tạo ra một không gian phiền phức cho đối phương. Dễ đưa cảm xúc của mình vô - tỏ thái độ khó chịu, làm đối phương không thoải mái.
Trong khi đó, nếu bạn tò mò thì bạn đang cho họ thấy là họ quan trọng, rằng ý kiến của họ được quan tâm. Tâm lý này sẽ làm họ muốn chia sẻ với bạn hơn. Đặc biệt là khi tò mò, bạn phải không quan tâm đến cảm xúc của bạn đến với câu trả lời. Đúng là bạn vẫn có thể bất đồng, nhưng vẫn phải tôn trọng quan điểm của họ. Vì đây chính là mục đích của phỏng vấn, nếu họ ở đó chỉ để nghe những gì bạn muốn nghe thì bạn tự phỏng vấn bản thân là được rồi.
---------------------------------------------------------------------------------
Soạn thảo phỏng vấn.
Rồi, và thế bạn đã phỏng vấn được những người bạn muốn. Bây giờ bạn sẽ... làm cái gì đó với các đoạn thu âm ấy. Làm gì không biết.
Nhưng mình chắc bạn sẽ trích dẫn nhiều từ những cuộc phỏng vấn đó.
Khúc này ngắn thôi.
Đầu tiên, nếu bạn công khai bài phỏng vấn đó thì mình khuyên bạn nên cho người bạn phỏng vấn xem lại câu trả lời của họ. Vì:
- Họ có thể nói sai khi đấm chìm nói chuyện - chuyện này sẽ xảy ra.
- Một thông tiên họ không muốn công khai.
Tại sao ư? Chuyện này bị tranh cãi nhiều. Nhưng mình nghĩ là nên. Bởi vì họ vẫn nên được kiểm soát những thông tin gì được công khai và cái gì không được. Đặc biệt là khi bạn đang phỏng vấn về mặt chia sẻ kiến thức, thì thông tin cho ra nên chính xác, và người được phỏng vấn nên được xem lại phần đó.
Khi chỉnh sửa, bạn cũng nên loại bọ mấy cái "À", "Ừ", v.v. càng nhiều càng tốt. Có thể chỉnh sửa vài từ để cho nó gọn hơn nhưng nên hỏi họ nếu bạn định thay đổi phần lớn đoạn trích đó. Vì ý nghĩa có thể bị thay đổi.
---------------------------------------------------------------------------------
Đó là những đóng góp của mình. Mình không phải dân chuyên nghiệp về lĩnh vực này đâu, nên chỉ nên đọc câu trả lời này như một bài tham khảo thôi. Mong rằng mình viết không quá khó hiểu hay không có lý.
Cảm ơn vì đã dành thời gian đọc, mình viết hoài mệt quá.
SaPama
*Hít một hơi thật sâu và ngồi xuống ghế* rồi bài này dài.
Mình đã từng làm nhiều bài khảo sát và phỏng vấn nhiều. Mặc dù mình không hẳn là chuyên gia, nhưng mình có thể chia sẻ cho bạn những gì mình biết.
Mục lục:
- Thể loại phỏng vấn.
- Chuẩn bị phỏng vấn.
- Tác phong phỏng vấn.
- Soạn thảo phỏng vấn.
---------------------------------------------------------------------------------
Thể loại phỏng vấn.
Có tổng cộng hai thể loại phỏng vấn chính:
- Phỏng vấn lập khuông: còn được gọi là khảo sát, thể loại này cho tất cả người được hỏi một loạt câu hỏi y chang nhau. Mang tính khuông khổ hơn. Cần kỹ năng phân phối và kiến thức về xã hội. Phù hợp với phỏng vấn số đông, hàng loạt.
=> Ưu điểm: Có thể phỏng vấn nhiều người. Làm có thể so sánh và phân loại giữa các kết quả với nhau. Tốt hơn trong việc tô lên một bức ảnh rộng hơn về khu vực đó.
=> Nhược điểm: Như tên gọi, thể loại này không thể đi sâu vô mỗi cá nhân. Khử nhân tính, khó hiểu sâu vô trạng thái, tình hình và những thứ đã đưa họ đến câu trả lời đó.
- Phỏng vấn tự do: đây là thể loài đa số người liên tưởng tới khi nói về phỏng vấn. Hỏi một cá nhân về đời tư, chuyên môn, quan niệm, kiến thức/hiểu biết, mong muốn, và quá khứ của họ. Mang tính cá nhân hơn. Cần kỹ năng linh hoạt và hiểu biết về con người. Phù hợp với phỏng vấn diện nhỏ.
=> Ưu điểm: Cho bạn khả năng đi sâu vô nhân vật của mỗi người và cái tình người mạnh hơn. Không còn bị ràng buộc và cho bạn một tầm nhìn chi tiết hơn về những gì bạn đang nghiên cứu.
=> Nhược điểm: Những gì họ nói chỉ có thể là từ họ và cho họ, họ là đại diện của bản thân họ và chỉ họ mà thôi. Và câu nói của một người không nghĩa là ý kiến của số đông. Không thể so sánh một cách chân thực và chính xác. Câu trả lời dài khó khiến ta cho nó vào ô vuông này màu sắc kia.
---------------------------------------------------------------------------------
Chuẩn bị phỏng vấn.
Về thể loại phỏng vấn lập khuông hay còn được gọi là khảo sát thì mình đã làm một bài tương tự rồi.
Trường mình tháng này yêu cầu mình làm một bài khảo sát với số lượng người trả lời lớn (ít nhất 100 người), nhưng mình không biết bắt đầu từ đâu, bạn có ý kiến gì không?
www.noron.vn
Nên bây giờ mình sẽ nói thêm về phỏng vấn tự do. Trong thể loại này bạn sẽ dành một thời gian và sức lực trên một cá nhân, và vì thế bạn nên tìm hiểu về họ nếu có thể.
Với thể loại phỏng vấn lập khuông thì cứ như là bạn đang phân phối lương thực cho người tị nạn vậy, bạn quan tâm về họ nhưng có quá nhiều người nên bạn cũng phải đơn giản hoá đồ ăn. Còn với thể loài này thì bạn là một đầu bếp riêng, nấu ăn cho ít người và vì thế các câu hỏi được hỏi cũng phải phức tạp và đa tầng hơn.
Bản câu hỏi mà bạn đặt thì nên có những đặc tính này:
+ Mơ hồ. Để bạn có thể linh hoạt hơn khi phỏng vấn.
+ Nên có những chi tiết riêng cho mỗi người tuỳ vào hiểu biết của bạn về họ. Vì đây là tự do nên bạn phải tận dụng cơ hội này để đào sâu, hỏi chung chung thì chưa đủ.
+ Câu hỏi dự phòng. Vì bạn không bao giờ biết họ sẽ trả lời những gì, nên có thể để những câu hỏi dự phòng để hỏi thêm. Thường là: "Anh có thể cụ thể hơn về [một điều ảnh mới nói] được không?"
Bạn sẽ hỏi "Tại sao" nhiều.
Mục đích của dạng phỏng vấn này là để bạn đào sâu vào nhân vật của mỗi người và hút hết tất cả kiến thức và thông tin bạn có thể lấy được trong khoảng thời gian ấy.
Còn phỏng vấn người nổi tiếng thì sao? Thì rất quan trọng việc nghiên cứu về chủ đề và người bạn phỏng vấn kỹ càng.
Trong bản tin này, nó nói về một vụ khá nổi tiếng khi mà ca sĩ Adele đến tham dự một cuộc phỏng vấn về albulm cô. Nhưng người phỏng vấn nói: "Tôi chưa nghe bài nào trong albulm của cô cả." Thế là cô ca sĩ nói: "Thì anh nghe đi rồi phỏng vấn tôi."
Mình không phải fan cuồng của Adele, nhưng sự việc này quá vô trách nhiệm, thiếu tôn trọng, và thiếu chuyên nghiệp từ phía anh MC. Công sức một người ca sĩ làm một albulm có thể mất tới một thập kỷ. Mà việc nghe thôi chỉ mất mấy tiếng là cùng mà anh cũng không làm được???
---------------------------------------------------------------------------------
Tác phong phỏng vấn.
Để có một cuộc phỏng vấn thoải mái và gần gũi, nơi mà bên kia không ngại hoặc phiền khi nói chuyện, chia sẻ, và đòng góp kiến thức với bạn là một thứ nên có khi làm phỏng vấn. Nếu bạn chỉ hỏi người thân thì bước này có vẻ sẽ không quá cần thiết nhưng nếu nói chuyện với người lạ thì khác.
Đầu tiên, theo mình, bạn nên chuẩn bị sẵn đồ ghi âm như là điện thoại để bạn có thể nghe lại. Trong ngành phỏng vấn, báo chí còn có tuyệt chiêu tốc ký nữa. Viết nhanh những vẫn hiểu được.
Tốc ký: phương pháp ghi chép nhanh nhất - BlogAnChoi
bloganchoi.com
Tuỳ vào độ quan trọng của người bạn đang phỏng vấn, bạn nên mặc đồ ít nhất chỉnh chu, gọn gàng, đàng hoàng khi đi ra ngoài hoặc đến nhà họ.
Khi bạn phỏng vấn người ta, nếu mà làm nghiêm túc thì bạn còn nên làm theo giai đoạn.
Làm Quen: hỏi về cuộc sống họ, sức khoẻ, v.v. những câu hỏi mới gặp mặt thân quen. Tốt nhất đừng hỏi về cuộc sống riêng tư của họ trừ khi họ cho phép. Mới đầu bạn có thể sẽ chưa tìm được những gì bạn muốn.
Bắt Đầu: Bạn sẽ bắt đầu đưa những câu hỏi bạn muốn câu trả lời vô, có thể là về chuyên môn của họ. Nên bắt đầu với những câu hỏi dễ trả lời hơn, nhưng làm ơn làm phước đừng có cho những câu hỏi "có không" vô. Có thể hỏi ý kiến họ về vấn đề thắc mắc nói chung.
Đi Sâu: Bạn bắt đầu hỏi họ về những thứ sâu hơn, nhưng thứ khó lấy nếu bạn chỉ làm phỏng vấn lập khuông, đi vào những thứ cá nhân hơn, nhưng đừng riêng tư quá. Những chi tiết chuyên ngành, đặc biệt với chủ đề đó. Nên nhớ là họ vẫn có quyền từ chối trả lời.
Tất nhiên cái này là làm với người nổi tiếng, chuyên môn, học thức cao. Còn người bình thường thôi thì không cần quá mức như vậy, mặc dù bạn vẫn nên làm theo ở một mức độ nào đó.
----------
Còn có thể loại phỏng vấn đường phố nữa đó. Cái dạng này mình chưa làm bao giờ nhưng mình có bài sắp tới sẽ thực hành thể loại này. Trang YouTube:
Theo mình thấy, thể loại phỏng vấn đường phố không nhất thiếc phải làm quen này nọ, mà chỉ đơn giản là hỏi ý kiến của họ về chủ đề gì đó nói chung.
----------
Tác phong cái nào quan trọng nhất? Theo mình thế ngồi và ánh mắt quan trọng nhất. Khi ngồi, một là ngồi thẳng hai là nghiêng về sau, vì nếu hường lưng về trước thì có thế lấn át, ở đây bạn không phải đang đàn áp họ, họ là người đàn áp vì họ trong trường hợp này là tâm điểm chứ không phải bạn.
Ánh mắt thì nên nhìn vào nhau, theo "
Khi bạn phỏng vấn bạn là người tò mò. Nhiều người thường lầm tưởng tò mò với nhiều chuyện. Sự khác biệt?
Tò mò: Khao khát kiến thức.
Nhiều chuyện: Khao khát tình tiếc.
Khi nhiều chuyện, bạn dễ lấn át người khác mà không nhận ra, câu hỏi của bạn có thể "bẻ cong" câu trả lời của họ. Và khi nhiều chuyện, bạn có thể thiếu ranh giới và thiếu tôn trọng với đối phương, tạo ra một không gian phiền phức cho đối phương. Dễ đưa cảm xúc của mình vô - tỏ thái độ khó chịu, làm đối phương không thoải mái.
Trong khi đó, nếu bạn tò mò thì bạn đang cho họ thấy là họ quan trọng, rằng ý kiến của họ được quan tâm. Tâm lý này sẽ làm họ muốn chia sẻ với bạn hơn. Đặc biệt là khi tò mò, bạn phải không quan tâm đến cảm xúc của bạn đến với câu trả lời. Đúng là bạn vẫn có thể bất đồng, nhưng vẫn phải tôn trọng quan điểm của họ. Vì đây chính là mục đích của phỏng vấn, nếu họ ở đó chỉ để nghe những gì bạn muốn nghe thì bạn tự phỏng vấn bản thân là được rồi.
---------------------------------------------------------------------------------
Soạn thảo phỏng vấn.
Rồi, và thế bạn đã phỏng vấn được những người bạn muốn. Bây giờ bạn sẽ... làm cái gì đó với các đoạn thu âm ấy. Làm gì không biết.
Nhưng mình chắc bạn sẽ trích dẫn nhiều từ những cuộc phỏng vấn đó.
Khúc này ngắn thôi.
Đầu tiên, nếu bạn công khai bài phỏng vấn đó thì mình khuyên bạn nên cho người bạn phỏng vấn xem lại câu trả lời của họ. Vì:
- Họ có thể nói sai khi đấm chìm nói chuyện - chuyện này sẽ xảy ra.
- Một thông tiên họ không muốn công khai.
Tại sao ư? Chuyện này bị tranh cãi nhiều. Nhưng mình nghĩ là nên. Bởi vì họ vẫn nên được kiểm soát những thông tin gì được công khai và cái gì không được. Đặc biệt là khi bạn đang phỏng vấn về mặt chia sẻ kiến thức, thì thông tin cho ra nên chính xác, và người được phỏng vấn nên được xem lại phần đó.
Khi chỉnh sửa, bạn cũng nên loại bọ mấy cái "À", "Ừ", v.v. càng nhiều càng tốt. Có thể chỉnh sửa vài từ để cho nó gọn hơn nhưng nên hỏi họ nếu bạn định thay đổi phần lớn đoạn trích đó. Vì ý nghĩa có thể bị thay đổi.
---------------------------------------------------------------------------------
Đó là những đóng góp của mình. Mình không phải dân chuyên nghiệp về lĩnh vực này đâu, nên chỉ nên đọc câu trả lời này như một bài tham khảo thôi. Mong rằng mình viết không quá khó hiểu hay không có lý.
Cảm ơn vì đã dành thời gian đọc, mình viết hoài mệt quá.