Bạn chỉ nhìn thấy một mặt
MỌI THỨ ĐỀU CÓ HAI MẶT , VÀ BẠN PHẢI NHÌN THẤY CẢ HAI .
Giáo pháp của Đức Phật thâm sâu tinh tế .Không dễ hiểu đâu .Nếu trí huệ chân chánh chưa phát sinh, bạn không thể nhận ra nó .Khi bạn hạnh phúc ,bạn nghĩ rằng đời chỉ có hạnh phúc mà thôi . Khi bạn đau khổ , bạn cho rằng đời sống toàn là đau khổ . Bạn không nhận ra rằng hễ có lớn thì có nhỏ ,hễ có nhỏ thì có lớn .Bạn không nhận ra điều này. Bạn chỉ nhìn thấy một mặt .
Mọi thứ đều có hai mặt và bạn phải nhìn thấy cả hai .Rồi khi hạnh phúc đến ,bạn không chìm đắm trong đó ; khi đau khổ phát sinh , bạn cũng không chìm đắm .Khi hạnh phúc đến , bạn không quên sự khổ vì bạn biết rằng chúng phụ thuộc vào nhau .
Cũng thế ấy ,thức ăn có lợi cho tất cả muôn loài - để nuôi dưỡng thân thể .Nhưng thức ăn cũng có thể có hại , chẳng hạn nó có thể gây ra nhiều chứng đau dạ dày khác nhau .Khi bạn nhìn thấy lợi điểm của một thứ gì ,bạn phải đồng thời nhận biết yếu điểm của nó ,và ngược lại .
Khi bạn cảm thấy thù hận và ganh ghét ,bạn nên thiền quán về tình thương và sự cảm thông .Bằng cách này ,bạn trở nên quân bình hơn và tâm của bạn trở nên an định hơn .
T.S : Ajahn Chah
Bài Minh Phước
Nữ hành giả tu luyện theo pháp của Kct không cần phải cạo đầu, cắt tóc.
Nhưng nếu muốn hay thích thì cắt cũng được.
Vì thế ta thấy Tôn tượng Phật Bà Quán Thế Âm có mái tóc rất đẹp.
Tuy nhiên ẩn chứa trong mái tóc của một hành giả - Nữ đạo sư Kct là có những vấn đề, những thần thông, những linh khí, thanh điển trong đó - Nên việc xuống tóc nên suy nghĩ kỹ.
Vô thượng Du già viết "Tất cả đều là phương tiện của Bồ Đề Tâm". Câu này có tính ẩn dụ, cài then. Lý do là nếu hành giả có Bồ Đề Tâm, thì tự thân điều này sẽ xác lập những giới hạn.
Vì thế ở đẳng cấp của một Nữ đạo sư Kct, có tóc hay xuống tóc chỉ là phương tiện cho hành giả du già dấn thân trong các cõi.
Không cần mọi người đều hiểu được lòng ta, cũng đừng mong tất cả đều tươi cười với mình
Dù bạn ưu tú thế nào, cũng sẽ có người không công nhận; Dù bạn tồi tệ ra sao, cũng sẽ có ai đó xem bạn là duy nhất.
Sinh mạng có giá trị là do bản thân biết quý trọng; Cuộc đời có ý nghĩa là nhờ ý chí tiến thủ của mỗi người.
Người hiểu, sẽ cảm nhận được những gian khó và sự kiên cường của bạn phía sau mỗi thành công
Người hiểu, có thể không ở cạnh bên nhưng trong lòng họ chúng ta luôn hiện hữu. Có thể họ không nói, nhưng luôn dõi theo và bảo hộ cho mình.
Người yêu bạn chưa chắc đã hiểu;
nhưng người hiểu, chắc chắn sẽ
Thương bạn, thật lòng! ...
SỐNG VÀ CHẾT
Toại Khanh
Trích
Trong Phật pháp có 2 cách sống thọ :
1-Là sống chậm
Một ngày chỉ có 24 tiếng đồng hồ thôi, mà sống trong tỉnh thức, sống trong chánh niệm, làm cái gì biết cái nấy . Biết mình đang vui, biết mình đang buồn, biết mình đang thiện, biết mình đang ác, biết mình đang có lòng hại người, biết mình đang có lòng giúp người, sống như vậy là sống trọn vẹn với những giờ đồng hồ mà có trong ngày. Các vị còn nhớ người ta ăn cơm gạo lức muối mè, người ta ăn chậm, nhai từ từ, nhai cho nát cho bể, vỡ từng hạt cơm từng hạt mè, họ thưởng thức từng hạt cơm mè một cách trọn vẹn không bỏ sót cái nào hết. Người sống chánh niệm là người cảm nhận đời sống trọn vẹn nhất, và tôi nói không biết bao nhiêu lần, chỉ có người sống chánh niệm mới có hạnh phúc này, không có ai có thể nói cho người khác nghe được hết .
2- Sống lâu
Sống lâu trong đạo phật có nghĩa là sống hữu ích có nghĩa là sao ?
Có nghĩa là dầu mình sống đến 40 tuổi mình chết, nhưng mà khi mình đi rồi bóng dáng của mình vẫn còn đó .
Tôi chỉ ví dụ : Những ai đã làm nên những con đường những chiếc cầu, những ai là những nhạc sĩ, những nhà thơ những nhà khoa học, triết gia, những văn sĩ, họ đã chết rồi, thậm chí họ sống không bao lâu nhưng mà cái họ để lại đóng góp cho nhân gian nó vẫn hoài có giá trị mà những đóng góp thì người đời không phủ nhận được, như vậy họ đi nhưng bóng dáng họ vẫn còn ở lại, người ta nói họ mất nhưng họ vẫn còn ở lại, thì người như vậy đó gọi là trường tại vĩnh cữu sống hoài không mất .
Biết bao nhiêu người, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử ở những vùng đất xa xôi đối với người Việt nào, tuổi trẻ nào mà đọc sách đọc báo mà không biết những vị đó, những đóng góp đó đến bây giờ vẫn còn đó và ngạn ngữ Tây phương có một câu thế này:“ Tôi suy tư, tức là tôi tồn tại “ nhưng mà theo tinh thần Phật giáo câu đó phải sửa lại một chút : “Tôi được nhớ tới có nghĩa là tôi tồn tại “.
Không biết đạo, mình cứ nghĩ là người ta còn thấy mặt tôi, tôi còn thấy mặt người ta là đang tồn tại, mình hiểu như vậy nó nghèo lắm, mà nó còn ghê hơn như vậy nữa . Có nghĩa là bao giờ tôi còn được nhớ đến nghĩa là tôi đang còn đó .
Bằng chứng là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngài tịch mất rồi , ngài đã ra đi cách đây đã hơn 25 thế kỷ, nhưng mà phải nói nếu hôm nay ai học đạo, ai hành đạo đúng thì bóng dáng của ngài vẫn sừng sữngvẫn lừng lững vẫn chói loà trước mặt . Còn ai mà hiểu sai mà hành sai thì không có hình dung được bóng dáng của Đức Phật đẹp cỡ nào. Nói như vậy có nghĩa là Đức Phật vẫn tiếp tục sống hoài sống mãi trong tâm tưởng của những người biết tu biết học. Cho nên tôi mới vừa nói đó là “ Được nhớ tới có nghĩa là tôi tồn tại “.
Toại Khanh
Thư Viện Hoa Sen
Ảnh: Huyền Không Sơn Thượng