Bản chất hay sự nuôi dưỡng hình thành nên nhân cách của một người?

  1. The Truth

  2. Triết học

Từ khóa: 

nhân cách

,

the truth

,

triết học

Theo tôi, cả bản chất và sự nuôi dưỡng hình thành nên nhân cách của mỗi người. Nhưng, không chỉ đơn thuần dừng lại ở 2 yếu tố trên mà ngoài ra còn có những yếu tố khác nữa mà cụ thể tôi xin được chia ra như sau:

  • Yếu tố di truyền bẩm sinh (có thể gọi là bản chất): đây là đặc điểm nổi bật trong cấu tạo sinh học của cơ thể sinh vật, tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý – những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. 
Chẳng hạn như, thiên tài âm nhạc Mozart, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình tràn đầy chất âm nhạc. Cùng với sự chăm lo dạy dỗ của người cha mà khi lên 3 tuổi, Mozart đã nghe được nhạc, và khi lên 4 ông đã đánh được đàn dương cầm và organ, bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím khi 5 tuổi, viết bản nhạc hòa tấu lúc 8 tuổi. Chính kích thích từ người cha và chị gái cùng niềm say mệ hứng thú với âm nhạc từ thuở nhỏ đã tạo nên một thiên tài âm nhạc như Mozart.
  • Hoàn cảnh sống: Cả hoàn cảnh tự nhiên và xã hội cũng tham gia vào quá trình hình thành nhân cách mỗi người.

Nhân cách như một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất, tinh thần, phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó.

Có thể lấy một ví dụ để minh họa cho quan điểm trên như sau: Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên và lại nằm trong vùng vành đai núi lửa của Thái Bình Dương nên thường phải chịu những thảm họa thiên nhiên hết sức nặng nề như: động đất, sóng thần… Tuy vậy nhưng người dân Nhật Bản có một cách sống luôn làm cả thế giới ngưỡng mộ, đó là một Nhật Bản luôn luôn nêu cao tinh thần tiết kiệm, tính kỉ luật, tinh thần lạc quan luôn tin vào tương lai và hướng về phía trước cùng với đó là sự đoàn kết của cả cộng đồng. Có lẽ chính trong hoàn cảnh đất nước đặc biệt như vậy đã hình thành nhân cách của người dân Nhật Bản.
Quan hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách, đồng thời tâm lý nhân cách cũng phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật. Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này hay mức độ khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò đó. Chẳng hạn, nếu một người với địa vị là một nguyên thủ quốc gia thì người đó sẽ có những lý tưởng riêng của mình, đó chính là phục vụ quốc gia, không ngừng nỗ lực để với địa vị và quyền lực trong tay mình có thể thúc đầy sự phát triển của đất nước, bảo đảm được cuộc sống cho người dân của mình…
  • Nhân tố giáo dục ( sự nuôi dưỡng)Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó; Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.

Ngoài ra thì còn có nhiều yếu tố khác nữa nhưng chung quy lại để đánh giá về nhân cách của một người, chúng ta không nên và tốt nhất là tuyệt đối không chỉ nhìn vào biểu hiện, môi trường sống hay hành động của họ một cách phiến diện mà phải nhìn vào tổng thể, phải hiểu sâu bên trong con người của họ. 

Trả lời

Theo tôi, cả bản chất và sự nuôi dưỡng hình thành nên nhân cách của mỗi người. Nhưng, không chỉ đơn thuần dừng lại ở 2 yếu tố trên mà ngoài ra còn có những yếu tố khác nữa mà cụ thể tôi xin được chia ra như sau:

  • Yếu tố di truyền bẩm sinh (có thể gọi là bản chất): đây là đặc điểm nổi bật trong cấu tạo sinh học của cơ thể sinh vật, tham gia vào sự tạo thành cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý – những đặc điểm giải phẫu và sinh lý của cơ thể, trong đó có hệ thần kinh. 
Chẳng hạn như, thiên tài âm nhạc Mozart, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình tràn đầy chất âm nhạc. Cùng với sự chăm lo dạy dỗ của người cha mà khi lên 3 tuổi, Mozart đã nghe được nhạc, và khi lên 4 ông đã đánh được đàn dương cầm và organ, bắt đầu soạn nhạc cho đàn phím khi 5 tuổi, viết bản nhạc hòa tấu lúc 8 tuổi. Chính kích thích từ người cha và chị gái cùng niềm say mệ hứng thú với âm nhạc từ thuở nhỏ đã tạo nên một thiên tài âm nhạc như Mozart.
  • Hoàn cảnh sống: Cả hoàn cảnh tự nhiên và xã hội cũng tham gia vào quá trình hình thành nhân cách mỗi người.

Nhân cách như một thành viên xã hội, chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên thông qua những giá trị vật chất, tinh thần, phong tục tập quán của dân tộc, của địa phương, nghề nghiệp – những cái vốn có liên hệ với điều kiện tự nhiên ấy và qua phương thức sống của chính bản thân nó.

Có thể lấy một ví dụ để minh họa cho quan điểm trên như sau: Nhật Bản là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên và lại nằm trong vùng vành đai núi lửa của Thái Bình Dương nên thường phải chịu những thảm họa thiên nhiên hết sức nặng nề như: động đất, sóng thần… Tuy vậy nhưng người dân Nhật Bản có một cách sống luôn làm cả thế giới ngưỡng mộ, đó là một Nhật Bản luôn luôn nêu cao tinh thần tiết kiệm, tính kỉ luật, tinh thần lạc quan luôn tin vào tương lai và hướng về phía trước cùng với đó là sự đoàn kết của cả cộng đồng. Có lẽ chính trong hoàn cảnh đất nước đặc biệt như vậy đã hình thành nhân cách của người dân Nhật Bản.
Quan hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách, đồng thời tâm lý nhân cách cũng phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp luật. Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ này hay mức độ khác trong vai trò xã hội. Nhu cầu, hứng thú, lý tưởng phụ thuộc không ít vào vai trò đó. Chẳng hạn, nếu một người với địa vị là một nguyên thủ quốc gia thì người đó sẽ có những lý tưởng riêng của mình, đó chính là phục vụ quốc gia, không ngừng nỗ lực để với địa vị và quyền lực trong tay mình có thể thúc đầy sự phát triển của đất nước, bảo đảm được cuộc sống cho người dân của mình…
  • Nhân tố giáo dục ( sự nuôi dưỡng)Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó; Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu do tác động tự phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.

Ngoài ra thì còn có nhiều yếu tố khác nữa nhưng chung quy lại để đánh giá về nhân cách của một người, chúng ta không nên và tốt nhất là tuyệt đối không chỉ nhìn vào biểu hiện, môi trường sống hay hành động của họ một cách phiến diện mà phải nhìn vào tổng thể, phải hiểu sâu bên trong con người của họ. 

Câu hỏi rất hay. Có nhiều thứ hình thành nên nhân cách của 1 con người. Phải xem cả quá trình trưởng thành và gia đình của ng đó mới đánh giá được phần nào nhân cách của họ.

Đầu tiên, khi 1 đứa trẻ sinh ra thì môi trường mà nó tiếp xúc chính là gia đình, bố mẹ anh chị em ông bà cô bác. Lúc này chỉ định hình nên cái gọi là tính cách, hay quá trình sao chép, học hỏi những tính cách đặc trưng nào đó từ những người thân thích xung quanh.

Lớn hơn 1 chút, khi đứa bé có bạn bè, được đến trường, phạm vi giao tiếp rộng hơn. Dù cho được chăm sóc bởi gia đình bố mẹ nhưng việc ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh cũng dần dà tạo nên những điểm mới trên việc hình thành tính cách của trẻ.

Khi dùng từ bản chất người này thế này, ng kia thế kia nó chỉ thể hiện 1 phần nào đó nổi bật/bao trùm trong tính cách của họ. Ví dụ: bản chất người này tuy nóng tính nhưng lại thương người. Người kia thì tuy nhìn bề ngoài hung dữ nhưng bản chất hiền lành, chịu thương chịu khó. 

Ông bà có câu: Giang sơn khó đổi, bản tính khó dời là nói bản chất của ng đó hơi khó thay đổi. Chỉ có thể dùng nuôi dưỡng, tu dưỡng thân tâm trí để hoàn thiện những điểm chưa phù hợp trong tính cách. 

Nhân tri sơ, tính bản thiện là 1 phần như vậy. Mọi đứa trẻ khi sinh ra đều mang vẻ đẹp thiện lương, do quá trình tu dưỡng, trưởng thành bởi môi trường xung quanh mà sự thiện lương như tờ giấy trắng bắt đầu có nhiều màu sắc khác dc thêm vào.

Đề nhận xét hay phán xét nhân cách của ai đó là việc không nên, vì bản thân mình đâu có trải qua cái mà người khác đã trải qua, đâu có sống cuộc sống mà ngta đã từng sống. Thôi thì nhân vô thập toàn, chỉ cần tốt với người khác coi như đã là 1 điều tốt rồi. 

Theo mình là cả hai. Trong đó sự nuôi dưỡng có quyết định rất lớn. Bản chất và sự nuôi dưỡng có quan hệ mật thiết với nhau. Nhiều khi sự nuôi dưỡng có thể tạo ra bản chất, tuy nhiên có thể không toàn diện.

Còn có cả bản chất vì mình tin rằng mỗi người sinh ra đều có cái tính riêng của mình, không ai giống ai cả.