Bạn biết những lễ hội nào ở vùng Nam Bộ?

  1. Văn hóa

Mới có một bạn viết bài trên Noron! về Lễ Kỳ Yên thờ thần tại vùng Nam Bộ và mình thấy có vẻ đây là một lễ hội rất đặc trưng của nhiều địa phương Nam Bộ. Từ đấy mà mình cũng tò mò thêm về các lễ hội khác ở miền quê này.
Không biết ở đây có anh, chị, bạn nào đã từng biết hoặc trải nghiệm các lễ hội ở Nam Bộ không ạ? Cùng chia sẻ cho mọi người khám phá nhé!
Từ khóa: 

nam bộ

,

lễ hội

,

văn hóa vùng miền

,

tinh hoa việt nam

,

văn hóa nam bộ

,

văn hóa

Mình ở Miền Bắc nên chỉ tham dự 1 số lễ hội ở khu vực phía Bắc thui. Miền Nam thì mình vô đó cũng được đi tham quan du lịch tại Núi Bà Đen - Tây Ninh nhưng dịp đó không phải mùa lễ hội nên chưa được trải nghiệm.
Nhưng qua Internet, mình cũng có tìm hiểu và được biết một số thông tin về Lễ Hội Núi Bà Đen như sau:
Núi Bà - thường được gọi là Núi Bà Đen do truyền thuyết, có một người con gái tên là Đênh (sau gọi chệch sang là Đen) sùng phật đạo, con một viên quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng, nàng Đênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là "Linh Sơn Thánh Mẫu".

Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 tết nguyên Đán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch - nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc.
Từ chân núi, khách trẩy Hội phải đi bộ và leo núi. Đến lưng chừng núi khách vào lễ đền Linh Sơn Thánh Mẫu rồi nghỉ ngơi. Ai khoẻ chân lại tiếp tục đường mòn leo núi để lễ chùa. Nơi đây, nhà chùa có cơm chay đãi khách, khách cứ việc dùng rồi cúng tiền vào chùa, có hoặc không, nhiều hoặc ít tuỳ tâm. Thậm chí nếu khách muốn lưu lại chùa một, hai ngày vẫn được nhà chùa thết đãi nồng hậu - vì rằng ở chốn tu hành, đồng tiền không có nghĩa và người mộ đạo ai cũng như ai. Lên cao chút nữa, gần đỉnh núi là Miếu Sơn Thần. Dừng tại đây, du khách có cảm giác nhiều đám mây còn bay dưới chân mình và từ đấy có thể ngắm toàn ảnh hồ nước Dầu Tiếng - Một công trình thuỷ lợi đẹp và lớn ở nước ta hiện nay.
Những năm gần đây mỗi mùa Xuân tới, dân chúng Nam Bộ kéo tới lễ Điện Bà đông như nước chảy. Mọi người tin rằng lễ Điện Bà để cầu phù hộ, giải toả nhu cầu tâm linh, cũng nhân dịp du lịch ngắm phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.
download
hoi-xuan-nui-ba-den-va-hai-truyen-thuyet-ve-linh-son-thanh-mau
Nguồn: maxreading.com
Trả lời
Mình ở Miền Bắc nên chỉ tham dự 1 số lễ hội ở khu vực phía Bắc thui. Miền Nam thì mình vô đó cũng được đi tham quan du lịch tại Núi Bà Đen - Tây Ninh nhưng dịp đó không phải mùa lễ hội nên chưa được trải nghiệm.
Nhưng qua Internet, mình cũng có tìm hiểu và được biết một số thông tin về Lễ Hội Núi Bà Đen như sau:
Núi Bà - thường được gọi là Núi Bà Đen do truyền thuyết, có một người con gái tên là Đênh (sau gọi chệch sang là Đen) sùng phật đạo, con một viên quan trấn thủ người Miên. Do từ chối ép duyên với con quan trấn vùng Trảng Bàng, nàng Đênh bỏ nhà trốn lên núi xuất gia cầu đạo và chết ở đó. Sau này triều đình nhà Nguyễn đã cho đúc tượng đồng đen và sắc phong cho bà là "Linh Sơn Thánh Mẫu".

Hàng năm vào dịp xuân về, từ chiều 30 tết nguyên Đán đến suốt tháng Giêng, tháng Hai âm lịch - nhất là ngày rằm tháng Giêng, du khách trong tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác ở Nam Bộ đổ về hành hương, lễ bái và tham quan du lịch rất đông đúc.
Từ chân núi, khách trẩy Hội phải đi bộ và leo núi. Đến lưng chừng núi khách vào lễ đền Linh Sơn Thánh Mẫu rồi nghỉ ngơi. Ai khoẻ chân lại tiếp tục đường mòn leo núi để lễ chùa. Nơi đây, nhà chùa có cơm chay đãi khách, khách cứ việc dùng rồi cúng tiền vào chùa, có hoặc không, nhiều hoặc ít tuỳ tâm. Thậm chí nếu khách muốn lưu lại chùa một, hai ngày vẫn được nhà chùa thết đãi nồng hậu - vì rằng ở chốn tu hành, đồng tiền không có nghĩa và người mộ đạo ai cũng như ai. Lên cao chút nữa, gần đỉnh núi là Miếu Sơn Thần. Dừng tại đây, du khách có cảm giác nhiều đám mây còn bay dưới chân mình và từ đấy có thể ngắm toàn ảnh hồ nước Dầu Tiếng - Một công trình thuỷ lợi đẹp và lớn ở nước ta hiện nay.
Những năm gần đây mỗi mùa Xuân tới, dân chúng Nam Bộ kéo tới lễ Điện Bà đông như nước chảy. Mọi người tin rằng lễ Điện Bà để cầu phù hộ, giải toả nhu cầu tâm linh, cũng nhân dịp du lịch ngắm phong cảnh hùng vĩ của Núi Bà.
download
hoi-xuan-nui-ba-den-va-hai-truyen-thuyet-ve-linh-son-thanh-mau
Nguồn: maxreading.com
-Mình xin được giới thiệu Festival Dừa tại quê hương Bến Tre của mình ^^
-Lễ hội Dừa Bến Tre lần thứ V năm 2019 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ 16/11/2019 đến 20/11/2019, tại thành phố Bến Tre.
-Lễ hội gồm các hoạt động chính như: Lễ khai mạc, bế mạc; Triển lãm sản phẩm dừa và Hội chợ Thương mại; các Hội thảo: “Xây dựng, khai thác, phát triển nhãn hiệu sản phẩm đặc thù tỉnh Bến Tre”; “Về chuỗi giá trị cây dừa”; “Trải nghiệm du lịch vườn dừa Bến Tre”; Không gian dừa; Liên hoan Ẩm thực dừa Nam Bộ; Cộng đồng vui hội làng Dừa; Tôn vinh cây dừa, sản phẩm dừa và người sản xuất, chế biến dừa.
-Không gian dừa được xem là một trong những điểm nhấn của mùa lễ hội năm nay. Không gian dừa năm 2019 được trang trí từ những chất liệu bằng dừa, bố trí các cụm tiểu cảnh hài hòa, ấn tượng, có tính nghệ thuật cao, mang đậm chất dân gian xứ dừa. Qua đó, góp phần quảng bá hình ảnh cây dừa; giới thiệu đến du khách văn hóa dừa Bến Tre.
*Vị trí không gian dừa được đặt tại Công viên Cái Cối, xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre.
-Đến với lễ hội, du khách sẽ được giao lưu, tìm hiểu về truyền thống văn hóa, con người, những ý nghĩa vô cùng lớn lao của cây dừa đối với mọi mặt đời sống của con người Bến Tre. Chương trình Tuần lễ Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm đặc sắc với các nội dung đa dạng, phong phú như: Tổ chức không gian sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nghệ thuật đường phố, biểu diễn trang phục dừa; tổ chức giải “Nông dân đua xuồng trên sông Bến Tre”; Hội thi “Người đẹp xứ Dừa mở rộng”.
-Đặc biệt, Ban Tổ chức sẽ tổ chức các tour du lịch “Trải nghiệm sông nước, miệt vườn xứ Dừa”, kết hợp với quảng bá về các tour, tuyến, điểm du lịch sinh thái, các vườn dừa đẹp cho du khách tham quan; các tàu du lịch trải nghiệm sóng nước, tham quan trên sông Bến Tre nghe đờn ca tài tử, hát với nhau nghe, thưởng thức nước dừa xiêm., du khách sẽ có cơ hội thưởng thức nét đặc sắc của nghệ thuật ẩm thực và các món ăn, thức uống dân gian, truyền thống đặc sản Nam Bộ, đặc biệt là ẩm thực từ dừa: tép rang dừa, gỏi củ hủ dừa... và còn nhiều món ăn đặc sản miệt vườn, sông nước khác.
(Trích từ: bentre.gov.vn)
images
Không khí Lễ hội
tep-rang-nươc-cot-dua-1
Tép rang dừa
recipe18210-636108485951247919
Gỏi củ hủ dừa
(**Các ảnh minh họa trên đều sử dụng tư liệu từ Internet)
Mình đã từng đi "Ngày hội du lịch vườn trái cây Tân Lộc" được tổ chức thường niên tại Cần Thơ. Mình đi vào tháng 5/2017, mà đi vào buổi tối nên chủ yếu thưởng thức ẩm thực và xem văn nghệ là chủ yếu thôi.
Chứ các hội thi trưng bày mâm trái cây và củ quả lạ, trò chơi dân gian ( bắt heo, hái trái, đập nồi đất, nhảy bao bố,…), giao lưu văn nghệ, triển lãm sách báo tạp chí, trang trí trưng bày gian hàng ẩm thực bánh dân gian, trưng bày triễn lãm các làng nghề truyền thống của địa phương... trải nghiệm vào ban ngày mới đúng bài :))
phuong thanh hoa