Bạn biết gì về “thời trang bền vững”?
Dạo gần đây, các thương hiệu thời trang vẫn luôn nhắc đi nhắc lại cụm từ “thời trang bền vững”, như một thói quen, mọi người đều sử dụng cụm từ này một cách thường xuyên với hàm nghĩa là “bền vững”. Nhưng thật sự mình cũng chưa hiểu về cụm từ này cho lắm, ai giải thích hộ mình với ạ.
thời trang
Nếu bạn còn khá mơ hồ với khái niệm này thì hãy điểm qua 7 dạng thức được giới thiệu bởi The Green Strategy dưới đây nhé:
Điểm thứ 1: Từng sản phẩm phải được sản xuất dựa theo nhu cầu sử dụng thực của khách hàng chứ không phải sản xuất ồ ạt, không kiểm soát, bán được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Sản xuất theo số lượng lớn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vật liệu từ đó giảm giá thành để kích thích người tiêu dùng tiêu thụ hơn mức họ cần.
Điểm thứ 2: Những món đồ đó phải được sản xuất theo quy trình xanh và sạch, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường bằng các chất độc hại.
Điểm thứ 3: Quá trình sản xuất nên mang tính nhân đạo và ý nghĩa trong các hoạt động sản xuất. Ví dụ: sử dụng các phương pháp truyền thống, sử dụng nhân công địa phương, giúp phục dựng các làng xã và nâng cao đời sống của các nghệ nhân.
Điểm thứ 4: Sản phẩm phải mặc được trong nhiều dịp và có thiết kế không bị lỗi thời theo thời gian. Cốt để người dùng có thể mặc được nhiều lần và không lãng phí mỗi khi có một trào lưu mới xuất hiện.
Điểm thứ 5: Các món đồ phải bền và sử dụng lâu dài, khi bị hỏng có thể dễ dàng sửa chữa và có thể tái thiết kế.
Điểm thứ 6 và 7: Cho tới khi món đồ đó không còn được khổ chủ yêu thích nữa thì họ có thể đem đi từ thiện hoặc bán second-hand để hạn chế phế thải thời trang ra môi trường.
Một lựa chọn lý tưởng của việc mua sắm quần áo sẽ là như thế, nhưng chúng ta đều hiểu thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Tất cả các loại hình trên không nhất thiết phải áp dụng cho tất cả các cá nhân, bởi vì chúng ta luôn có những ưu tiên và nhu cầu, sở thích và đam mê rất riêng biệt, thời trang là phong cách, là tuyên ngôn của mỗi người. Họ có thể lựa chọn bảo vệ môi trường theo định hướng của họ…hoặc không.
Alice Liên Nguyễn
Nếu bạn còn khá mơ hồ với khái niệm này thì hãy điểm qua 7 dạng thức được giới thiệu bởi The Green Strategy dưới đây nhé:
Điểm thứ 1: Từng sản phẩm phải được sản xuất dựa theo nhu cầu sử dụng thực của khách hàng chứ không phải sản xuất ồ ạt, không kiểm soát, bán được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Sản xuất theo số lượng lớn sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vật liệu từ đó giảm giá thành để kích thích người tiêu dùng tiêu thụ hơn mức họ cần.
Điểm thứ 2: Những món đồ đó phải được sản xuất theo quy trình xanh và sạch, hạn chế tối đa việc gây ô nhiễm môi trường bằng các chất độc hại.
Điểm thứ 3: Quá trình sản xuất nên mang tính nhân đạo và ý nghĩa trong các hoạt động sản xuất. Ví dụ: sử dụng các phương pháp truyền thống, sử dụng nhân công địa phương, giúp phục dựng các làng xã và nâng cao đời sống của các nghệ nhân.
Điểm thứ 4: Sản phẩm phải mặc được trong nhiều dịp và có thiết kế không bị lỗi thời theo thời gian. Cốt để người dùng có thể mặc được nhiều lần và không lãng phí mỗi khi có một trào lưu mới xuất hiện.
Điểm thứ 5: Các món đồ phải bền và sử dụng lâu dài, khi bị hỏng có thể dễ dàng sửa chữa và có thể tái thiết kế.
Điểm thứ 6 và 7: Cho tới khi món đồ đó không còn được khổ chủ yêu thích nữa thì họ có thể đem đi từ thiện hoặc bán second-hand để hạn chế phế thải thời trang ra môi trường.
Một lựa chọn lý tưởng của việc mua sắm quần áo sẽ là như thế, nhưng chúng ta đều hiểu thực tế không phải lúc nào cũng như vậy. Tất cả các loại hình trên không nhất thiết phải áp dụng cho tất cả các cá nhân, bởi vì chúng ta luôn có những ưu tiên và nhu cầu, sở thích và đam mê rất riêng biệt, thời trang là phong cách, là tuyên ngôn của mỗi người. Họ có thể lựa chọn bảo vệ môi trường theo định hướng của họ…hoặc không.