Bạn biết gì về Mây?

  1. Khoa học

Người ta thường nói:

"Đừng níu kéo những gì xa tầm với

Mây của trời hãy để gió cuốn đi."

Ai cũng biết điều tự nhiên đơn giản là như vậy, nhưng cuộc đời, có lúc nào bạn sẵn sàng để gió cuốn mây của bạn đi?

Tự hỏi,

Mây từ đâu bay đến?

Trên Bầu trời rộng thênh thang kia, có bao giờ bạn tự hỏi, những đám mây như mờ mờ ảo ảo và không ngừng biến đổi từ đâu tới không? Những đám mây có lúc trông như một sợi lông chim, lúc lại giống như những dãy núi nhấp nhô, khi thì là một sợi bông trắng muốt, khi thì lại mang hình dáng của ngàn vạn con ngựa đang phi... từ đâu mà có?

Giải thích khoa học thì rất là dài dòng, nhưng nói đơn giản ngắn gọn thì Mây hình thành từ nhiều "giọt" mây (vốn là những hạt nước li ti và những hạt băng tạo thành) nhờ sự tác động của khí lưu khiến nó trôi nổi trong không trung. Nguyên do sâu xa thì do bề mặt Trái Đất có một lượng nước vô cùng phong phú, mà lượng nước này thì cứ chực chờ bay hơi và bốc hơi. Hiện tượng bốc hơi diễn ra càng mạnh, lượng hơi nước trong không khí càng tăng, các tầng mây trong không trung lại càng dày. Khi luồng khí chuyển động, mây sẽ trôi đến nơi khác. Đó là lý do mây luôn chuyển động.

Thế nhưng, khi bay mây lại không hề rơi xuống

Các đám mây trôi trên bầu trời với thiên hình vạn trạng lúc thế này lúc thế kia tùy theo tưởng tượng của mỗi chúng ta, nhưng các tầng mây này cho dù thế nào chăng nữa cũng không bao giờ rơi xuống.

Vì sao mây không rơi trong khi các hạt nước, hạt băng li ti mỗi khi tụ tập lại luôn có xu hướng rơi xuống? Đó là bởi thể tích của chúng quá nhỏ, sức hút của Trái Đất lại yếu không chống đỡ nồi luồng khí lưu mạnh mẽ đang bốc hơi lên, vì thế mây cứ trôi nổi trên bầu trời.

Vậy, Mây có bao nhiêu màu sắc?

Mây không chỉ có một màu trắng duy nhất, mà Mây còn có nhiều màu rất sặc sỡ. Bởi lẽ ánh sáng Mặt Trời được tạo thành từ 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, xanh, lam, tím. Mỗi màu lại có độ dài bước sóng khác nhau. Trong đó màu đỏ có bước sóng dài nhất, màu lam bước sóng ngắn nhất. Sự phản xạ, tán xạ và hấp thu ánh sáng của mây khác nhau, do đó đã hình thành nên những đám mây với nhiều màu sắc khác nhau. Có lúc Mây nhuộm đỏ chân trời, có lúc Mây lại hồng hồng ảo diệu, cũng có khi Mây lại vàng óng và lại có lúc Mây đen xám xịt.

Và Mây cũng có những hình thù khác nhau

Đó là những đám mây trắng mỏng, mây trắng dầy, và mây mưa. Thậm chí còn có Mây hình tầng (các tầng mây xếp đều lên nhau) gồm có tầng mây cuộn, tầng mây cao và tầng mây mưa. Chưa kể còn có Mây dạng sóng, Mây hình lô cốt, mây hình sợi bông, hình cầu lơ lửng, hình quả...

Hiện tượng “Sáng không ra khỏi cửa, chiều đã đi ngàn dặm”

Sự thay đổi vị trí và hình dạng của mây thường phản ánh tình hình thời tiết lúc đó, đồng thời nó cũng cho biết được quy luật biến hóa của thời tiết sắp tới.

Ví dụ, câu “Sáng không ra khỏi cửa, chiều đã đi ngàn dặm”, ý là: Nếu sáng sớm bạn nhìn thấy những áng mây đỏ ở phía Tây, nghĩa là hôm ấy thời tiết xấu, khả năng trời có mưa (không nên ra khỏi cửa); nếu chiều muộn nhìn thấy phía Tây có những áng mây đỏ, nghĩa là ngày hôm sau trời sẽ nắng, có thể lên kế hoạch cho những việc lớn trong ngày (có thể đi xa ngàn dặm).

"Nếu lỡ mai

gió kia không còn có

Mây lặng buồn đứng đó mỏi mòn trông

Tình đôi ta sẽ thật sự thắm hồng

Như mây kia luôn trong lòng của gió"

Nếu bạn là Mây, thì ai trong cuộc đời bạn là Gió?

Nếu ai đó là Núi, bạn có thích làm Mây không?

Từ khóa: 

mây

,

hơi nước

,

khúc xạ ánh sáng

,

tán xạ

,

khoa học

Mây là 1 vậy hữu hình lẫn vô hình, là 1 trong các thực thể khó lí giải ngoài chức năng tạo mưa. Mây khó nắm bắt, có lợi và có hại khi ở 1 trạng thái khác nhau. Mây là 1 thực thể hiền lành ngao du sơn thủy nhưng có khi là hiểm họa kinh khủng khiếp.

Trả lời

Mây là 1 vậy hữu hình lẫn vô hình, là 1 trong các thực thể khó lí giải ngoài chức năng tạo mưa. Mây khó nắm bắt, có lợi và có hại khi ở 1 trạng thái khác nhau. Mây là 1 thực thể hiền lành ngao du sơn thủy nhưng có khi là hiểm họa kinh khủng khiếp.