Bạn biết gì về Hội thề Lũng Nhai?
tinh hoa việt nam
,hội thề lũng nhai
,lịch sử
,văn hóa
Mình cũng có tìm hiểu về Hội thề Lũng Nhai và biết vê một số thông tin:
-Hội thề Lũng Nhai là một sự kiện trong lịch sử Việt Nam, do Lê Lợi cùng 18 người tổ chức tại Lũng Nhai vào mùa đông năm 1416.
1. Lê Lai (người Dựng Tú, nay là xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa).
2. Nguyễn Thận (người Mục Sơn, nay là xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
3. Lê Văn An (Người cùng quê với Nguyễn Thận).
4. Lê Văn Linh (người Hải Lịch, nay thuộc xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
5. Trịnh Khả (người Kim Bôi, nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
6. Trương Lôi (người Thu Mệnh, sau, ông trở thành gia thần của Lê Lợi. Ông và Vũ Uy là hai người được Lê Lợi sai đi cày ruộng ở xứ Phật Hoàng, động Chiêu Nghi)
7. Lê Liễu (người cùng quê với Lê Lợi)
8. Bùi Quốc Hưng (người Cống Khê, nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây)
9. Lê Hiểm (người dân tộc Mường, quê ở thôn Ngọc Châu, hương Lam Sơn, nay thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thành Hóa).
11. Vũ Uy (người cùng làng với Trương Lôi).
12. Nguyễn Trãi (tổ tiên người làng Chi Ngại nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng, sau dời về làng Nhị Khê, nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây).
13. Đinh Lễ (người làng Thúy Cối, nay thuộc Lam Sơn, Thanh Hóa).
14. Lưu Nhân Chú (người làng Vạn Yên, nay thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái).
15. Lê Bồi người làng Nguyễn Xá, huyện Lương Giang, nay thuộc Thanh Hóa.
16. Nguyễn Lý (người làng Dao Xá, nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
17. Đinh Lan (người làng Thúy Cối, cùng quê với Đinh Liệt).
18. Trương Chiến (người làng Thu Mệnh, cùng quê với Trương Lôi)
- Tại Hội thề Lũng Nhai , Lê Lợi cùng các bậc hào kiệt thân tín kể trên đã long trọng thề cùng hồn thiêng sông núi rằng:
“Lê Lợi cùng với Lê Lai, xuống đến Trương Chiến, cộng cả thảy 19 người, tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng nguyện kết tình thân như một tò liền cành, phận vinh hiển dẫu có khác nhau, nghĩa vẫn thắm như chung một họ”.
“Quân bằng đảng xâm lấn, vượt cửa quan làm hại, cho nên, Lê Lợi cùng với Lê Lai, xuống đến Trương Chiến, cộng cả thảy 19 người, cùng chung sức chung lòng, giữ cho đất nước được yên, khiến xóm làng được ổn, thề sống chết có nhau, không dám quên lời thề son sắt”.
“Nếu như Lê Lợi cùng với Lê Lai, xuống đến Trương Chiến ai thay lòng đổi dạ, núp bóng quân thù để cầu lợi trước mắt, không bền chí hoặc quên lời thề ước, thì kính xin trời đất và các đấng thần linh, hãy giáng trăm tai ương, khiến bản thân cho tới họ hàng và con cháu đều bi tru diệt, chịu hết mọi hình phạt của trời”
-Số người tham dự Hội thề Lũng Nhai chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số những người đã đến Lam Sơn tụ nghĩa lúc bấy giờ. Và tuyệt đại da số những người có mặt trong cuộc Hội thề này, sau đó đều được trao những chức vụ rất quan trọng. Nói khác hơn, Hội thề Lũng Nhai thực chất là buổi lễ ra mắt được tổ chức dưới một dạng thức đặc biệt của Bộ chỉ huy Lam Sơn. Từ đây, tất cả lực lượng của Lam Sơn được quản lí và huấn luyện ngày càng quy củ. Từ đây, nhiệm vụ cụ thể của từng nghĩa sĩ Lam Sơn được quy định một cách rõ ràng.
Nguồn: Tham khảo từ sách + Internet
Friendly Me
Mình cũng có tìm hiểu về Hội thề Lũng Nhai và biết vê một số thông tin:
-Hội thề Lũng Nhai là một sự kiện trong lịch sử Việt Nam, do Lê Lợi cùng 18 người tổ chức tại Lũng Nhai vào mùa đông năm 1416.
1. Lê Lai (người Dựng Tú, nay là xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa).
2. Nguyễn Thận (người Mục Sơn, nay là xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
3. Lê Văn An (Người cùng quê với Nguyễn Thận).
4. Lê Văn Linh (người Hải Lịch, nay thuộc xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
5. Trịnh Khả (người Kim Bôi, nay thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
6. Trương Lôi (người Thu Mệnh, sau, ông trở thành gia thần của Lê Lợi. Ông và Vũ Uy là hai người được Lê Lợi sai đi cày ruộng ở xứ Phật Hoàng, động Chiêu Nghi)
7. Lê Liễu (người cùng quê với Lê Lợi)
8. Bùi Quốc Hưng (người Cống Khê, nay thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây)
9. Lê Hiểm (người dân tộc Mường, quê ở thôn Ngọc Châu, hương Lam Sơn, nay thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thành Hóa).
11. Vũ Uy (người cùng làng với Trương Lôi).
12. Nguyễn Trãi (tổ tiên người làng Chi Ngại nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng, sau dời về làng Nhị Khê, nay thuộc huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây).
13. Đinh Lễ (người làng Thúy Cối, nay thuộc Lam Sơn, Thanh Hóa).
14. Lưu Nhân Chú (người làng Vạn Yên, nay thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái).
15. Lê Bồi người làng Nguyễn Xá, huyện Lương Giang, nay thuộc Thanh Hóa.
16. Nguyễn Lý (người làng Dao Xá, nay thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa).
17. Đinh Lan (người làng Thúy Cối, cùng quê với Đinh Liệt).
18. Trương Chiến (người làng Thu Mệnh, cùng quê với Trương Lôi)
- Tại Hội thề Lũng Nhai , Lê Lợi cùng các bậc hào kiệt thân tín kể trên đã long trọng thề cùng hồn thiêng sông núi rằng:
“Lê Lợi cùng với Lê Lai, xuống đến Trương Chiến, cộng cả thảy 19 người, tuy họ hàng quê quán khác nhau, nhưng nguyện kết tình thân như một tò liền cành, phận vinh hiển dẫu có khác nhau, nghĩa vẫn thắm như chung một họ”.
“Quân bằng đảng xâm lấn, vượt cửa quan làm hại, cho nên, Lê Lợi cùng với Lê Lai, xuống đến Trương Chiến, cộng cả thảy 19 người, cùng chung sức chung lòng, giữ cho đất nước được yên, khiến xóm làng được ổn, thề sống chết có nhau, không dám quên lời thề son sắt”.
“Nếu như Lê Lợi cùng với Lê Lai, xuống đến Trương Chiến ai thay lòng đổi dạ, núp bóng quân thù để cầu lợi trước mắt, không bền chí hoặc quên lời thề ước, thì kính xin trời đất và các đấng thần linh, hãy giáng trăm tai ương, khiến bản thân cho tới họ hàng và con cháu đều bi tru diệt, chịu hết mọi hình phạt của trời”
-Số người tham dự Hội thề Lũng Nhai chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với tổng số những người đã đến Lam Sơn tụ nghĩa lúc bấy giờ. Và tuyệt đại da số những người có mặt trong cuộc Hội thề này, sau đó đều được trao những chức vụ rất quan trọng. Nói khác hơn, Hội thề Lũng Nhai thực chất là buổi lễ ra mắt được tổ chức dưới một dạng thức đặc biệt của Bộ chỉ huy Lam Sơn. Từ đây, tất cả lực lượng của Lam Sơn được quản lí và huấn luyện ngày càng quy củ. Từ đây, nhiệm vụ cụ thể của từng nghĩa sĩ Lam Sơn được quy định một cách rõ ràng.
Nguồn: Tham khảo từ sách + Internet
Nguyễn Hồng Ngọc
Mùa xuân năm Bính Thân 1416 đã đi vào lịch sử dân tộc bằng sự kiện quan trọng: Hội thề Lũng Nhai. Sự kiện ấy đã in một dấu ấn đỏ tươi lên tiến trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, khi đặt nền móng đầu tiên và vững chắc để Bình Định Vương Lê Lợi phất cao ngọn cờ đại nghĩa, thu phục nhân tâm, đánh đuổi xâm lăng, giải phóng đất nước, dựng nên đại nghiệp.
Cách đây tròn 6 thế kỷ, vào một ngày xuân tháng hai năm Bính Thân 1416, tại địa danh có tên Lũng Nhai, Lê Lợi và 18 vị hào kiệt đã cùng dâng lễ vật, sinh huyết để tấu cáo với trời đất và hồn thiêng núi sông. Rằng: “Phụ đạo chính thần là Lê Lợi và bọn Lê Lai đến Trương Chiến 18 người. Tuy họ hàng quê quán có khác nhau, nhưng kết nghĩa thân nhau như tổ liền cành, phận vinh hiển có nhau, nguyện có tính như cùng chung một họ... Chung sức đồng lòng chống giữ địa phương để xóm làng được an cư, sống chết cùng nhau, không quên lời thề son sắt”. Lời thề của 19 con người cùng chung chí hướng đánh đuổi giặc Minh, giành lại giang sơn gấm vóc đã trở thành lời hiệu triệu muôn người hướng Lam Sơn. Hội thề Lũng Nhai được ví như “hội thề đất trời, hội thề non nước, hội thề của những con người cần lao đã bị đẩy đến bước đường cùng thà chết không chịu làm nô lệ. Lời thề được chiết ra từ trái tim, khối óc vì non sông nghĩa cả một đi không trở lại”. Và rồi, từ tinh thần và khí phách Lũng Nhai, ngọn lửa bình Ngô đã được thổi bùng dậy, hừng hực nhiệt huyết chiến đấu và chiến thắng!