Bạn ấn tượng với chi tiết nào nhất trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao?
Nói về Lão Hạc, có lẽ nhiều người sẽ nhớ đến chi tiết Lão Hạc bán Cậu Vàng. Còn bản thân mình thì cho tới hiện tại vẫn luôn nhớ và cảm thấy đúng về câu nói của bà vợ ông giáo đó là "
Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu"
Kiểu như, khi người ta phải chịu nhiều đau khổ, lo lắng thì sẽ chẳng rất khó để mà mở lòng giúp đỡ người khác. Và mình thấy dù xã hội bây giờ không còn nghèo khó như ngày xưa nhưng vẫn sẽ có những tác động khiến người ta thay đổi bản tính..
văn học việt nam
,tinh hoa việt nam
,lão hạc
,văn hóa
,thinking hub
Khốn nạn, khốn nạn ông giáo ơi, tôi từng này tuổi đầu lại đi lừa 1 con chó
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Dung Bui Phuonh
Mạc Đông Phương
Mình cũng ấn tượng với đoạn văn trên, nó mô tả chính xác sự thật phũ phàng của lòng người. Thực ra cũng không lấy gì làm lạ, nhưng chính Nam Cao mới có tài phát hiện ra điều đấy và thể hiện một cách trần trụi và sắc sảo đến như thế. Con người đôi lúc ích kỉ, nhưng khi nhìn lại, chúng ta mới thông cảm cho họ, rằng tại sao họ lại như thế? Đâu đó cũng do nỗi khổ tâm riêng. Họ khổ, đói khát, bệnh tật, mãi lo cho hoàn cảnh gia đình mình thì làm sao có thời gian và tâm trí để lo cho người khác? Nó khiến độc giả thông cảm hơn cho sự ích kỉ của con người, đừng vội đánh gía con người ta mà hãy nhìn vào hoàn cảnh của người ta và học cách bao dung.
Còn mình, mình cũng rất ấn tượng với chi tiết Lão Hạc ăn bả chó. Đó là một cái kết bất ngờ, nhưng thực ra cũng không bất ngờ lắm. Một người nhân ái, giàu lòng tự trọng như Lão Hạ, một người vì một con chó cũng khóc giàn giụa thì không thể nào sống yên ổn sau khi cậu Vàng bị đánh bả được. Sau cùng, lão đã quyết định tự tử, lại chính bằng cái cách mà mình đã đánh lừa một con chó.
Cái chết của lão Hạc để lại trong lòng người đọc nhiều ám ảnh. Lão chết, cái chết đó giàu giá trị nhân văn, cũng như phản ánh chân thực hiện trạng xã hội Việt Nam lúc bấy giờ đang rơi vào bế tắc như thế nào.
Vì bế tắc, vì nghèo đói, vì lòng tự trọng nên cái chết là sự lựa chọn cuối cùng, dù là bất đắc dĩ thì nó cũng có thể kết thúc trong êm đẹp. Xã hội Việt Nam bất giờ cái nghèo đói tràn lan, thực dân phong kiến đã đẩy những người nông dân đến bước đường cùng như thế này.
Vốn dĩ lão Hạc là người có lòng tự trọng rất cao, nên dù khó khăn thế nào, lão cũng không muốn cậy nhờ bất cứ ái. Chính lòng tự trọng “hác dịch” đó đã buộc lão phải nghĩ đến cái chết, dù thực tâm lão vẫn muốn sống và khát sống một cách mãnh liệt. Một sự đối lập đến chua xót như vậy.
Lão chết, cái chết bộc lộ cao nhất tình yêu thương con vô bờ bến. Ông không muốn làm gánh nặng cho con sau này, ông muốn giành dụm hết tiền cho con, mình không dùng đến đồng nào. Tình cảm ấy thật vĩ đại và vượt khỏi sức tưởng tượng của con người.
Cái chết của Lão Hạc vừa phản ánh sự bế tắc của thời đại, của con người; đồng thời giải phóng chính lão hạc khi muốn mang đến những điều tốt đẹp cho đứa con của mình.
Thật vậy, truyện ngắn “Lão Hạc” kết thúc với cái chết đầy bi kịch và bế tắc của lão đã khiến người đọc suy nghĩ rất nhiều về con người, tình người, về cái đói, cái nghèo và về lòng tự trọng.