[Bài viết sưu tầm] TÔI TỰ HỌC

  1. Sách

https://cdn.noron.vn/2022/03/04/274765897304179701614992132972979675512664n-1646385475_1024.jpg

Tác giả: Thu Giang - Nguyễn Duy Cần

NXB Trẻ

Mình đang đọc lại cuốn này, và thực sự mình thấy quá ấn tượng, mình đã tính chỉ làm một bài giới thiệu cuốn sách này có phục vụ tại tủ nhà mình thôi, thế nhưng điều gì đó thôi thúc mình viết nhiều hơn về bạn ấy. Review rõ hơn, có lẽ đó là thôi thúc để mình xem lại, đọc lại, ôn lại và đọc sâu thêm lần nữa.

Mở đầu, tác giả đưa một vài ví dụ về việc học vẹt của nhiều người hiện nay để gợi mở và trả lời cho câu hỏi: "Thế nào là người học thức"?. Một ví dụ rất tượng hình "Con chiên ăn cỏ đâu phải để nhả cỏ, mà là để biến thành bộ lông đẹp. Con tằm ăn dây, đâu phải để nhả dâu, mà là để nhả tơ", biết mà hành thì mới là người có học thức. Người học thức không phải cần biết thật nhiều mà cần phải thật biết những gì mình đã biết.

Tại sao cần rắc rối vậy? Nhiều kẻ học vì tư lợi họ học bất kì cái gì cho mục đích danh, tiền...học vẹt một vài kiến thức để thi lấy bằng rồi ối người ngưỡng vọng? mấy ai thực học, học vì thấy hạnh phúc đâu? Hiểu thấu, chính vậy tác giả trả lời giúp ta câu hỏi: "Học để làm gì?" tác giả cũng bất lực bó tay nếu bạn là người nằm ngửa nằm nghiêng, ăn không ngồi rồi thiếu nỗ lực, bạn nên đặt sách xuống (và cũng nên dừng đọc bài này) Học, là để mưu hạnh phúc, nghĩa là để làm cho mình càng ngày càng mới, càng ngày càng cao, càng ngày càng rộng... học là để tăng sự hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn mình bằng thu nhận kiến thức kinh nghiệm của người khác.

Rồi nói về sự học của các bậc thiên tài, ngoài việc học rộng họ còn phải cày sâu và có một đức tin vững vàng cề phương pháp của họ. Chẳng có ai có thể nói, TỰ HỌC hôm nay, ngày mai tôi thành trạng, họ học thường xuyên, bền bỉ và có phương pháp.

Những yếu tố chính ảnh hưởng tới Tự học:

  • Học vấn và thời gian: tác giả chia sẻ 3 loại người: ham học, dốt, và ngụy bác học.

  • Cái học bề rộng và cái học bề sâu: tác giả chia sẻ về học rộng, sâu ưu khuyết điểm

  • Cố gắng: điều kiện đầu tiên của sự tiến bộ tinh thần

  • Cố gắng mà được bền bỉ là nhờ có sự hứng thú làm hậu thuẫn

  • Biết tổ chức sự hiểu biết của mình

  • Có óc phê bình

  • Biết mình - là cái học đầu tiên của người tri thức

  • Học để thành công trên con đường xử thế

  • óc tinh nhuệ: tập trung tất cả sự chú ý của ta về cái con người sâu sắc phức tạp mà duy nhất là mình đây.

  • Biết tuyển chọn: theo tác giả cái tốt hơn là ta nên tuyển chọn tinh hoa của sách vở bất cứ thuộc thể loại gì, thời nào, cũng có cách chọn một rồi mở rộng. Và thực sự phần này tác giả nói khả rõ và nhột về thực trạng chúng ta:"Đừng bao giờ đọc bài văn bây giờ vừa với viết ngòi bút lạ, đừng đọc sách mới xuất bản, mà phải để thời gian đào thải", ngày giờ ngắn ngủi hãy chọn sách đã chiến thắng sự đào thải của thời gian.

NHỮNG ĐIỀU KIỆN THUẬN TIỆN CHO SỰ TỰ HỌC

  • Thời gian

  • tinh thần thoải mái

  • đời sống đơn giản

  • tập trung tinh thần

  • óc tổng quan

  • óc nhân quả

  • óc tế nhị

  • óc thán thưởng

Những phương tiện chính yếu cho sự tự học

  • đọc sách - tác giả nhấn mạnh chỉ có đọc sách, ngoài ra ít có phương pháp nào hơn nữa, đọc sách là phương tiện cần thiệt nhất để đào tạo cho mình một cơ sở vững vàng nhất. Có lẽ chính vậy tác giả phân tích phần này rất kĩ

1. thế nào là sách hay: Chúng ta nên tin cậy nơi sự lựa chọn của thế kỷ đã qua. Một người có thể lầm, một thế hệ có thể lầm nhưng cả nhân loại không thể lầm. Homère, Shakespace...chắc chắn là người xứng đáng với danh tiếng của họ. Chúng ta sẽ chuộng các tác giả này hơn là các nhà chưa chịu thử thách của thời gian"

2. Phải đọc sách cách nào?:Tính cách tôn nghiêm khi đọc sách, chỉ đọc những tác phẩm hay, sách gối đầu giường, đọc sách tận nguồn (nếu có đk hãy đọc sách nguyên văn, còn sách dịch cố gắng chọn sách dịch đủ không lược giản), đọc sách cần đọc đi đọc lại nhiều lần (tác giả có khuyên đọc sách hay không nên đọc sách mượn, hãy sở hữu và đọc đi đọc lại), cần đọc sách cao hơn tầm hiểu biết của mình, với bất kì cuốn sách nào cũng phải dành cho nó "hảo cảm", cần ôn lại nhưng gì ta đã đọc, đọc sách cần đồng hóa với nó và phản đối lại nó, hãy đặt câu hỏi mình muốn tìm kiếm trước khi đọc, viết lại những gì mình đọc, hãy đọc bản mục lục và trong phần này tác giả cũng gợi ý cho bạn: làm thế nào nghiên cứu một hệ thống tư tưởng?,làm thế nào để hiểu biết học thuyết mới?,

Chúng ta cần đọc những gì?

  • Tiểu thuyết tâm lí

  • đọc sử

  • đọc sử: có lẽ do tính chất đặc biệt của lịch sử, tác giả đi rất sâu về phân tích đọc sử (bạn quan tâm đọc phần này rất nên đọc cuốn này.hihi)

  • đọc báo

  • đọc những sách về thiên văn địa lý: con người, vũ trụ, con người trong không gian - thời gian

Học những gì?

  • Học viết văn, dịch văn

Ba yếu tố chính để xây dựng một nền văn hóa vững vàng

  • óc khoa học

  • óc triết học

  • biết cảm xúc

Một vài nguyên tắc là việc (8 nguyên tắc)

  • đi từ cái dễ đến cái khó

  • phải làm việc đều đều, không nên gián đoạn

  • học bất kỳ môn nào hãy khởi đầu bằng yếu tố đầu tiên của môn ấy

  • biết lựa chọn

  • biết quý thời gian và đặt cho nó một kỷ luật

  • biết dùng thì giờ và tiết kiệm từng chút một

  • hễ làm gì hãy làm cho hoàn tất, đừng để trở lại lần hai

  • phải có sức khỏe tốt (hãy chăm sóc sức khỏe của bạn)

Phía trên cũng là phần gần như mình đã tóm lược sách, cũng là một lần mình ôn lại điều tác giả chia sẻ. Mình cực kì đồng ý với tác giả việc TỰ HỌC qua sách và lựa sách sao cho đúng. Trong sách nhiều bạn đọc hơi nuối tiếc một chút khi cụ giới thiệu sách đa phần sách Pháp và cũ, tuy nhiên mình thấy điều ấy cũng không quá to tát cụ viết thời cụ ngày nay chúng ta có quá nhiều thuận lợi để lựa tìm cho mình những cuốn sách hay, phù hợp qua internet và qua các người chuyên gia mà chúng ta dễ kết nối.

Theo quan điểm cá nhân mình thì chúng mình nên đọc cả bộ ba TÔI TỰ HỌC, ÓC SÁNG SUỐT, THUẬT TƯ TƯỞNG của tác giả để có cái nhìn toàn diện hơn về việc học.

Chúc bạn đọc sách vui vẻ!

Tác giả bài viết và ảnh: Trần Thư (bài đăng trong nhóm Người Đọc Sách)

Từ khóa: 

tôi tự học

,

thu giang nguyễn duy cần

,

trần thư

,

người đọc sách

,

sách