Bài học Phần Lan 2.0: Thế nào là một nền giáo dục tốt?
Từ trước tới nay, câu chuyện Giáo dục luôn là câu chuyện không hồi kết. Nó kéo dài từ cải cách này sang cải cách khác, từ thay đổi này sang thay đổi nọ, biết bao nhiêu công cuộc cải tổ ngành giáo dục được đưa ra để trao đổi thảo luận vẫn không biết được nền giáo dục rồi sẽ đi đâu về đâu. Nhiều người Việt Nam gửi con đi Mỹ ngay từ khi chúng còn nhỏ, chỉ để mong con được tiếp cận với nền giáo dục tân tiến, không lạc hậu. Nhưng lại không biết rằng người Mỹ luôn phê bình nền giáo dục phổ thông của chính họ. Với người Mỹ, Phần Lan mới là nơi có nền giáo dục đáng ngưỡng mộ.
Nhân rùm beng về câu chuyện Công nghệ giáo dục 4.0 ở Việt Nam thời gian gần đây, mình muốn nói đến cuốn sách Bài học Phần Lan 2.0 của tác giả Pasi Sahlberg. Cuốn sách nói rất chi tiết về cải cách giáo dục Phần Lan, với phương pháp tiếp cận theo hướng: muốn kỳ vọng vào thành tích xuất sắc của học sinh, trước nhất phải giải quyết bất bình đẳng giữa học sinh đã.
Như đã nói, cuốn sách kể câu chuyện về hệ thống giáo dục Phần Lan, một hệ thống toàn diện và chất lượng cao, một nền giáo dục độc đáo. Tất cả các giáo viên trong các trường học Phần Lan đều phải có bằng Thạc sỹ và nghề giáo là nghề được ngưỡng mộ nhất, hơn cả bác sỹ, kiến trúc sư và luật sư. Hơn hết, cuốn sách nhắc nhở chúng ta rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể xây dựng một hệ thống trường lớp tuyệt vời miễn sao họ biết chú ý sát sao đến nhu cầu của học sinh, chọn lựa và chuẩn bị tốt cho các nhà giáo dục, và xây dựng các cộng đồng giáo dục không chỉ có sức hấp dẫn tự nhiên mà còn có tác dụng tạo niềm vui thú cho việc dạy và học.
Vậy thế nào là một nền giáo dục tốt? Hãy trả lời cho được câu hỏi liệu chính sách hay cải cách mà chúng ta khởi xướng ra có mang lại lợi ích cho học sinh và giáo viên hay không. Nếu còn do dự mà không đưa ra được câu trả lời chính xác, thì đừng thực hiện chính sách hay cải cách đó.
Tất nhiên, hệ thống giáo dục Phần Lan không phải là hoàn hảo nhất, và các cuộc cải cách trong giáo dục các nước không phải là tốt hoàn toàn hay xấu toàn diện, nhưng cách giáo dục lý tưởng nhất có lẽ chính là hãy để mỗi đứa trẻ tự tìm ra cách học, cách tiếp cận vấn đề của riêng chúng. Nó có thể sai, nhưng sai thì sửa, sửa xong sẽ rút ra được bài học. Nếu suốt đời cứ làm đúng mãi, thì lấy đâu ra cơ hội trải nghiệm? Hơn nữa chuyện đúng sai ai có thể khẳng định?
Có thể nói, vấn đề của các nền giáo dục không phải là có bao nhiêu phương pháp cải cách, bao nhiêu công cuộc cải tổ, mà vấn đề chính là nằm ở chỗ không ai chấp nhận cái mới, cái khác biệt. Tại sao chúng ta không đơn giản hóa vấn đề bằng cách mở cửa chấp nhận các chương trình giáo dục khác nhau để phụ huynh được lựa chọn, ngay từ chuyện cho con học đánh vần như thế nào?
Nhân rùm beng về câu chuyện Công nghệ giáo dục 4.0 ở Việt Nam thời gian gần đây, mình muốn nói đến cuốn sách Bài học Phần Lan 2.0 của tác giả Pasi Sahlberg. Cuốn sách nói rất chi tiết về cải cách giáo dục Phần Lan, với phương pháp tiếp cận theo hướng: muốn kỳ vọng vào thành tích xuất sắc của học sinh, trước nhất phải giải quyết bất bình đẳng giữa học sinh đã.
Như đã nói, cuốn sách kể câu chuyện về hệ thống giáo dục Phần Lan, một hệ thống toàn diện và chất lượng cao, một nền giáo dục độc đáo. Tất cả các giáo viên trong các trường học Phần Lan đều phải có bằng Thạc sỹ và nghề giáo là nghề được ngưỡng mộ nhất, hơn cả bác sỹ, kiến trúc sư và luật sư. Hơn hết, cuốn sách nhắc nhở chúng ta rằng bất kỳ quốc gia nào cũng có thể xây dựng một hệ thống trường lớp tuyệt vời miễn sao họ biết chú ý sát sao đến nhu cầu của học sinh, chọn lựa và chuẩn bị tốt cho các nhà giáo dục, và xây dựng các cộng đồng giáo dục không chỉ có sức hấp dẫn tự nhiên mà còn có tác dụng tạo niềm vui thú cho việc dạy và học.
Vậy thế nào là một nền giáo dục tốt? Hãy trả lời cho được câu hỏi liệu chính sách hay cải cách mà chúng ta khởi xướng ra có mang lại lợi ích cho học sinh và giáo viên hay không. Nếu còn do dự mà không đưa ra được câu trả lời chính xác, thì đừng thực hiện chính sách hay cải cách đó.
Tất nhiên, hệ thống giáo dục Phần Lan không phải là hoàn hảo nhất, và các cuộc cải cách trong giáo dục các nước không phải là tốt hoàn toàn hay xấu toàn diện, nhưng cách giáo dục lý tưởng nhất có lẽ chính là hãy để mỗi đứa trẻ tự tìm ra cách học, cách tiếp cận vấn đề của riêng chúng. Nó có thể sai, nhưng sai thì sửa, sửa xong sẽ rút ra được bài học. Nếu suốt đời cứ làm đúng mãi, thì lấy đâu ra cơ hội trải nghiệm? Hơn nữa chuyện đúng sai ai có thể khẳng định?
Có thể nói, vấn đề của các nền giáo dục không phải là có bao nhiêu phương pháp cải cách, bao nhiêu công cuộc cải tổ, mà vấn đề chính là nằm ở chỗ không ai chấp nhận cái mới, cái khác biệt. Tại sao chúng ta không đơn giản hóa vấn đề bằng cách mở cửa chấp nhận các chương trình giáo dục khác nhau để phụ huynh được lựa chọn, ngay từ chuyện cho con học đánh vần như thế nào?
Học sinh lớp 1 đọc tiếng Việt
theo kiểu "ô vuông, hình tròn, tam giác". Ảnh: vietnammoi.vn
Theo bạn, thế nào là một nền giáo dục tốt? bài học phần lan 2.0
,giáo dục phần lan
,giáo dục công nghệ 4.0
,cải cách tiếng việt
,giáo dục
Theo mình thì một nền giáo dục tốt trước hết phải khiến người ta yêu thích việc học và đến trường. Sau đó là có thể giúp người học tự khám phá ra khả năng và hướng đi của bản thân trong tương lai.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Quang Minh Đặng
Theo mình thì một nền giáo dục tốt trước hết phải khiến người ta yêu thích việc học và đến trường. Sau đó là có thể giúp người học tự khám phá ra khả năng và hướng đi của bản thân trong tương lai.
Trần Thị Mỵ
Thực ra thì mình nghĩ không có một nền giáo dục tốt chung chung, mà chỉ có nền giáo dục tốt cho ai, lúc nào, trong điều kiện kiện nào mà thôi. Quan trọng là nó phải thực sự phù hợp với nhu cầu của người dạy và người học.
Kha Vạn Cân
Mình thì nghĩ một nền giáo dục tốt xuất phát từ giáo dục trong gia đình. Gia đình cần hỗ trợ con trẻ đúng thời điểm khi các con có nhu cầu tự nhiên, thông qua đó các con hiểu chính bản thân mình, và các con mới có thể hòa nhập với xã hội một cách dễ dàng và có ý nghĩa. Từ đó mới bước chân vào môi trường giáo dục lớn hơn.
Hoàng Vũ Anh
Thực ra cuốn này vẫn nói chung chung thôi chưa thật sự chi tiết, nếu muốn hiểu rõ thì phải sang đó tìm hiểu tận nơi, tựu chung lại thì theo mình có mấy ý sau: