Bài học gì bạn rút ra được từ thành công của U23 Việt Nam tại AFC 2018?

  1. Thể thao

Xem bóng đá không phải chỉ để giải trí. Sau mỗi trận đá bóng hay đều có thể rút ra được bài học gì đó. Đối với AFC 2018 lần này, U23 Việt Nam đã làm được những điều mà trước nay chưa có đội bóng Việt Nam nào làm được, cả về mặt chuyên môn bóng đá, lẫn sức ảnh hưởng tới đất nước và truyền thông.

Sau khi xâu chuỗi tất cả mọi chặng đường thành công, sự kiện và cả các cú nổ truyền thông liên quan đến U23 VIệt Nam trong vài tuần vừa rồi, bạn có rút ra được bài học gì cho mình không?

Từ khóa: 

,

thể thao

Muốn thành công thì phải trải qua một quá trình dài cố gắng, đầu tư, thay đổi, chuyển mình,... trong nhiều năm. Trường hợp của U23 lần này là thành quả của nhiều hệ thống đào tạo bóng đá (HAGL JMG, SLNA, HN T&T,...); những con người có tiếng nói, có tiềm lực, có tầm nhìn (bầu Đức, Kiên, bầu Hiểu, bầu Quyết...); và thật ra là cả rất nhiều những con người trong VFF, VPF, VFS nữa (những người không được truyền thông nhắc đến nhiều, và cả những người bị truyền thông xuyên tạc nữa). Mình có hơn 3 năm tham gia trong lĩnh vực phát triển bóng đá sinh viên, CĐV và hệ sinh thái xung quanh bóng đá. Mình từng trải qua nhiều thất bại cũng như thành công, và mình luôn tin với sự đầu tư của Việt Nam trong suốt những năm qua, thành công sẽ đến là điều tất yếu (thành công hôm nay là điều tất yếu mình muốn nói đến). Bài học rút ra của mình ở đây là muốn thành công phải có sự đầu tư chiến lựcbền bỉ theo đuổi nó trong thời gian dài.

Ngoài ra mình cũng rất muốn nói đến 'Tinh Thần Dân Tộc', nhưng mấy ngày nay đã quá nhiều nơi nói đến rồi, đi đâu cũng nghe, đi đâu cũng thấy, tràn ngập trên newsfeed, mặt báo và những câu chuyện phiếm ở quán cafe,... nên chắc mình cũng không muốn bổ sung thêm nữa. Điều mình muốn chốt lại ở đây là sự tin tưởng - người hâm mộ và truyền thông hãy cứ hâm mộ, tin tưởng bóng đá một cách văn minh nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào. Và phải hiểu được rằng, trong bóng đá (cũng giống như cuộc sống vậy) không có gì là không thể xảy ra, quan trọng là mọi người phải giữ được niềm tin vững vàng - đừng chỉ đến với họ khi họ thành công.

Ngoài ra, cái mình quan tâm và lo ngại chính là cách làm của giới truyền thông Việt Nam. Mình có cảm giác nó đang đi vào "vết xe đổ" của Anh, một nền bóng đá mạnh như Anh, với những CLB hàng đầu thế giới, lò đào tạo sản sinh nhân tài đều đều hàng năm, có một hệ sinh thái xung quanh bóng đá chặt chẽ nhất Thế giới, những giải đấu lâu đời và hấp dẫn hành tinh (được cả thế giới công nhận). Tất cả những điều đó cũng chẳng thể giúp đội tuyển Anh có nổi 1 chức vô địch châu Âu nào trong lịch sử, vô địch thế giới chỉ được 1 lần duy nhất (1966, tổ chức tại Anh). Vấn đề mình xác định ở đây là do truyền thông Anh 'quá mạnh', báo chí khai thác và ảnh hướng quá nhiều đến chuyên môn, thậm chí là đến ngóc ngách, đời sống riêng của cầu thủ, BHL,... bằng mọi cách, mọi thủ đoạn để có bài đăng (bao gồm cả nghe lén, hay xuyên tạc). Mỗi khi được thành công nho nhỏ thì tung hô tận mây xanh, mỗi lần vấp ngã thì đua nhau xâu xé, phân tích, dè bỉu. Một vòng xoáy như thế được lặp đi, lặp lại từ năm này qua năm khác, từ mùa Euro này đến mùa World Cup khác. Ở Anh, ngoài việc đầu tư chuyên môn, thì BHL và cầu thủ phải vượt qua một áp lực cực kỳ lớn khác là truyền thông và dư luận.

Hy vọng ở Việt Nam sẽ có ai đó đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề này để tạo ra hệ sinh thái xoay quanh bóng đá lành mạnh nhất.

Trả lời

Muốn thành công thì phải trải qua một quá trình dài cố gắng, đầu tư, thay đổi, chuyển mình,... trong nhiều năm. Trường hợp của U23 lần này là thành quả của nhiều hệ thống đào tạo bóng đá (HAGL JMG, SLNA, HN T&T,...); những con người có tiếng nói, có tiềm lực, có tầm nhìn (bầu Đức, Kiên, bầu Hiểu, bầu Quyết...); và thật ra là cả rất nhiều những con người trong VFF, VPF, VFS nữa (những người không được truyền thông nhắc đến nhiều, và cả những người bị truyền thông xuyên tạc nữa). Mình có hơn 3 năm tham gia trong lĩnh vực phát triển bóng đá sinh viên, CĐV và hệ sinh thái xung quanh bóng đá. Mình từng trải qua nhiều thất bại cũng như thành công, và mình luôn tin với sự đầu tư của Việt Nam trong suốt những năm qua, thành công sẽ đến là điều tất yếu (thành công hôm nay là điều tất yếu mình muốn nói đến). Bài học rút ra của mình ở đây là muốn thành công phải có sự đầu tư chiến lựcbền bỉ theo đuổi nó trong thời gian dài.

Ngoài ra mình cũng rất muốn nói đến 'Tinh Thần Dân Tộc', nhưng mấy ngày nay đã quá nhiều nơi nói đến rồi, đi đâu cũng nghe, đi đâu cũng thấy, tràn ngập trên newsfeed, mặt báo và những câu chuyện phiếm ở quán cafe,... nên chắc mình cũng không muốn bổ sung thêm nữa. Điều mình muốn chốt lại ở đây là sự tin tưởng - người hâm mộ và truyền thông hãy cứ hâm mộ, tin tưởng bóng đá một cách văn minh nhất trong bất cứ hoàn cảnh nào. Và phải hiểu được rằng, trong bóng đá (cũng giống như cuộc sống vậy) không có gì là không thể xảy ra, quan trọng là mọi người phải giữ được niềm tin vững vàng - đừng chỉ đến với họ khi họ thành công.

Ngoài ra, cái mình quan tâm và lo ngại chính là cách làm của giới truyền thông Việt Nam. Mình có cảm giác nó đang đi vào "vết xe đổ" của Anh, một nền bóng đá mạnh như Anh, với những CLB hàng đầu thế giới, lò đào tạo sản sinh nhân tài đều đều hàng năm, có một hệ sinh thái xung quanh bóng đá chặt chẽ nhất Thế giới, những giải đấu lâu đời và hấp dẫn hành tinh (được cả thế giới công nhận). Tất cả những điều đó cũng chẳng thể giúp đội tuyển Anh có nổi 1 chức vô địch châu Âu nào trong lịch sử, vô địch thế giới chỉ được 1 lần duy nhất (1966, tổ chức tại Anh). Vấn đề mình xác định ở đây là do truyền thông Anh 'quá mạnh', báo chí khai thác và ảnh hướng quá nhiều đến chuyên môn, thậm chí là đến ngóc ngách, đời sống riêng của cầu thủ, BHL,... bằng mọi cách, mọi thủ đoạn để có bài đăng (bao gồm cả nghe lén, hay xuyên tạc). Mỗi khi được thành công nho nhỏ thì tung hô tận mây xanh, mỗi lần vấp ngã thì đua nhau xâu xé, phân tích, dè bỉu. Một vòng xoáy như thế được lặp đi, lặp lại từ năm này qua năm khác, từ mùa Euro này đến mùa World Cup khác. Ở Anh, ngoài việc đầu tư chuyên môn, thì BHL và cầu thủ phải vượt qua một áp lực cực kỳ lớn khác là truyền thông và dư luận.

Hy vọng ở Việt Nam sẽ có ai đó đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề này để tạo ra hệ sinh thái xoay quanh bóng đá lành mạnh nhất.

Tất cả các lĩnh vực muốn phát triển chuyên nghiệp, cần sự đầu tư đào tạo bài bản từ gốc rễ chứ ko thể cải thiện từ ngọn ra. Bóng đá VN muốn phát triển chuyên nghiệp cần thay đổi từ "lõi" là đào tạo cầu thủ trẻ. Dễ nhận thấy trong tất cả các giải trẻ U19,U21, U23 gần đây, VN thường dễ tạo thành tích cao hơn với nhóm >25T . Đây là kết quả của sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Đào tạo ko chỉ kỹ thuật, tập luyện mà chú trọng vào đào tạo về văn hóa, bổ sung tri thức, nâng cao nhận thức của cầu thủ bên cạnh chú trọng hơn về dinh dưỡng, thể lực.

Thứ 2 là Bản Lĩnh, tự tin. Chúng ta đang có một lứa cầu thủ Trẻ, Tự Tin, Bản Lĩnh. Đó là lứa cầu thủ vượt qua được những mặc cảm tự ti về hình thê, về dân tộc, biết đề cao tinh thần dân tộc. Chưa bao giờ ngườ VN cảm thấy tràn trề hy vọng đến thé; bởi bản lĩnh, sự tin tin, ngoan cường của các cầu thu. Thắng ko kiêu, bại ko nản; luôn luôn chiến đấu vượt qua nghịch cảnh.

Người VN thông minh, khéo léo - chỉ cần Tự tin chúng ta có thể dễ dàng tạo ra nhiều thành quả trên nhiều lĩnh vực.

Thứ 3 là từ lứa U23 VN, nhìn thấy 1 thế hệ 9X, thế hệ trẻ có Tự Tin, có màu sắc Riêng & đầy hy vọng. Trc đây chúng ta lun hoài nghi về nhóm cuối 9X hời hợt, ích kỷ, thiếu tinh thần dân tộc, thiếu bản lĩnh. Bài học từ U23 khiến cho thế hệ đi trước phải nhìn nhận lại, tin tưởng hơn, nhìn rõ hơn về bản lĩnh và những khác biệt của thế hệ này. Tràn trề hy vọng.

Giới hạn của một người chính là họ.

Mình thấy những đội liên minh huyên thoại vn còn tiến xa hơn họ ở các giải đấu quốc tế mà chả thấy mấy ai nhắc tới,u 23 nam nay đối với mình thì bình thường

Dân số tăng vọt do bọn con gái rụng trứng với cầu thủ