Ba người mẹ
Mẹ tôi, tôi, con tôi, ba người mẹ, sống ở ba thời đại khác nhau, có ba văn hóa khác nhau.
Tôi sinh ra ở một vùng nông thôn nghèo ở Giang Tây, mẹ tôi là một người phụ nữ nhu mì lương thiện, suốt ngày chỉ biết lo liệu công việc gia đình mà không một lời oán than. Con gái thời đại ấy không có tư tưởng về giá trị bản thân, “giúp chồng dạy con” là việc quan trọng nhất trong lòng họ.
Tôi vẫn còn nhớ lúc cha mất, mẹ quỳ dưới đất khóc lớn: “Tôi thật có lỗi với ông, tôi không sinh được cho ông con trai.” Trong suy nghĩ của mẹ, đây là nỗi bi ai lớn nhất của người phụ nữ. Bởi vì không có con trai, đồng nghĩa với việc trong nhà không có con nối dõi.
Ba chị em chúng tôi nhìn thấy con trai trong thôn đều đi học thì quấn lấy mẹ đòi đi, mẹ đồng ý. Người trong thôn chê cười: Con gái lớn lên thì là của người ta rồi, đọc sách làm gì không biết! Mỗi lần có người bắt nạt cô nhi quả nữ chúng tôi, mẹ đều thở dài nói: “Nếu có một đứa con trai thì sẽ không chịu ức hiếp rồi。“ Lúc nào tôi cũng nói một vẻ rất là đàn ông: “Con không tin rằng con gái không thể làm vẻ vang cho con gái!” Mẹ tôi nghe xong kinh ngạc nhìn.
Cậu của tôi là thầy giáo dạy trung học, cậu rất thương chúng tôi, cổ vũ và ra sức giúp chúng tôi lên thị trấn đi học. Dưới sự khuyên nhủ của cậu, mẹ bán đi một phần nhà với đất cho chúng tôi đi học.
Có người chê mẹ tôi: “Đồ đàn bà con gái không hiểu chuyện, lẽ nào còn mong chờ con gái nuôi dưỡng đến lúc nhắm mắt xuôi tay, nối dõi tông đường hay sao?” Mặc dù mẹ luôn than thân trách phận, nhưng vẫn còn chút kiên cường, đạp lên lời đàm tiếu mà cổ vũ chúng tôi hoàn thành việc học.
Không lâu sau, mẹ mang theo niềm tiếc nuối không có con trai mà qua đời.
Tôi rời quê, mang theo nỗi niềm làm vẻ vang cho phụ nữ bước vào xã hội, bước vào dòng chảy cuồn cuộn của cách mạng.
Thời gian thấm thoát trôi, thoáng chốc tôi đã trở thành mẹ rồi.
Ở thời đại chúng tôi, là thời đại tất cả vì cách mạng, là thời đại không có cái tôi. Nhiều năm theo đuổi sự nghiệp công tác phụ nữ và công tác văn hóa, ngày nào cũng tuyên truyền nam nữ bình đẳng, giải phóng phụ nữ. Khẩu hiệu lúc đó là: “Phàm là chuyện con trai làm được, thì con gái cũng làm được”
Còn nhớ chúng tôi còn cố ý tổ chức thảo luận về phụ nữ: Là một người phụ nữ, công việc và gia đình, nên đặt cái nào lên đầu? Tôi cũng giống như đại đa số chị em phụ nữ lúc đó, không chút do dự đặt sự nghiệp ở vị trí hằng đầu.
Lúc ấy công việc chiếm trọn suy nghĩ tôi. Buổi sáng làm việc, mở họp, buổi tối mở họp, công việc. Chúng tôi vừa vùng lên xã hội phong kiến, xem thường tư tưởng vợ hiền mẹ tốt kiểu cũ. Cùng đó, tôi cũng chẳng có hứng gì với nấu ăn dọn nhà. Đồng nghiệp đến nhà thường thấy tôi trụng mì, nếu họ muốn ăn thì tôi cũng để họ tự làm, tôi cho rằng phụ nữ hiện đại thì nên chọn lối sống như thế.
Tôi gửi ba đứa con ở nhà trẻ cả ngày, đưa vô trường nội trú, để có thêm thời gian làm việc. Chủ nhật mấy đứa nhỏ hay vòi vĩnh đòi tôi dắt đi công viên, tôi luôn trả lời: “kêu ba đưa mấy đứa đi đi!” Sau khi chồng được cử ra nước ngoài làm việc, tôi liền xua cha con đi. Cha con cầm theo vài xu, vui vẻ dắt nhau đi ra ngoài, đến bây giờ tôi còn nhớ rất rõ.
Tôi thường tiến hành giáo dục mấy đứa, thường giảng tư tưởng cách mạng. Tôi dạy mấy đứa phải sống giản dị. Lúc đó, váy tất của mấy đứa toàn mảnh vá, quần áo mới toàn lớn mặc rồi nhỏ mặc, con nít lúc đó tinh thần toàn là lý tưởng cách mạng.
Có lần, trong nhật kí con trai viết là: “Con có tư tưởng hủ bại của giai cấp tư sản!” tôi xem xong sợ chết khiếp, vặn hỏi con trai có chuyện gì, con trai nói con với bạn xem bộ phim Pavel Corsaghin, trong đó có cảnh hôn của Pavel với Tania. Sau khi ra khỏi rạp chiếu phim, có bạn nói đó là cảnh quay đồi bại của giai cấp tư sản, lúc đó nó không nói câu nào. Nó hỏi tôi có phải con có tư tưởng hủ bại của giai cấp tư sản rồi không?
Bây giờ nghĩ lại, thời đó mọi người thời đó nghĩ thật đơn giản thuần túy, nhưng mọi người đều rất nghiêm túc. Ở trường, là lý luận không thực của cách mạng, ở nhà cũng nhà những lý luận suông của cách mạng. Con trẻ đều ở trong bầu không khí này mà trưởng thành, không hiểu những điều xấu xa và đen tối, cứ nghĩ con đường phía trước rải đầy hoa tươi và ánh sáng. Những năm tháng bấp bênh sau này, khiến chúng nó phải nhận đủ hết cực khổ.
Con gái sau độ tuổi trung niên không chỉ một lần nói với tôi, con chịu thiệt là ở chỗ tin vào những đạo lý cách mạng đao to búa lớn mà mẹ kể, vì thế thiếu mất ý thức tự bảo vệ mình, đối xử với người ta quá tốt, lao vào lao động quên đi bản thân, dễ dàng bị người khác tổn thương.
Những điều này, trách ai bây giờ?
Tôi cũng trải qua thời kì hỗn loạn, cũng trải qua việc bị ăn hiếp, nhưng tôi không hề oán giận, sơ tâm không đổi.
Con trai từng hỏi tôi: “Trước giải phóng mẹ có nhiều cơ hội vậy sao không ra nước ngoài?”
Tôi trả lời: “Chủ nghĩa tư bản là địa ngục, chủ nghĩa xã hội mới là thiên đường.”
Con trải phản bác: “Mẹ chưa đi thì sao biết ở đó là địa ngục?”
Suy nghĩ thời đại chúng tôi chúng nó không hiểu được. Nghĩ lại chuyện cũ, tôi nghĩ sự lựa chọn của tôi là đúng, tôi không hối hận.
Thời gian trôi qua thật nhanh, bây giờ con gái tôi đã trở thành mẹ.
Con gái làm mẹ khác hẳn với tôi. Giống như tôi và mẹ tôi hoàn toàn không giống nhau.
Dù con gái làm việc, học hành rất bận, nhưng con vẫn dốc hết tình thương lên đứa con mình.
Lúc cháu ngoại con nhỏ, con gái nói là bé “thiếu tình thương”, cần thường xuyên vuốt ve âu yếm; con cái dần lớn lên, lúc thích nói “không”, con nói là “thời kì nổi loạn”, không cần dạy, qua giai đoạn này sẽ ổn thôi; cháu ngoại trở thành một cô gái xinh đẹp rồi, con lại nói “thời kì xao động”, hai đứa ngồi trong phòng trò chuyện tâm tình. Thời đại của tụi nó nhiều tiết mục, những cái này ở thời chúng tôi chưa hề nghĩ qua chưa hề để ý.
Con gái làm mẹ, ghét việc thuyết giáo, nó ủng hộ việc con chơi bóng rổ, trượt băng, bơi, chơi piano. Mua cho con đủ loại sách, cũng mặc kệ cho con đi mua, thỉnh thoảng cũng đưa con đi karaoke. Nó không phản đối con lớn rồi tự đi xông xáo đây đó, tự mình phân biệt thiện ác, nhưng nó luôn nhấn mạnh với con rằng:
"Chỉ có tự cường, chỉ có phát triển mọi mặt mới có thể nghênh đón nhân sinh."
Quần áo của cháu ngoại rất nhiều, cái này cái kia quăng khắp nơi, dưới gầm giường còn có một hộc giày lớn, xem ra truyền thống mộc mạc chịu khó của gia đình tôi đến thế hệ này đã hết rồi, điều này khiến tôi không ưng, nhưng cháu ngoại không hề để tâm. Con gái thấy tôi nổi giận thì mắng con hai câu, khuyên tôi hai câu. Nhưng tôi phát hiện con gái lén tôi vứt sạch mấy bộ quần áo cũ tôi mặc nhiều năm không nỡ vứt.
Con gái làm vợ, làm mẹ rất xem trọng xây dựng nền tảng của gia đình, nó thích trang trí nhà cửa, tháng này lót gạch, tháng kia trải thảm; nó thích đồ điện gia dụng mới, máy giặt, điều hòa, máy hút khói, máy làm ẩm không khí mua không ngừng. Mỗi lần con mua về một cái “máy lớn” tôi phản đối một lần, tôi nghĩ rằng dụng cụ trong nhà càng đơn giản càng tốt, phòng ốc càng mộc mạc càng tốt, đồ càng ít càng tốt.
Con gái thường hùng hồn nói với tôi: “Nhà phải giống nhà, phải để cho mình thoải mái. Sao phải cứ góp nhặt chắp vá cả đời chứ.”
Thật nhanh, con gái của con gái lớn rồi, nó mỗi ngày vui vẻ mà theo máy ghi âm hát mấy bài thịnh hành, vui vẻ nhìn gương lắc đến lắc lui. Nó rất biết đau lòng cho mẹ, khiến mẹ vui vẻ. Có lần nó thấy mẹ không mang trang sức mà ra đường, liền nghiêm túc nói: “Mẹ phải để ý đến phối hợp phụ kiện chứ, mẹ phải trang điểm mình cẩn thận chứ, người đẹp thì mới tự tin.”
Bài học này, nên là tôi dạy cho con gái, nhưng tôi không dạy. Mười mấy năm trôi qua, không ngờ lại để cho con của con tôi dạy bù.
Nhìn cháu ngoại tràn đầy hi vọng và sức sống, tôi thường nghĩ, không biết sau này nó sẽ trở thành một người mẹ thế nào?