Ba mảng kiến thức cốt lõi cần nắm vững để trở thành một developer
Đối với một sinh viên IT, từ những câu lệnh for, lệnh if, con trỏ, đệ quy đến cấu trúc dữ liệu, rồi assembly, lập trình hướng đối tượng,… tất cả bạn đã học qua và thành thạo. Sự thật, những kiến thức ấy là thiết yếu để trở thành một coder tốt, nhưng để phát triển sản phẩm thì cần sự hợp tác của cả một đội ngũ. Muốn trở thành một coder giỏi, đồng thời là một đồng đội tuyệt vời, chúng ta phải thuộc nằm lòng 3 kĩ năng cốt lõi sau:
1. Kiến thức về Version Control
Làm việc trong một nhóm đòi hỏi chúng ta có sự phân công và giao tiếp rõ ràng. Ngoài ra, lưu trữ thông tin, từng thay đổi của dự án là điều tất yếu, bởi lỗi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bug có thể chui ra từ bất cứ nơi đâu. Vì thế chúng ta phải luôn có backup để quay về chỉnh sửa và hợp tác một cách hiệu quả. Đó là mục đích của việc sử dụng phần mềm Version Control, phổ biến nhất chính là Git/Git Hub. Git giúp bạn lưu trữ, chỉnh sửa, cập nhật thay đổi của mình trên máy cá nhân. Đồng thời bạn còn có thể cập nhật lên “kho chứa” (repository) chung của dự án trên web Git Hub hoặc đưa những thay đổi mới từ repository về máy bạn. Hiểu rõ và sử dụng thành thạo phần mềm, dịch vụ Version Control là một kĩ năng quan trọng của developer.
2. Kiến thức về Software Development Process
Sản phẩm có quy mô lớn sẽ được chia thành nhiêu giai đoạn cụ thể (thu nhập yêu cầu, thiết kế, thực thi, kiểm định, bảo trì) trong quá trình thực hiện. Ở mỗi giai đoạn chúng ta phải đưa ra những quyết định lớn cho cách thức xây dựng sản phẩm. Cũng chính vì lí do này, càng về sau, khi nhu cầu thay đổi, điều chỉnh xuất hiện thì chi phí của nó càng lớn bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tất cả giai đoạn trước đó. Vì thế chúng ta cần có một mô hình xây dựng sản phẩm mà trong đó các giai đoạn được phân bố cụ thể và đáp ứng đúng nhu cầu về sản phẩm. Những mô hình cơ bản tiêu biểu chính là Agile, Waterfall và Spiral.
3. Coding Conventions
Chắc hẳn coder nào cũng đã trải qua cơn ác mộng đọc code của người khác vì một lí do nào đó. Kinh hãi nhất là khi tất cả các chức năng được viết chung một file và không hề có một dòng comment. Điều này là không thể chấp nhận được trong môi trường làm việc nhóm. Robert C. Martin, tác giả của quyển bí kíp Clean Code cũng đã viết rằng tỉ lệ thời gian dành cho việc đọc code so với viết code là 10/1. Chính vì thế chúng ta cần học cách viết code càng dễ đọc càng tốt. Để làm được điều này ta phải gầy dựng thói quen, code có phương pháp, đúng tiêu chuẩn, qui ước chung của nhóm hay công ty mình đang làm việc. Hãy code có tâm và bản thân bạn trong tương lai cũng sẽ quay về cảm ơn chính mình.
#YSLO
#Youngscienceleadersorganization
công nghệ thông tin
Poster có thể add luôn link hoặc name, hoặc ebook của các quyển sách liên quan 3 gạch đầu dòng không? hoặc vì lý do bản quyền thì inbox cho mình nhé.
MrC
Poster có thể add luôn link hoặc name, hoặc ebook của các quyển sách liên quan 3 gạch đầu dòng không? hoặc vì lý do bản quyền thì inbox cho mình nhé.
Lê Minh Hưng
Mình thấy ở Việt Nam học lập trình luôn có môn về thuật toán, và mọi người cũng rất đề cao thuật toán. Vậy theo bạn thuật toán sẽ được đặt ở đâu trong 3 mảng này?