Ba câu hỏi các bạn thường đặt ra trước khi đọc một cuốn sách là gì?
Thứ bảy tuần trước, mình có tham gia trải nghiệm một buổi đọc sách bằng phương pháp Magic Reading Question do Vietnam Coaching Hub tổ chức.
Hiện tại mình đang áp dụng phương pháp ấy. Trước khi đọc mình sẽ tự đặt ra ba câu hỏi dành cho tác giả (trong tưởng tượng):
"Vì sao ông quan tâm đến chủ đề này?"
"Thông điệp ông muốn gửi đến người đọc là gì?"
"Ông có thể làm cho thông điệp ấy ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng hơn không?"
Các bạn có thường đặt ra các câu hỏi trước khi đọc sách không? nếu có thì hãy chia sẻ cùng mình nhé.
magic reading question
,vietnam coaching hub
,noron
,đọc sách bằng câu hỏi
,sách
Mình cũng thường đặt câu hỏi nhưng là khi mua sách
1. Mày viết về điều gì
2.Những gì mày viết có hấp dẫn như cái tên của mày không
3.Mày có phù hợp với tao không?
4. Tao sẽ là chủ nhân của mày..nên cố mà thể hiện nhé..
Nghe kì nhỉ...
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Eva Chia Sẻ
Nguyễn Tấn Minh Tiến
3 câu hỏi mình thường hỏi trước khi đọc sách:
- Đây có phải 1 cuốn sách như tiêu đề?
- Cuốn sách này rõ ràng là về vấn đề đơn giản nhưng tại sao nó lại quá dày, hoặc là rõ ràng tiêu đề nói về vấn đề hàn lâm nhưng tại sao nó lại quá ít. Thông điệp là gì?
- Tại sao tác giả lại quan tâm đến vấn đề này? Người đó đã từng trải qua hay là 1 người viết lại cuộc đời của người khác, hay là 1 vấn đề khác?
Ông Rùa
Cá nhân mình thì không chủ động đặt nhiều câu hỏi trước khi quyết định mua/đọc một cuốn sách. Có lẽ vì đa phần các cuốn sách mình đang có đều thuộc dòng sách hàn lâm, hoặc chí ít là khoa học thường thức (khtt), nên thường việc đặt các câu hỏi liên quan đến tác giả không hoàn toàn cần thiết (đối với mình). Tất nhiên không thể chối cãi việc tác giả là ai cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sách từ nội dung đến các hành văn, diễn đạt vấn đề. Tuy nhiên, dòng sách hàn lâm mình thường chọn mua là các bản gốc bằng tiếng Anh hoặc bản dịch được tái bản nhiều lần sang tiếng Việt, nên khi mua mình có một sự tin tưởng khá lớn dành cho chúng.
Sách hàn lâm/khtt cũng ít khi được viết để truyền đạt một thông điệp cụ thể mang tính chủ quan của người viết, mà là để tổng hợp, mô tả, phân tích, biện luận, v.v. các thông tin xoay quanh chủ đề chính. Ngược lại, đối với thể loại văn chương thì mình hạn chế tìm hiểu quá nhiều về nó trước khi đọc để có thể tiếp nhận câu chuyện một cách tự nhiên và thoải mái nhất có thể.
Có thể nói khi mua sách mình sẽ quan tâm nhiều hơn đến phạm trù/chủ đề mà sách đang nói đến, và tất nhiên cả giá tiền. Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có mỗi 3 cuốn sách trong hơn 100 đầu sách mà mình đang có mà mình cho rằng khá hối hận khi sở hữu:
- 1 cuốn mình được tặng liên quan đến việc học tiếng Anh nhiều năm về trước - mình không đánh giá cao lắm về nội dung.
- 1 cuốn mình mua về một góc nhìn cũ của ngành xã hội học thế kỷ 18-19 - cuốn này truyền tải nhiều góc nhìn cổ hủ, định kiến, và phân biệt đối xử nên mình không thích lắm.
- Cuốn còn lại khiến mình cảm thấy hối hận nhất là một cuốn sách nguỵ khoa học viết dưới nhãn mác của khoa học và truyền tụng.
Nguyễn Quang Vinh
An
Tuỳ từng kiểu sách mà mình có cách đọc khác nhau. Nhưng mình không đặt ra câu hỏi trước khi đọc.
Vì khi đọc mình sẽ xem mục lục hoặc đọc phần giới thiệu đầu trang, nhận xét cuối trang để xem cuốn này nói về điều gì? Có phải cuốn hoặc có ý nào mình cần trong thời điểm mình đọc không? Và có thì mình đọc, sau đó thì hỏi. Cuốn này giúp ích cho mình điều gì! Mình cần thực hành điều đó như thế nào. Hết. ^^
Nguyễn Duy Thiên
Em không ý thức đặt ra câu hỏi gì. Có lẽ trong tiềm thức thì chỉ hỏi: ''Tôi muốn và có thể học được gì từ quyển sách này?" Ba câu hỏi gợi ý trên khá hay, có thể em sẽ thử áp dụng.
Hải Bình