Bà bầu bị sỏi thận có nguy hiểm không?
Bà bầu bị sỏi thận khi mang thai khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Tuy sỏi thận không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi nhưng lại làm phái đẹp đau đớn, khó chịu. Vậy tại sao mẹ bầu lại mắc sỏi thận trong giai đoạn thai kì? Dấu hiệu gì nhận biết sỏi thận khi mang thai? Phương pháp chữa trị nào hiệu quả? Cùng mình tìm hiểu ngay nhé.
Khi mang thai, sỏi thận sẽ khiến bà bầu xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đau mỏi lưng… Lúc này, phái đẹp thường nhầm tưởng mình đang gặp các dấu hiệu trong thai kì. Nếu sỏi thận chưa quá nặng, nữ giới nên chờ sinh con xong mới chữa trị. Còn viên sỏi quá to, kèm cơn đau quặn thận thì nguy cơ sinh non rất lớn. Vậy nên khi phát hiện sớm biểu hiện sỏi thận thì bạn nên đi thăm khám ngay lập tức.
Bà bầu bị sỏi thận do những nguyên nhân gì?
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành sỏi thận ở bà bầu. Sỏi dễ kết tinh khi lượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng tại thận. Đặc biệt, trong thời kì mang thai, phái đẹp có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn bình thường bởi các lí do:
Bổ sung quá nhiều canxi
Thông thường, lúc mang thai bà bầu sẽ bổ sung rất nhiều canxi để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, trường hợp bạn bổ sung thừa canxi dễ làm sỏi hình thành trong thận. Vậy bà bầu bị sỏi thận có nên uống canxi không? Để giảm tình trạng sỏi phát triển trong thận, bàng quang, niệu quản thì trước khi dùng canxi, nữ giới nên hỏi ý kiến bác sĩ để xác định liều lượng sử dụng phù hợp.
Uống ít nước
Nước là thành phần quan trọng với cơ thể con người, nhất là phụ nữ đang mang bầu. Nước đóng vai trò giảm nồng độ, pha loãng khoáng chất để ngăn sỏi không thể hình thành. Bà bầu lúc mang thai thường ăn rất nhiều thực phẩm giàu canxi, photpho kèm các loại thực phẩm chức năng. Nếu uống ít nước thì việc mắc sỏi thận chắc chắn xảy ra.
Nhiễm trùng đường tiểu
Việc uống ít nước cũng làm nữ giới dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu và tạo điều kiện hình thành sỏi thận.
Yếu tố di truyền
Khi trong gia đình như mẹ, chị gái, cô, dì… có người từng mắc chứng canxi niệu, hay nồng độ canxi trong nước tiểu bị tăng thì bạn sẽ có nguy cơ bị sỏi thận khi mang bầu.
Thai nhi quá lớn
Thai nhi phát triển lớn dần cũng tạo sức ép lên bàng quang, tử cung. Từ đó, dòng nước tiểu không thể lưu thông được và bị lắng đọng trong thận.
Cơ thể của người phụ nữ mang thai sẽ xảy ra rất nhiều thay đổi, như lượng hormone không cân bằng, dễ bị viêm đường tiết niệu, tạo cơ hội để sỏi thận phát triển. Do đó, bạn nên chú ý đến những thay đổi của cơ thể để chữa trị kịp thời, tránh sảy thai hoặc sinh non.
Biểu hiện nhận biết bà bầu bị sỏi thận
Không phải ai cũng nhận biết sỏi thận ngay từ giai đoạn đầu. Khi mới hình thành, sỏi thận không hề gây triệu chứng gì quá nghiêm trọng. Một vài biểu hiện phổ biến của sỏi thận ở bà bầu bao gồm:
- Đau vùng thắt lưng: Cũng giống như ở người bình thường, sỏi thận cũng gây ra cơn đau quanh vùng thắt lưng cho bà bầu. Cơn đau này sẽ lan dần xuống vùng bụng dưới, chậu, hông kèm tình trạng sốt cao, chuột rút.
- Đau buốt khi tiểu, tiểu rát, tiểu rắt: Khi sỏi từ thận di chuyển xuống niệu quản, bàng quang, niệu đạo sẽ làm tổn thương niêm mạc, làm bà bầu tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu đục và có mùi hôi.
- Máu lẫn trong nước tiểu: Lúc này, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt. Viên sỏi di chuyển, hình dạng sắc cạnh còn gây vỡ mô liên kết những tế bào xung quanh.
Cách chữa trị sỏi thận khi mang thai
Bà bầu khi mang thai tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến từ phía bác sĩ. Vì dùng thuốc không đúng liều sẽ ảnh hưởng, gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu bệnh nhân xuất hiện các cơn đau đớn vì sỏi thận, bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc giảm đau.
Uống nhiều nước là cách chữa sỏi thận đơn giản, tiết kiệm và hữu hiệu nhất. Nước có tác dụng làm loãng cách khoáng chất, nước tiểu và muối hữu cơ, đảm bảo đẩy sỏi nhỏ ra ngoài thông qua đường tiểu.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên lập kế hoạch chăm sóc bản thân, không nên làm việc quá sức, để cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái. Ngoài ra, bà bầu cũng cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, protein, hạn chế ăn thực phẩm quá giàu canxi mà nên tăng cường ăn cam, dưa hấu, dâu, việt quất, nho, thịt trắng… Bà bầu cũng nên tránh đồ uống đóng chai, nước ép pha sẵn bởi trong các loại đồ uống này chứa lượng muối khoáng lớn.
Những lưu ý dành cho phái đẹp mang thai bị sỏi thận
Để hiệu quả điều trị sỏi thận được tốt nhất, phái đẹp nên nhớ các lưu ý như:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây. Uống đủ 2 lít nước/ ngày;
- Khi vùng bụng bị đau bất thường, không phải dấu hiệu của việc mang thai thì bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa uy tín, chất lượng để khám chữa;
- Tập thể dục thể thao thường xuyên, các bài tập vận động nhẹ như đi bộ, yoga dành cho bà bầu để tăng cường sức đề kháng;
- Bà bầu cũng không nên uống sữa tươi trước lúc đi ngủ. Bởi trong quá trình ngủ, các chất cặn trong nước tiểu tăng còn lượng nước tiểu giảm đáng kể, gây hình thành sỏi.
Chữa sỏi thận cho bà bầu sẽ hiệu quả khi bạn ghi nhớ những lưu ý trên đây. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline … để được đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành giải đáp chi tiết.