Art Director vs Creative Director khác nhau như thế nào?

  1. Marketing

  2. Hướng nghiệp

Mình nghe nhiều về hai vị trí này trong các agency & một số công ty nhưng vẫn chưa hình dung được rõ ràng sự khác biệt về vai trò & công việc/kỹ năng của 2 vị trí này.

https://cdn.noron.vn/2018/04/27/bc015ba5d2574be2969b1c4a38ae310b.jpeg

Và trong các công ty như thế nào thì cần Art Director hoặc Creative Director hoặc cả hai ?

<Ảnh: nguồn

thefoxisblack.com

>

Từ khóa: 

quảng cáo

,

creative director

,

art director

,

marketing

,

hướng nghiệp

Bạn có thể xem clip trong bài này để hiểu rõ công việc của Art Director và Creative Director khác nhau như thế nào nhé. Nhìn chung Creative Director là một cấp độ cao hơn của Art Director. :D

Trả lời

Bạn có thể xem clip trong bài này để hiểu rõ công việc của Art Director và Creative Director khác nhau như thế nào nhé. Nhìn chung Creative Director là một cấp độ cao hơn của Art Director. :D

Creative Director

  • Trách nhiệm chính là khởi xướng ý tưởng hoặc thúc đẩy team đưa ra ý tưởng, đảm bảo tính sáng tạo và dẫn dắt tư duy người xem.
  • Có thể bao gồm việc trao đổi với khách hàng và giới thiệu công việc sáng tạo của cty cho khách hàng

Art Director

  • Vai trò của AD là đảm bảo các chuyên gia trong Creative team sản xuất và hoàn thành công việc đúng thời gian, làm hài lòng Creative Director và khách hàng
  • AD cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tạo và phát triển ý tưởng bằng việc quyết định về các yếu tố hình ảnh của project như: người mẫu, màu sắc, tinh thần chung, cảm giác đem đến cho người xem…
  • Làm việc mật thiết với Copywriter như là 1 đội nhỏ để đảm bảo ý tưởng ngắn gọn và hỗ trợ chiến dịch quảng cáo

---

Các công ty agency thì cần những vị trí như này. ( Agency ở VN thường làm gộp các mảng Quảng cáo – Truyền thông- Sự kiện ).

Về phân cấp chức vụ thì Creative Director (CD) là sếp của Art Director (AD). Một agency nếu có thể có nhiều AD thì CD thường chỉ có một người đảm nhận.

CD là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ các dự án đang chạy của công ty. Họ làm việc trực tiếp với các heads của những phòng ban khác, với CEO hay giám đốc công ty, và cả với khách hàng. Là người đưa ra định hướng, điều phối, kiểm duyệt tất cả các sản phẩm trước khi được gửi đi. Là người trình bày, thuyết phục, bán ý tưởng trực tiếp với khách hàng. Ở những agency size vừa và nhỏ, CD có thể quản lý sát sao toàn bộ team, bao gồm cả AD, seniors designers, junior designers và các thực tập sinh. Nhưng đối với size lớn và global, hầu như CD chỉ làm việc nhiều với các ADs mà thôi. Thậm chí như CD mình ngày xưa là một bác người Pháp rất có tên tuổi trong ngành thì ngoài giai đoan bán ý tưởng có cơ hội trao đổi với bác, còn lại hầu như mình chỉ làm việc nhiều với cô Deputy CD ở trụ sở chính nước ngoài.

Đối với vị trí AD theo kinh nghiệm của riêng mình bên mảng branding thì nếu scope của CD chủ yếu là ra mặt trận trực tiếp với khách hàng thì AD sẽ ở hậu phương đảm trách công tác quản lý team, đảm bảo chất lượng sản phẩm và hợp tác với bên thứ ba. Điều đó có nghĩa là AD vẫn phải ngồi vào máy làm công việc thiết kế chuyên môn, nhưng vừa phải lên timeline, phân bổ công việc cho các bạn seniors và juniors, làm việc với content, video, rồi review sản phẩm trước khi gửi cho CD, điều hướng, giải quyết sự cố, lên kế hoạch và đảm bảo tiến độ với các bên thứ ba. Đồng thời vẫn phải báo cáo chi tiết hoạt động team và nhiều yếu tố liên quan như khen thưởng, training, hội họp,... cho CD mỗi tuần.

Hy vọng chút kinh nghiệm cá nhân sẽ giúp ích cho bạn nhé. ^^