Anh/chị hãy tìm 02 nhà lãnh đạo và chỉ ra các kỹ năng, phong cách lãnh đạo của họ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

I. Tổng quan Lãnh đạo là một khía cạnh rất quan trọng của quản lý. Một người có khả năng lãnh đạo tốt thì ắt hẳn đây là chìa khóa để giúp họ trở thành nhà quản lý giỏi. Trong cuốn Những vấn đề cốt yếu của quản lý, lãnh đạo được xác định là “sự tác động, như một nghệ thuật, hay một quá trình tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu tổ chức”. Như vậy, các nhà lãnh đạo là những người hành động để giúp một nhóm đạt được các mục tiêu với sự vận dụng tối đa các khả năng của nhóm. Bất cứ tổ chức hay hệ thống nào trong xã hội cũng đều cần có những người lãnh đạo thực hiện chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước dẫn đường cho những con người hướng tới đạt được mục tiêu của tổ chức, hệ thống đó. Trong cuốn sách này, tác giả khẳng định phong cách lãnh đạo được phân chia dựa trên việc sử dụng quyền lực, bao gồm 3 phong cách cơ bản: người lãnh đạo chuyên quyền, người lãnh đạo dân chủ, người lãnh đạo tự do (thả cương). Việc các nhà lãnh đạo sử dụng một phong cách nào đó sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Mỗi nhà lãnh đạo đều có phong cách lãnh đạo riêng, mang nét đặc trưng riêng trong suốt sự nghiệp của họ. Trong bài tiểu luận này, tôi đề cập đến hai phong cách lãnh đạo có phần đối lập nhau đó là phong cách chuyên quyền và phong cách dân chủ. Đại diện cho phong cách lãnh đạo chuyên quyền là Park Chung Hee- vị Tổng thống đời thứ 3 của Đại Hàn Dân Quốc, bên cạnh đó là người đại diện cho phong cách dân chủ- Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun Hee. II. Park Chung Hee- vị Tổng thống thứ 3 của Đại Hàn Dân Quốc 1. Bối cảnh Hàn Quốc trước khi Park Chung Hee lên cầm quyền Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, Hàn Quốc là một nước nghèo, lạc hậu, đặc biệt sau chiến tranh Nam- Bắc Triều Tiên kết thúc năm 1953, Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề, nhiều thành phố chỉ còn là đống tro tàn. Thiệt hại vật chất ở đây được ước tính khoảng 3 tỷ USD trong khi tổng GDP của nền kinh tế chỉ khoảng 1,7 tỷ USD vào năm 1953. Mặc dù đã thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và đề ra chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nhưng nền kinh tế vẫn cỏn rất lạc hậu, dân nghèo đói, tài chính lạm phát và nạn tham ô rất trầm trọng trong giới công chức. 2. Sơ lược về Park Chung Hee Park Chung Hee (1917- 1979) sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại Seonsan, phía bắc Gyeongsang, Triều Tiên. Thuở thiếu thời, ông được đánh giá là người có khuynh hướng thích sự đơn độc. Ông là người học rất giỏi, sau này đã từng đi dạy 2 năm sau khi tốt nghiệp Cao đẳng. Tuy nhiên, quá trình trưởng thành của ông trùng với thời gian Nhật Bản bắt đầu xâm chiếm Trung Quốc, dẫn đến cuộc bùng nổ chiến tranh Trung- Nhật, dần dần hình thành trong ông ý niệm về quân đội. Từ năm 1940, ông bắt đầu đi trên con đường gắn liền với quân đội, cũng là nền tàng trở thành người cầm quyền, một vị Tổng thống của Đại Hàn Dân Quốc. 3. Chế độ độc tài Park Chung Hee Sau thành công của cuộc đảo chính năm 1961, Hàn Quốc bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Park Chung Hee. Sau khi lên nắm chính quyền ông đã nói trước 20.000 sinh viên đại học Seoul: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta . Hôm nay, có thể có một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra” . Với phương hướng rõ ràng, sự lãnh đạo cương quyết, năng động và bằng những quyết định mang tính chiến lược, Park Chung Hee dã làm nên kì tích sông Hàn, đưa Hàn Quốc thành một nước phát triển trước sự kinh ngạc của toàn thế giới. Dưới nhiệm kì tổng thống của mình, Park Chung Hee đã đưa ra một loạt các chính sách để phát triển kinh tế như chính sách phát triển công nghiệp nặng Hàn Quốc, tái lập quan hệ với Nhật Bản, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế. Những ảnh hưởng tích cực nhất định từ việc áp dụng những chính sách này như là nền công nghiệp hóa dầu, điện tử, đóng tàu với tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc đã thoát khỏi những hình ảnh là loại ô tô kém chất lượng với giá rẻ trên thị trường Mĩ. Ngoài ra, Hàn Quốc có được một khoản tiền lớn từ sự viện trợ kinh tế từ Nhật Bản. Điều này đã giúp cho chính sách phát triển công nghiệp nặng tại đất nước này diễn ra suôn sẻ, thu nhiều thành công. Tuy nhiên trái với sự phát triển của công nghiệp nặng thì nền nông nghiệp ngày càng suy thoái, trì trệ hơn. Chính phủ đã phải duy trì chính sách hạ giá nông sản để tiến hành công nghiệp hóa với xuất khẩu. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ cũng có ảnh hưởng đến việc diện tích đất bị thu hẹp. Về mặt chính trị trong chế độ độc tài của Park Chung Hee đều nằm dưới dự chi phối của một cấu trúc siêu quyền lực, đặt lên trên cơ cấu chính quyền dân sự lúc bấy giờ, đó là “Hiệp hội kêu gọi tái thiết quốc gia”. Tổ chức này chính là công cụ chuyên chế của Park Chung Hee, cụ thể được biểu hiện qua các chính sách đối nội, đối ngoại. Về đối nội, ông cho ban hành sắc lệnh chống công nhân, cấm mitting, biểu tình, diễu hành, đàn áp dã man các phong trào đấu tranh chống đối chính phủ. Vào năm 1972, nhận thấy người dân nhen nhóm khao khát chủ nghĩa dân chủ, Park Chung Hee cấm toàn bộ hoạt động chính trị, chế độ bầu cử Tổng thống bị chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp và Tổng thống có quyền tiến cử thành viên Quốc hội và giải tán Quốc hội. Những điều này thể hiện quyền uy tuyệt đối của Park Chung Hee với khao khát vị trí Tổng thống suốt đời. Về đối ngoại, ông lên kế hoạch thôn tính Bắc Triều Tiên bằng con đường kinh tế thay vì con đường vũ lực. Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách thân Mĩ, thân phương Tây, thù địch với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Quá trình công nghiệp hóa cũng ảnh hưởng đến sự cải tổ toàn diện về cơ cấu giai cấp trong xã hội. Đa số người dân nghèo ra đô thị hình thành nên tầng lớp dân nghèo đô thị. Điều này dẫn đến việc lực lượng nông dân đã giảm dần. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp thì có những người trở nên giàu có rồi trở thành giai cấp tư sản, trong khi nông dân nghèo ra thành thị làm thuê lại biến thành giai cấp vô sản đông đảo. Lúc này, trong xã hội có sự phân hóa giai cấp rõ rệt giữa người giàu và kẻ nghèo, ông chủ và người làm thuê,... Như vậy, dưới chế độ độc tài Park Chung Hee, nền kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt, diện mạo xã hội cũng thay đổi theo xu hướng phát triển của nước đang quá độ lên Chủ nghĩa tư bản. Quyền lực chính trị mang tính chất chuyên chế, tập trung quyền lực cao. Chế độ độc tài Park Chung Hee đã góp phần đưa đất nước phát triển theo con đường Chủ nghĩa tư bản trong tương lai. 4. Phong cách, kỹ năng lãnh đạo Tuy rằng Park Chung Hee đã thiết lập ở Hàn Quốc một chế độ độc tài quan sự mang tính chất chuyên chế độc đoán, chống dân chủ mạnh mẽ nhưng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của chế độ chính trị này đối với diện mạo của nền kinh tế và xã hội. Trong thời kì ông giữ chức Tổng thống, luôn có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về vai trò và sự lãnh đạo của ông. Có những người kịch liệt phản đối tính độc tài, phi dân chủ của ông và luôn nhằm vào những mặt tiêu cực của thời kì này như việc ông tiến hành đàn áp phong trào lao động, phong trào đòi dân chủ,... Mặt khác, có những người đề cao tính kế hoạch, sự thúc đẩy và chủ nghĩa thành quả thì nhìn ra được ông là người có vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Hàn Quốc. Như vậy, bản thân Park Chung Hee là người có tham vọng với quyền lực to lớn, là đại diện của một nền chính trị độc tài, phản dân chủ. Nhưng không thế phủ nhận những phẩm chất quý báu của nhà lãnh đạo này như sự kiên định với mục tiêu bảo vệ đất nước, quyết tâm đổi mới xây dựng tổ quốc hùng mạnh, đề cao tinh thần độc lập dân tộc và chống tham nhũng. Ở Park Chung Hee hội tụ đầy đủ các yếu tố, các kỹ năng của một nhà lãnh đạo. Đó là tinh thần sáng tạo, sẵn sàng đổi mới tư duy; khả năng dẫn dắt; lòng nhiệt huyết; tinh thần đối đầu với thử thách; luôn tạo động lực; cống hiến; cam kết và tầm nhìn chiến lược lâu dài. Nhưng trên hết, cốt lõi của phong cách lãnh đạo Park Chung Hee chính là thuật dùng người. Ông luôn có sự lựa chọn sáng suốt và đặt niềm tin vào các bộ trưởng, các nhà tham mưu trong Nhà Xanh, giúp Hàn Quốc có sự thay đổi mạnh mẽ và thu được những thành quả vượt bậc. Cho dù là người theo phong cách chuyên quyền, có những chính sách phi dân chủ, thể hiện sâu sắc tính độc tài nhưng Park Chung Hee vẫn là một nhà lãnh đạo xuất sắc bởi sự hội tụ nhưng kỹ năng lãnh đạo, nhưng phẩm chất cần có. Nhờ đó ông đã thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đạo hóa, tiếp đó xây dựng nền dân chủ vững chãi, lớn mạnh, và đây là nguyên nhân mà phần lớn ông vẫn được đông đảo nhân dân ủng hộ. III. Lee Kun Hee- Chủ tịch tập đoàn Samsung Nếu trước khi Park Chung Hee lên nắm chính quyền, đất nước Hàn Quốc thực sự rơi vào trạng thái tồi tệ cả về mặt kinh tế, chính trị lẫn xã hội; thì trước khi Lee Kun Hee lên làm chủ tịch, tập đoàn Samsung cũng chỉ là tập đoàn đa ngành nghề với các sản phẩm chất lượng kém và gặp hoàn cảnh khủng hoảng về kinh tế trầm trọng. Hai người lãnh đạo này đều là những người có tầm nhìn chiến lược, đã thúc đẩy nền kinh tế của tổ chức của họ. Với Park Chung Hee được biết đến là nhà lãnh đạo chuyên quyền, đại diện cho chế độ độc tài, thì chủ tịch Lee Kun Hee là nhà lãnh đạo dân chủ, coi trọng ý kiến của cấp dưới trước khi đưa ra quyết định hành động. 1. Tình hình tập đoàn Samsung trước khi Lee Kun Hee lên làm chủ tịch Tập đoàn Samsung thành lập năm 1938, là tập đoàn đa ngành, đa nghề, nổi tiếng kinh doanh hàng dân dụng như quạt điện, máy lạnh,... Tuy nhiên vì tập trung phát triển quá nhiều về số lượng mà các sản phẩm của tập đoàn này có chất lượng rất kém, nên đã từng có giai đoạn tập đoàn Samsung bị người tiêu dùng gọi lái tên thành “Samsuck” (nghĩa là rác rưởi). 2. Sơ lược về chủ tịch Lee Kun Hee Lee Kun Hee (1942) là con trai thứ ba của Lee Byung Chul- người sáng lập tập đoàn Samsung. Ông được biết đến là tỷ phú người Hàn Quốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn điện tử Samsung. Năm 1996, ông trở thành thành viên của Ủy ban Thế vận hội quốc tế. Với khối tài sản ước tính khoảng $12.6 tỉ, gia đình ông được xếp hạng vào những người giàu nhất thế giới. 3. Phương thức quản trị của Lee Kun Hee Lee Kun Hee nhậm chức vào năm 1987, sau đó ông đã liên tục nhấn mạnh tính cần thiết của việc thay đổi tận gốc chiến lược và phương thức quản trị nhằm tồn tại trong thời đại cạnh tranh khốc liệt của thế kỉ XX. Cuộc đổi mới quản trị sau năm 1993 được triển khai trong thời gian ngắn trên cơ sở ý thức về khủng hoảng nghiêm trọng của chủ tịch Lee Kun Hee. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 của toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc, Samsung tập trung vào sản xuất linh kiện, thiết bị điện thoại. Chính sách đổi mới phương thức quản trị kinh doanh thiết lập tầm nhìn mới đưa Samsung thành “doanh nghiệp số một thế giới” thế kỷ XXI. Ông cho tiến hành đầu tư cuộc chuyển đổi chiến lược và phương thức quản trị tập trung vào lượng sang chiến lược và phương thức quản trị tinh vi hóa dựa vào chất. Theo tầm nhìn của chủ tịch Lee Kun Hee quá trình hình thành phương thức quản trị mới bao gồm các bước: tầm nhìn tham vọng, đón đầu cơ hội- đầu tư mạnh dạn, nhận biết về khủng hoảng- tâm lý căng thẳng, coi trọng kỹ thuật- đảm bảo nhân lực chủ chốt, khen thưởng xứng đáng, cạnh tranh và hợp tác trong tổ chức và cuối cùng là thực hiện thành công tầm nhìn. Tầm nhìn tham vọng là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong quá trình đổi mới phương thức quản trị. Theo chủ tịch Lee Kun Hee, tầm nhìn tham vọng ở đây chính là phấn đấu trở thành số 1 thế giới. Bản thân ông đã xác định được tầm nhìn này, vì vậy tất cả mọi nhân viên làm việc trong tập đoàn cũng đều phải ghi nhớ và coi đó là nền tảng cho sự phát triển hùng mạnh của tập đoàn. Các bước tiếp theo cũng được chủ tịch Lee Kun Hee nhìn nhận và xác định rất rõ ràng. Bước trước làm cơ sở phát triển cho bước sau, tất cả theo một trình tự nhất định và cùng hướng tới một mục đích duy nhất chính là trở thành số 1 thế giới. 4. Phong cách, kỹ năng lãnh đạo Nếu như người cha của Lee Kun Hee- nhà sáng lập Samsung Lee Byung Chul cho rằng quản lý chính là trọng tâm để điều hành Samsung, thì Lee Kun Hee lại cho rằng kĩ năng và nhân lực mới chính là yếu tố chủ chốt. Từ khi bắt đầu nhậm chức, ông như là người “thay máu” cho tập đoàn Samsung. Từ cách nhìn nhận đâu là trọng tâm để điều hành đến phương thức để quản trị tập đoàn. Một điểm đặc biệt trong phong cách lãnh đạo của ông chính là lãnh đạo bằng tầm nhìn. Ông định hướng tầm nhìn cho nhân viên bằng cách tạo ước mơ và nhận thức được khủng hoảng trong tương lai, từ đó làm nhen nhóm trong mỗi nhân viên sự tham vọng phát triển, thúc đẩy tập đoàn trở thành vị trí số 1 thế giới. Đây là phong cách lãnh đạo rất mới mang nét đặc trưng của chủ tịch tập đoàn Samsung. Nó như là nguồn động lực cho chính bản thân ông và toàn bộ nhân viên rằng phải liên tục phấn đấu để đạt đến ước mơ, đồng thời cũng là trách nhiệm dành cho nhân viên phải xác định trước những rủi ro, khó khăn trong tương lai để có thể dẫn dắt tập đoàn đi đúng hướng. Trong bài báo Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee: “Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con” có nhắc đến cách xử lý của Lee Kun Hee khi tập đoàn rơi vào trạng thái trì trệ “Lee Kun Hee bắt đầu thực hiện một loạt những cải cách thay đổi. Ông khởi động chiến dịch "tân trang" cách thức làm việc của Samsung bằng quyết định... không đến công ty. Làm việc tại nhà ở ngoại ô Seoul, kiên quyết không nghe điện thoại và tiếp khách, Lee Kun Hee muốn buộc các quản lý cấp dưới phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó” . Đây chính là một trong những kỹ năng quản lý của ông đó là tạo động lực cho nhân viên. Trong khi tập đoàn đang gặp khủng hoảng, ông đứng phía sau nhân viên để họ tự ra quyết định, cho họ thấy tầm quan trọng của mình đối với sự nghiệp của tập đoàn. Một minh chứng khác của việc ông tạo động lực cho nhân viên đó là “... Lee Kun Hee đã dành hai tháng mỗi năm đi khắp các chi nhánh của Samsung trên thế giới, từ London đến Osaka để trực tiếp truyền đạt khát vọng thay đổi đến từng lãnh đạo dưới quyền” . Chủ tịch Lee Kun Hee là người hội tụ các kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo. Thứ nhất, ông có tầm nhìn chiến lược, có tham vọng . Thứ hai, một người luôn tự tin thể hiện ở việc nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của tập đoàn; quyết đoán và kiểm soát được tình hình nhờ có nhận thức khủng hoảng. Thứ ba, ông biết lắng nghe nhân viên, tôn trọng ý kiến nhân viên trước khi quyết định hành động. Thứ tư, ông biết tạo động lực cho nhân viên, từ việc lãnh đạo nhân viên phải có ước mơ đến việc luôn chú trọng khen thưởng xứng đáng để nâng cao tham vọng nghề nghiệp của đội ngũ nhân lực. Cuối cùng là người có trách nhiệm giải quyết những vấn đề của tập đoàn, dẫn dắt nhân viên phải làm gì để cải thiện tình hình; và chịu trách nhiệm kết quả sau mỗi hành động. IV. Tổng kết Như vậy, mỗi một nhà lãnh đạo đều có một phong cách lãnh đạo riêng nhưng nhìn chung đều cần phải có những kỹ năng và phẩm chất để có thể xứng đáng là người đứng đầu của một tổ chức. Park Chung Hee dù là nhà lãnh đạo chuyên quyền, độc tài, không được lòng của những người khao khát dân chủ, nhưng ở ông cũng hội tụ những yếu tố kỹ năng, phẩm chất để có thể vực dậy nền kinh tế, chính trị, xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ. Tuy nhiên cá nhân tôi vẫn ủng hộ phong cách lãnh đạo dân chủ như chủ tịch Lee Kun Hee. Bởi phong cách này thể hiện sự bình đẳng ở một giới hạn nhất định, tôn trọng quyền con người cũng như đại diện cho phong cách lãnh đạo ở thời đại mới.
Trả lời
I. Tổng quan Lãnh đạo là một khía cạnh rất quan trọng của quản lý. Một người có khả năng lãnh đạo tốt thì ắt hẳn đây là chìa khóa để giúp họ trở thành nhà quản lý giỏi. Trong cuốn Những vấn đề cốt yếu của quản lý, lãnh đạo được xác định là “sự tác động, như một nghệ thuật, hay một quá trình tác động đến con người sao cho họ sẽ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu tổ chức”. Như vậy, các nhà lãnh đạo là những người hành động để giúp một nhóm đạt được các mục tiêu với sự vận dụng tối đa các khả năng của nhóm. Bất cứ tổ chức hay hệ thống nào trong xã hội cũng đều cần có những người lãnh đạo thực hiện chỉ dẫn, điều khiển, ra lệnh và đi trước dẫn đường cho những con người hướng tới đạt được mục tiêu của tổ chức, hệ thống đó. Trong cuốn sách này, tác giả khẳng định phong cách lãnh đạo được phân chia dựa trên việc sử dụng quyền lực, bao gồm 3 phong cách cơ bản: người lãnh đạo chuyên quyền, người lãnh đạo dân chủ, người lãnh đạo tự do (thả cương). Việc các nhà lãnh đạo sử dụng một phong cách nào đó sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Mỗi nhà lãnh đạo đều có phong cách lãnh đạo riêng, mang nét đặc trưng riêng trong suốt sự nghiệp của họ. Trong bài tiểu luận này, tôi đề cập đến hai phong cách lãnh đạo có phần đối lập nhau đó là phong cách chuyên quyền và phong cách dân chủ. Đại diện cho phong cách lãnh đạo chuyên quyền là Park Chung Hee- vị Tổng thống đời thứ 3 của Đại Hàn Dân Quốc, bên cạnh đó là người đại diện cho phong cách dân chủ- Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun Hee. II. Park Chung Hee- vị Tổng thống thứ 3 của Đại Hàn Dân Quốc 1. Bối cảnh Hàn Quốc trước khi Park Chung Hee lên cầm quyền Sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, Hàn Quốc là một nước nghèo, lạc hậu, đặc biệt sau chiến tranh Nam- Bắc Triều Tiên kết thúc năm 1953, Hàn Quốc bị tàn phá nặng nề, nhiều thành phố chỉ còn là đống tro tàn. Thiệt hại vật chất ở đây được ước tính khoảng 3 tỷ USD trong khi tổng GDP của nền kinh tế chỉ khoảng 1,7 tỷ USD vào năm 1953. Mặc dù đã thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và đề ra chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu nhưng nền kinh tế vẫn cỏn rất lạc hậu, dân nghèo đói, tài chính lạm phát và nạn tham ô rất trầm trọng trong giới công chức. 2. Sơ lược về Park Chung Hee Park Chung Hee (1917- 1979) sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại Seonsan, phía bắc Gyeongsang, Triều Tiên. Thuở thiếu thời, ông được đánh giá là người có khuynh hướng thích sự đơn độc. Ông là người học rất giỏi, sau này đã từng đi dạy 2 năm sau khi tốt nghiệp Cao đẳng. Tuy nhiên, quá trình trưởng thành của ông trùng với thời gian Nhật Bản bắt đầu xâm chiếm Trung Quốc, dẫn đến cuộc bùng nổ chiến tranh Trung- Nhật, dần dần hình thành trong ông ý niệm về quân đội. Từ năm 1940, ông bắt đầu đi trên con đường gắn liền với quân đội, cũng là nền tàng trở thành người cầm quyền, một vị Tổng thống của Đại Hàn Dân Quốc. 3. Chế độ độc tài Park Chung Hee Sau thành công của cuộc đảo chính năm 1961, Hàn Quốc bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của tổng thống Park Chung Hee. Sau khi lên nắm chính quyền ông đã nói trước 20.000 sinh viên đại học Seoul: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm cách nào trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta . Hôm nay, có thể có một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi không muốn mị dân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra” . Với phương hướng rõ ràng, sự lãnh đạo cương quyết, năng động và bằng những quyết định mang tính chiến lược, Park Chung Hee dã làm nên kì tích sông Hàn, đưa Hàn Quốc thành một nước phát triển trước sự kinh ngạc của toàn thế giới. Dưới nhiệm kì tổng thống của mình, Park Chung Hee đã đưa ra một loạt các chính sách để phát triển kinh tế như chính sách phát triển công nghiệp nặng Hàn Quốc, tái lập quan hệ với Nhật Bản, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế. Những ảnh hưởng tích cực nhất định từ việc áp dụng những chính sách này như là nền công nghiệp hóa dầu, điện tử, đóng tàu với tiêu chuẩn cao nhất thế giới. Ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc đã thoát khỏi những hình ảnh là loại ô tô kém chất lượng với giá rẻ trên thị trường Mĩ. Ngoài ra, Hàn Quốc có được một khoản tiền lớn từ sự viện trợ kinh tế từ Nhật Bản. Điều này đã giúp cho chính sách phát triển công nghiệp nặng tại đất nước này diễn ra suôn sẻ, thu nhiều thành công. Tuy nhiên trái với sự phát triển của công nghiệp nặng thì nền nông nghiệp ngày càng suy thoái, trì trệ hơn. Chính phủ đã phải duy trì chính sách hạ giá nông sản để tiến hành công nghiệp hóa với xuất khẩu. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ cũng có ảnh hưởng đến việc diện tích đất bị thu hẹp. Về mặt chính trị trong chế độ độc tài của Park Chung Hee đều nằm dưới dự chi phối của một cấu trúc siêu quyền lực, đặt lên trên cơ cấu chính quyền dân sự lúc bấy giờ, đó là “Hiệp hội kêu gọi tái thiết quốc gia”. Tổ chức này chính là công cụ chuyên chế của Park Chung Hee, cụ thể được biểu hiện qua các chính sách đối nội, đối ngoại. Về đối nội, ông cho ban hành sắc lệnh chống công nhân, cấm mitting, biểu tình, diễu hành, đàn áp dã man các phong trào đấu tranh chống đối chính phủ. Vào năm 1972, nhận thấy người dân nhen nhóm khao khát chủ nghĩa dân chủ, Park Chung Hee cấm toàn bộ hoạt động chính trị, chế độ bầu cử Tổng thống bị chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp và Tổng thống có quyền tiến cử thành viên Quốc hội và giải tán Quốc hội. Những điều này thể hiện quyền uy tuyệt đối của Park Chung Hee với khao khát vị trí Tổng thống suốt đời. Về đối ngoại, ông lên kế hoạch thôn tính Bắc Triều Tiên bằng con đường kinh tế thay vì con đường vũ lực. Bên cạnh đó, thực hiện các chính sách thân Mĩ, thân phương Tây, thù địch với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Quá trình công nghiệp hóa cũng ảnh hưởng đến sự cải tổ toàn diện về cơ cấu giai cấp trong xã hội. Đa số người dân nghèo ra đô thị hình thành nên tầng lớp dân nghèo đô thị. Điều này dẫn đến việc lực lượng nông dân đã giảm dần. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của nền công nghiệp thì có những người trở nên giàu có rồi trở thành giai cấp tư sản, trong khi nông dân nghèo ra thành thị làm thuê lại biến thành giai cấp vô sản đông đảo. Lúc này, trong xã hội có sự phân hóa giai cấp rõ rệt giữa người giàu và kẻ nghèo, ông chủ và người làm thuê,... Như vậy, dưới chế độ độc tài Park Chung Hee, nền kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt, diện mạo xã hội cũng thay đổi theo xu hướng phát triển của nước đang quá độ lên Chủ nghĩa tư bản. Quyền lực chính trị mang tính chất chuyên chế, tập trung quyền lực cao. Chế độ độc tài Park Chung Hee đã góp phần đưa đất nước phát triển theo con đường Chủ nghĩa tư bản trong tương lai. 4. Phong cách, kỹ năng lãnh đạo Tuy rằng Park Chung Hee đã thiết lập ở Hàn Quốc một chế độ độc tài quan sự mang tính chất chuyên chế độc đoán, chống dân chủ mạnh mẽ nhưng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của chế độ chính trị này đối với diện mạo của nền kinh tế và xã hội. Trong thời kì ông giữ chức Tổng thống, luôn có hai luồng ý kiến trái ngược nhau về vai trò và sự lãnh đạo của ông. Có những người kịch liệt phản đối tính độc tài, phi dân chủ của ông và luôn nhằm vào những mặt tiêu cực của thời kì này như việc ông tiến hành đàn áp phong trào lao động, phong trào đòi dân chủ,... Mặt khác, có những người đề cao tính kế hoạch, sự thúc đẩy và chủ nghĩa thành quả thì nhìn ra được ông là người có vai trò quan trọng nhất trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa Hàn Quốc. Như vậy, bản thân Park Chung Hee là người có tham vọng với quyền lực to lớn, là đại diện của một nền chính trị độc tài, phản dân chủ. Nhưng không thế phủ nhận những phẩm chất quý báu của nhà lãnh đạo này như sự kiên định với mục tiêu bảo vệ đất nước, quyết tâm đổi mới xây dựng tổ quốc hùng mạnh, đề cao tinh thần độc lập dân tộc và chống tham nhũng. Ở Park Chung Hee hội tụ đầy đủ các yếu tố, các kỹ năng của một nhà lãnh đạo. Đó là tinh thần sáng tạo, sẵn sàng đổi mới tư duy; khả năng dẫn dắt; lòng nhiệt huyết; tinh thần đối đầu với thử thách; luôn tạo động lực; cống hiến; cam kết và tầm nhìn chiến lược lâu dài. Nhưng trên hết, cốt lõi của phong cách lãnh đạo Park Chung Hee chính là thuật dùng người. Ông luôn có sự lựa chọn sáng suốt và đặt niềm tin vào các bộ trưởng, các nhà tham mưu trong Nhà Xanh, giúp Hàn Quốc có sự thay đổi mạnh mẽ và thu được những thành quả vượt bậc. Cho dù là người theo phong cách chuyên quyền, có những chính sách phi dân chủ, thể hiện sâu sắc tính độc tài nhưng Park Chung Hee vẫn là một nhà lãnh đạo xuất sắc bởi sự hội tụ nhưng kỹ năng lãnh đạo, nhưng phẩm chất cần có. Nhờ đó ông đã thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đạo hóa, tiếp đó xây dựng nền dân chủ vững chãi, lớn mạnh, và đây là nguyên nhân mà phần lớn ông vẫn được đông đảo nhân dân ủng hộ. III. Lee Kun Hee- Chủ tịch tập đoàn Samsung Nếu trước khi Park Chung Hee lên nắm chính quyền, đất nước Hàn Quốc thực sự rơi vào trạng thái tồi tệ cả về mặt kinh tế, chính trị lẫn xã hội; thì trước khi Lee Kun Hee lên làm chủ tịch, tập đoàn Samsung cũng chỉ là tập đoàn đa ngành nghề với các sản phẩm chất lượng kém và gặp hoàn cảnh khủng hoảng về kinh tế trầm trọng. Hai người lãnh đạo này đều là những người có tầm nhìn chiến lược, đã thúc đẩy nền kinh tế của tổ chức của họ. Với Park Chung Hee được biết đến là nhà lãnh đạo chuyên quyền, đại diện cho chế độ độc tài, thì chủ tịch Lee Kun Hee là nhà lãnh đạo dân chủ, coi trọng ý kiến của cấp dưới trước khi đưa ra quyết định hành động. 1. Tình hình tập đoàn Samsung trước khi Lee Kun Hee lên làm chủ tịch Tập đoàn Samsung thành lập năm 1938, là tập đoàn đa ngành, đa nghề, nổi tiếng kinh doanh hàng dân dụng như quạt điện, máy lạnh,... Tuy nhiên vì tập trung phát triển quá nhiều về số lượng mà các sản phẩm của tập đoàn này có chất lượng rất kém, nên đã từng có giai đoạn tập đoàn Samsung bị người tiêu dùng gọi lái tên thành “Samsuck” (nghĩa là rác rưởi). 2. Sơ lược về chủ tịch Lee Kun Hee Lee Kun Hee (1942) là con trai thứ ba của Lee Byung Chul- người sáng lập tập đoàn Samsung. Ông được biết đến là tỷ phú người Hàn Quốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị của Tập đoàn điện tử Samsung. Năm 1996, ông trở thành thành viên của Ủy ban Thế vận hội quốc tế. Với khối tài sản ước tính khoảng $12.6 tỉ, gia đình ông được xếp hạng vào những người giàu nhất thế giới. 3. Phương thức quản trị của Lee Kun Hee Lee Kun Hee nhậm chức vào năm 1987, sau đó ông đã liên tục nhấn mạnh tính cần thiết của việc thay đổi tận gốc chiến lược và phương thức quản trị nhằm tồn tại trong thời đại cạnh tranh khốc liệt của thế kỉ XX. Cuộc đổi mới quản trị sau năm 1993 được triển khai trong thời gian ngắn trên cơ sở ý thức về khủng hoảng nghiêm trọng của chủ tịch Lee Kun Hee. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 của toàn bộ nền kinh tế Hàn Quốc, Samsung tập trung vào sản xuất linh kiện, thiết bị điện thoại. Chính sách đổi mới phương thức quản trị kinh doanh thiết lập tầm nhìn mới đưa Samsung thành “doanh nghiệp số một thế giới” thế kỷ XXI. Ông cho tiến hành đầu tư cuộc chuyển đổi chiến lược và phương thức quản trị tập trung vào lượng sang chiến lược và phương thức quản trị tinh vi hóa dựa vào chất. Theo tầm nhìn của chủ tịch Lee Kun Hee quá trình hình thành phương thức quản trị mới bao gồm các bước: tầm nhìn tham vọng, đón đầu cơ hội- đầu tư mạnh dạn, nhận biết về khủng hoảng- tâm lý căng thẳng, coi trọng kỹ thuật- đảm bảo nhân lực chủ chốt, khen thưởng xứng đáng, cạnh tranh và hợp tác trong tổ chức và cuối cùng là thực hiện thành công tầm nhìn. Tầm nhìn tham vọng là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong quá trình đổi mới phương thức quản trị. Theo chủ tịch Lee Kun Hee, tầm nhìn tham vọng ở đây chính là phấn đấu trở thành số 1 thế giới. Bản thân ông đã xác định được tầm nhìn này, vì vậy tất cả mọi nhân viên làm việc trong tập đoàn cũng đều phải ghi nhớ và coi đó là nền tảng cho sự phát triển hùng mạnh của tập đoàn. Các bước tiếp theo cũng được chủ tịch Lee Kun Hee nhìn nhận và xác định rất rõ ràng. Bước trước làm cơ sở phát triển cho bước sau, tất cả theo một trình tự nhất định và cùng hướng tới một mục đích duy nhất chính là trở thành số 1 thế giới. 4. Phong cách, kỹ năng lãnh đạo Nếu như người cha của Lee Kun Hee- nhà sáng lập Samsung Lee Byung Chul cho rằng quản lý chính là trọng tâm để điều hành Samsung, thì Lee Kun Hee lại cho rằng kĩ năng và nhân lực mới chính là yếu tố chủ chốt. Từ khi bắt đầu nhậm chức, ông như là người “thay máu” cho tập đoàn Samsung. Từ cách nhìn nhận đâu là trọng tâm để điều hành đến phương thức để quản trị tập đoàn. Một điểm đặc biệt trong phong cách lãnh đạo của ông chính là lãnh đạo bằng tầm nhìn. Ông định hướng tầm nhìn cho nhân viên bằng cách tạo ước mơ và nhận thức được khủng hoảng trong tương lai, từ đó làm nhen nhóm trong mỗi nhân viên sự tham vọng phát triển, thúc đẩy tập đoàn trở thành vị trí số 1 thế giới. Đây là phong cách lãnh đạo rất mới mang nét đặc trưng của chủ tịch tập đoàn Samsung. Nó như là nguồn động lực cho chính bản thân ông và toàn bộ nhân viên rằng phải liên tục phấn đấu để đạt đến ước mơ, đồng thời cũng là trách nhiệm dành cho nhân viên phải xác định trước những rủi ro, khó khăn trong tương lai để có thể dẫn dắt tập đoàn đi đúng hướng. Trong bài báo Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Kun-hee: “Hãy thay đổi tất cả, trừ vợ và con” có nhắc đến cách xử lý của Lee Kun Hee khi tập đoàn rơi vào trạng thái trì trệ “Lee Kun Hee bắt đầu thực hiện một loạt những cải cách thay đổi. Ông khởi động chiến dịch "tân trang" cách thức làm việc của Samsung bằng quyết định... không đến công ty. Làm việc tại nhà ở ngoại ô Seoul, kiên quyết không nghe điện thoại và tiếp khách, Lee Kun Hee muốn buộc các quản lý cấp dưới phải tự ra quyết định và chịu trách nhiệm trước các quyết định đó” . Đây chính là một trong những kỹ năng quản lý của ông đó là tạo động lực cho nhân viên. Trong khi tập đoàn đang gặp khủng hoảng, ông đứng phía sau nhân viên để họ tự ra quyết định, cho họ thấy tầm quan trọng của mình đối với sự nghiệp của tập đoàn. Một minh chứng khác của việc ông tạo động lực cho nhân viên đó là “... Lee Kun Hee đã dành hai tháng mỗi năm đi khắp các chi nhánh của Samsung trên thế giới, từ London đến Osaka để trực tiếp truyền đạt khát vọng thay đổi đến từng lãnh đạo dưới quyền” . Chủ tịch Lee Kun Hee là người hội tụ các kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo. Thứ nhất, ông có tầm nhìn chiến lược, có tham vọng . Thứ hai, một người luôn tự tin thể hiện ở việc nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu của tập đoàn; quyết đoán và kiểm soát được tình hình nhờ có nhận thức khủng hoảng. Thứ ba, ông biết lắng nghe nhân viên, tôn trọng ý kiến nhân viên trước khi quyết định hành động. Thứ tư, ông biết tạo động lực cho nhân viên, từ việc lãnh đạo nhân viên phải có ước mơ đến việc luôn chú trọng khen thưởng xứng đáng để nâng cao tham vọng nghề nghiệp của đội ngũ nhân lực. Cuối cùng là người có trách nhiệm giải quyết những vấn đề của tập đoàn, dẫn dắt nhân viên phải làm gì để cải thiện tình hình; và chịu trách nhiệm kết quả sau mỗi hành động. IV. Tổng kết Như vậy, mỗi một nhà lãnh đạo đều có một phong cách lãnh đạo riêng nhưng nhìn chung đều cần phải có những kỹ năng và phẩm chất để có thể xứng đáng là người đứng đầu của một tổ chức. Park Chung Hee dù là nhà lãnh đạo chuyên quyền, độc tài, không được lòng của những người khao khát dân chủ, nhưng ở ông cũng hội tụ những yếu tố kỹ năng, phẩm chất để có thể vực dậy nền kinh tế, chính trị, xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ. Tuy nhiên cá nhân tôi vẫn ủng hộ phong cách lãnh đạo dân chủ như chủ tịch Lee Kun Hee. Bởi phong cách này thể hiện sự bình đẳng ở một giới hạn nhất định, tôn trọng quyền con người cũng như đại diện cho phong cách lãnh đạo ở thời đại mới.