Anh trai có bị mất hết tài sản nếu ly hôn?

  1. Tâm sự cuộc sống

  2. Luật pháp

Chuyện là anh trai của em năm nay đã 40 tuổi qua 2 đời vợ, hiện đang làm chủ của một công ty bđs do anh ấy gây dựng nên. Hiện tại em đang được nhờ đứng tên hộ vài miếng đất của anh trai. Anh ấy sống rất tình cảm, đi lên từ nghèo khó, chị dâu cũ vì ngày xưa không chịu đựng được cái nghèo của gia đình em mà ly dị với anh ấy.

Hiện tại anh 2 có vợ mới và 2 con gái nhỏ và anh chị cũng sống với nhau gần 6 năm tuy nhiên không mấy hạnh phúc. Chị ấy không đảm đang, lễ phép, nhưng bù lại gia đình chị ấy rất khá vì ba mẹ làm chức vụ cao trong nhà nước và cũng giúp anh trai em khá nhiều về sự nghiệp.

Anh trai em không ít lần muốn ly dị với chị ấy vì nhưng chị ấy đe dọa sẽ lấy hết tài sản gây dựng nên kể cả công ty bđs đang làm nên anh trai em vẫn chịu đựng cho tới tận bây giờ (anh ấy đã lén nhờ em và ba mẹ đứng tên hộ một số tài sản lớn vì lí do này).

Bây giờ em cũng không biết phải làm sau để giúp anh trai em nữa, liệu nếu như anh chị ly hôn thì anh ấy có bị "thua cuộc" về mặt tài sản vợ chồng không ạ?

Mong mọi người giúp đỡ, liệu vợ/chồng một mình đứng tên tài sản thì cần phải chia hay giao hết của người kia nếu ly hôn không ạ?

Cho em xin lỗi nếu câu chuyện của em dài và khó hiểu ạ!😞

Từ khóa: 

tài sản

,

ly hôn

,

tâm sự cuộc sống

,

luật pháp

Làm người không nên quá tham lam.

Động vật cũng vậy, con muỗi hút nhiều máu quá, vỡ bụng mà chết, thật đáng sợ 😱

Trả lời

Làm người không nên quá tham lam.

Động vật cũng vậy, con muỗi hút nhiều máu quá, vỡ bụng mà chết, thật đáng sợ 😱

Việc chị dâu của bạn có được chia nhà hay không phụ thuộc vào việc xác định xem căn nhà đó là tài sản chung của vợ chồng anh trai bạn hay tài sản riêng của anh trai bạn?

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

“Điều 33: Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Về tài sản riêng của vợ, chồng theo Quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân.

Theo thông tin mà bạn cung cấp thì công ty của anh trai bạn cũng được chị dâu của bạn (chính xác là bên phía gia đình nhà vợ) giúp đỡ nhiều trong quá nhiều lập nghiệp. Vậy nên nếu chị dâu của bạn chứng minh được mình có công sức đóng góp vào việc tạo dựng công ty, sự nghiệp cùng với anh trai thì chị dâu vẫn có quyền yêu cầu chia phần tài sản mà mình đã đóng góp vào khối tài sản chung của gia đình khi ly hôn.

- Thứ hai, việc chia tài sản chung khi ly hôn căn cứ vào Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 (bạn có thể tìm đọc Điều luật này trên mạng).

Vợ chồng khi ly hôn có thể thỏa thuận để chia tài sản, nếu hai bên tranh chấp thì Tòa án sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng vẫn thuộc sở hữu của người đó, tài sản chung được chia đôi nhưng xem xét đến các yếu tố như hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, lỗi của các bên trong việc vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh.

Tóm lại lời đe doạ lấy hết tài sản của chị dâu bạn là không hợp lý. Tài sản sẽ được chia cho cả vợ và chồng. Nếu 2 bên không thể tự thoả thuận đưa đến kết quả, cách phân chia cuối cùng thì toà sẽ chia đôi nhưng có tính đến một số yếu tố.