Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến văn hóa, xã hội và con người Việt Nam ?
kiến thức chung
Tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội và con người Việt Nam khi mà tôn giáo đã phát triển trong đất nước ta từ lâu đời, tôn giáo để lại rất nhiều ích lợi cho xã hôi nhưng song song với những lợi ích thì tôn giáo cũng mang cho văn hóa, xã hội nước ta nhiều nét tiêu cực.
- Những ảnh hưởng tích cực của tôn giáo lên xã hội.
Tôn giáo nói chung mang lại nhiều ích lợi cho con người và xã hội.
1/ Tôn giáo giúp con người cảm thấy bớt lẽ loi nhỏ bé và bất lực trong cái vũ trụ bao la đáng sợ chung quanh họ.
2/ Tôn giáo đáp ứng nhu cầu "chinh phục sự chết" cần thiết trong bản năng sinh tồn tự nhiên của con người.
3/ Tôn giáo cung cấp phương tiện và cơ hội để thỏa mản nhu cầu tâm linh của con người; thí dụ như cảm giác thông linh, giao hòa với một huyền lực bao la vĩ đại mà nhiều tôn giáo đã nhân cách hóa và gọi là "Thượng Đế".
4/ Tôn giáo là một phương tiện giúp con người dễ bột phát những thiện tính đã có sẵn tự nhiên trong mỗi người và áp dụng những thiện tính nầy vào đời sống hàng ngày.
5/ Tôn giáo cung cấp một phương tiện khá hữu hiệu để truyền bá các tiêu chuẩn đạo đức và gìn giữ con người nằm trong khuôn khổ của các tiêu chuẩn đạo đức nầy.
6/ Tôn giáo giúp con người đoàn kết mạnh mẽ hơn khi cùng đứng với nhau trong một tập thể dưới một danh nghĩa cao cả chung.
Tuy vậy, tôi cần nhấn mạnh là hầu như tất cả các ảnh hưởng tốt kể trên đều có thể đạt được từ bản chất chân thiện mỹ cũng như khả năng đạo đức và tâm linh đã tự sẵn có trong tâm thức con người mà không cần sự hiện hữu của tôn giáo.
- Những ảnh hưởng xấu của tôn giáo lên xã hội.
Tôn giáo có nhiều lãnh vực tiêu cực về phương diện trí tuệ và tâm linh lẫn xã hội và nhân văn.
1/ Tôn giáo nào cũng cho rằng chỉ có họ là chính giáo, chỉ có giáo điều và “Thượng Đế” của họ là chân lý và tối thượng. Có những tôn giáo cho rằng tất cả tôn giáo khác đều là tà giáo, tất cả “Thượng Đế” của các tôn giáo khác là sản phẩm của sự lầm lẫn ngu tối của loài người. Sự tranh chấp nầy đưa đến hiềm khích và chiến tranh liên tục ở mọi tầng lớp trong lịch sử nhân loại. Đã và đang có vô số cuộc thảm sát, giết chóc xảy ra vì lý do trực tiếp liên quan đến tôn giáo.
2/ Tôn giáo được xây dựng dựa trên sự sợ hãi của con người. Từ đó tôn giáo trở thành một công cụ hữu hiệu của thiểu số cầm quyền dùng để cai trị và kiểm soát quần chúng ở mọi tầng lớp, từ thời xưa cổ cho đến ngay cả chính ngày hôm nay.
3/ Nhiều tôn giáo khuyến khích con người từ bỏ trí óc lý luận và suy xét để chấp nhập những đức tin huyễn hoặc, vô căn cứ.
4/ Nhiều tôn giáo khuyến khích con người tráo chuyển trách nhiệm trong quyết định, hành vi và hậu quả của cá nhân họ ra thành trách nhiệm của “Thượng Đế”.
5/ Nhiều tôn giáo phủ nhận giá trị và khả năng đạo đức cơ bản tự nhiên của con người
6/ Tôn giáo không biến đổi kịp với sự tiến hóa về mặt khoa học, xã hội lẫn cả về mặt tâm linh của con người do đó trở thành chướng ngại vật trên đường tiến hóa của nhân loại.
7/ Nhiều tôn giáo tiếp tục gìn giữ và truyền dạy những giáo điều cổ hủ, lầm lạc và vô đạo đức (nếu so sánh với tiêu chuẩn xã hội và tâm lý ngày nay).
8/ Các tín đồ cực đoan dùng những giáo điều cổ hủ, lầm lạc và vô đạo đức trong tôn giáo họ để làm căn bản và lý do cho các hành động độc ác. Tùy vị thế và khả năng của các thành phần cực đoan nầy, các hành động độc ác của họ có thể có tai hại rộng lớn, lâu dài và sâu xa đến vô số người vô can khác.
9/ Bản chất mơ hồ, phức tạp và chuyển đổi không ngừng của tôn giáo làm cho đại đa số tín đồ không thể nhận ra được những bản chất tiêu cực cơ bản và quan trọng của nó. Các tổ chức tôn giáo (các “chuyên viên” về tôn giáo) nếu có nhận ra được các bản chất tiêu cực nầy đi nữa thì cũng vì quyền lợi riêng mà ém dấu hay không truyền bá chúng đến cho tín đồ.
Theo tôi nổi bật nhất trong phương diện xã hội và nhân văn là tôn giáo thường bị lợi dụng danh nghĩa để thực hiện những chuyện vụ lợi riêng. Người ta có khuynh hướng không phản kháng các tổ chức, các hành động mang nhãn hiệu tôn giáo vì cái ấn tượng thiêng liêng, đạo đức gắn liền với tôn giáo.
Karl Marx nổi tiếng với chủ thuyết cộng sản đẫm máu. Tuy vậy tôi phải công nhận cách so sánh của Karl Marx về tôn giáo với thuốc phiện rất chính xác. Cái mà đại đa số chúng ta không nhìn thấy là chúng ta đã mê hoặc chính chúng ta và biến mình thành nô lệ của các tổ chức tôn giáo.
Con người thường cảm thấy bất lực và vô vọng trước những sự đau khổ và hủy diệt trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó, lời hứa hẹn được thương yêu chăm sóc bảo vệ trong kiếp nầy và một sự sống vĩnh hằng ở kiếp sau mang lại một ảo giác an lành khó gì sánh bằng, mặc dù ảo giác an lành nầy chỉ tạm bợ, mơ hồ và giả tạo (cũng giống như thuốc phiện). Để hưởng thụ cái ảo giác an lành nầy một cách trọn vẹn hơn, cũng giống như một gã nghiện, con người sẵn sàng nhắm mắt cố ý không nhận thấy những khuyết điểm lộ liễu và sự tai hại của tôn giáo.
Để đón nhận cái ảo giác an lành nầy, con người sẵn sàng từ đánh đổi một tài sản quý giá đó là tri thức cùng khả năng phán xét bằng khối óc biết lý luận của mình để nhận lấy những giáo điều vô căn cứ và phản khoa học gọi là “đức tin”.
Để củng cố cái ảo giác an lành tạm bợ nầy và để tránh trách nhiệm cho chính mình, con người sẵn sàng giao phó quyền quyết định đúng sai, phải trái trong đời mình cho một thiểu số không hề quen biết chỉ vì thiểu số nầy tuyên bố rằng họ có những ân sũng huyền bí hay các kiến thức, khả năng đặc biệt hơn mọi người khác.
Và cũng giống như một gã nghiện, con người không dám chống đối hay chất vấn các giáo điều dù vô lý đến đâu.
Từ thái độ trên, con người tự chấp nhận trở thành nô lệ cho những tổ chức giữ độc quyền sản xuất và phân phát các ảo giác an lành tạm bợ và giả tạo đó. Những người điều hành các tổ chức nầy sử dụng tôn giáo như một công cụ kiểm sóat và điều khiển từng cá nhân nói riêng và xã hội nói chung để củng cố địa vị, quyền lực và tài sản của riêng họ.
Có thể nói nổi tiếng nhất trong các tổ chức nầy là tòa thánh Vatican. Ở một mức độ thấp hơn về phương diện quy mô và quyền lực là đa số các giáo hội Phật giáo trong và ngoài nước Việt Nam.
Những công thức và phương cách buôn bán tín ngưỡng hữu hiệu nhất hầu như không khác nhau mấy bất kể Thượng Đế hay thần linh mang hình thức và màu sắc gì.
Nội dung liên quan
Thiên Lan Ái