Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho gia

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Khái quát về Nho học và văn hóa Nho gia 1.1. Nho học và văn hóa Nho gia Nho giáo (hay còn gọi là đạo Nho, đạo Khổng) là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết học giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử khởi xướng và được các môn đồ của ông tiếp tục phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Từ sau khi Đổng Trọng Thư (thời Hán Vũ Đế) đề ra chủ trương “Bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, tư tưởng Nho gia đã trở thành tư tưởng chủ đạo của giai cấp thống trị xã hội phong kiến Trung Quốc. Nho giáo đã luôn chiếm địa vị quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa cổ đại của Trung Quốc. Cho dù trong thời gian đó, Trung Quốc chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo đến từ bên ngoài, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong giai đoạn cận đại, phải chịu sự phủ định “Lật đổ Nho gia” của phong trào Ngũ Tứ, sự phê bình trong giai đoạn Đại Cách mạng văn hóa, nhưng văn hóa tư tưởng Nho gia vẫn luôn là hạt nhân và là đại diện cho văn hóa truyền thống của Trung Quốc, trở thành sức mạnh truyền thống, thể hiện phương thức tư duy, định hướng giá trị, phương thức hành vi, nếp sống đạo đức, phong tục tập quán của người Trung Quốc. Có thể nói, học thuyết Nho gia là học thuyết triết học và chính trị - xã hội lớn nhất của Trung Quốc. Nó có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng tại Trung Quốc, đến mức mà chỉ cần nhắc đến văn hóa Trung Quốc, cái mà người ta nghĩ đến đầu tiên chính là Nho gia. Ngoài gia, nó còn có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ tại các nước phương Đông nói chung, đặc biệt là các nước như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. 1.2. Vấn đề con người trong văn hóa Nho gia Học thuyết Nho gia đề cập đến nhiều vấn đề, bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, nhưng vấn đề nổi bật hơn cả vẫn là vấn đề con người và xã hội, đặc biệt là con người. Vấn đề về con người trong Nho học cực kỳ rộng và đề cập đến nhiều phương diện, ví dụ như Nhân tính, Đạo làm người, quan hệ giữa người với người, nhân cách, lý tưởng, cách nhìn nhận về tự nhiên, cách nhìn nhận về con người và cuộc đời,... Trong đó, vấn đề giáo dục con người là một trong số những vấn đề được quan tâm nhiều nhất. 1.3. Quan điểm của Nho gia về giáo dục Khổng Tử chính là người sáng lập và đặt nền móng cho Nho giáo. Chính vì vậy mà hầu hết những tư tưởng của Nho giáo đều là tư tưởng của Khổng Tử. Quan điểm của ổng về giáo dục con người đã đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục sau này của Trung Quốc nói riêng và các nước thuộc vòng cung văn hóa Hán nói chung. Quan điểm của Nho giáo về giáo dục và đào tạo con người có thể chia làm bốn mục lớn là mục đích của giáo dục, nguyên tắc giáo dục, nội dung của giáo dục, phương pháp giáo dục. 2. Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho gia đến giáo dục Trung Quốc xưa và nay Từ năm 1901 -1919, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng lý luận học phái giáo dục truyền thống của nước Đức với đại biểu là nhà giáo dục Johann Friedrich Herbart thông qua Nhật Bản. Từ 1919 đến 1949, tức là đến khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nước Trung Quốc chủ yếu đưa vào sử dụng lý luận giáo dục chủ nghĩa giáo dục thực dụng từ Mỹ, sau đó là một số kinh nghiệm giáo dục được mượn từ Liên Xô, đưa vào sử dụng chế độ học đường mà nhà giáo dục John Amos Comenius người Tiệp Khắc đưa ra,… Trong thời gian này, đã có không ít học giả cho rằng các thể chế giáo dục phương Tây hoàn toàn có thể thay thế thể chế giáo dục Nho gia truyền thống của Trung Quốc. Hơn nữa còn có người cho rằng, nội dung và phương pháp giáo dục của Nho gia đã trở nên mục nát, cực đoan và lỗi thời, lạc hậu. Do tham khảo và sử dụng một cách mù khoáng kinh nghiệm cùng thể chế của giáo dục phương Tây, mỗi lần giáo dục Trung Quốc cải cách giáo dục đều rời xa và vứt bỏ tư tưởng Nho gia. Nhiều người cho rằng, cải cách kiểu này quá trình mà tinh hoa tư tưởng giáo dục của dân tộc Trung Hoa dần xói mòn, là quá trình mô phỏng phiến diện mô hình của phương Tây. Nó không chỉ khiến cho sức truyền tải của tinh hoa văn hóa giáo dục truyền thống Trung Quốc bị yếu đi, mà còn làm cho nhận thức chung về văn hóa giáo dục của người dân Trung Quốc yếu đi trông thấy. Thực tế này đã đặt ra nhu cầu bức thiết là phải làm cho mọi người hiểu hơn về những ảnh hưởng của những tư tưởng đúng đắn và sáng tạo trong tư tưởng giáo dục của Nho gia đối với nền giáo dục Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhận xét một cách khách quan, các nội dung tư tưởng giáo dục của Nho gia có ảnh hưởng cực kỳ rộng khắp và sâu sắc đến đất nước và con người Trung Hoa. Sự ảnh hưởng này có cả mặt tích cực và tiêu cực, và ảnh hưởng đến nhiều phương diện trong giáo dục Trung Quốc. 2.1. Ảnh hưởng đến mục đích giáo dục Nho giáo cực kỳ chú trọng đến “Nhân”, chính vì vậy mà mục đích của giáo dục mà Nho giáo đưa ra chính là hoàn thành mục tiêu của “Nhân”. Các mục đích giáo dục của Nho giáo xung quanh mục tiêu hoàn thiện “nhân” có thể được chia làm ba mục đích nhỏ, là cầu đạo – đạo làm người và đạo trị nước; là hoàn thành nhân cách lý tưởng – thể hiện phẩm chất và đức tính của thánh nhân, người quân tử; là bồi dưỡng nhân tài chính trị nhằm “hành đạo, giúp vua, giúp nước”. Có thể thấy, các mục đích này đều nhằm đào tạo ra những con người lý tưởng, và nó phù hợp với yêu cầu của chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền. Khi chế độ xã hội quân chủ chuyên chế lỗi thời không còn tồn tại nữa thì trên một số phương diện, mục đích giáo dục này cũng không còn phù hợp với xã hội hiện tại nữa. Thế nhưng vẫn phải khẳng định sự đúng đắn và tầm “nhìn xa trông rộng” của học thuyết giáo dục Nho gia. Trên thực tế, việc nâng cao kiến thức của trên mọi lĩnh vực vẫn luôn được khẳng định là mục tiêu quan trọng hàng đầu của giáo dục, trong đó có cả người dạy và người học. Song song với đó là sứ mệnh thiêng liêng hơn nữa - giáo dục nhân cách - để người học hoàn thiện nhân cách đạo đức, học được cách làm người. Những mục đích giáo dục mà Nho giáo đưa ra như giúp vua, giúp nước, hành đạo; đều là những mục đích cao cả, vẫn có giá trị cho đến hiện tại. Đó chính là tinh thần cống hiến sức lực cho quốc gia, dân tộc, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Hiện nay, một trong những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đau đầu giải quyết và vấn nạn “chảy máu chất xám”. Rất nhiều nhân tài của Trung Quốc, bao gồm các học giả, nhà khoa học, sinh viên,... đều không muốn trở lại quê hương sau khi thành tài,. Gây nên thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó là do tâm lý muốn cống hiến cho đất nước không còn được như trước nữa. 2.2. Ảnh hưởng của guyên tắc giáo dục “Hữu giáo vô loại” đến tạo tiền đề cho thực hiện phổ cập giáo dục tại Trung Quốc Nguyên tắc giáo dục của Nho giáo là “Hữu giáo vô loại” , được đưa ra bởi Khổng Tử. Điều này bao gồm hai tầng ý nghĩa. Đầu tiên, nhìn từ những điều bên ngoài, “Hữu giáo vô loại” chỉ ra rằng, giáo dục không phân biệt người đi học thuộc thành trì nào, quốc gia nào, không phân quý tộc hay bình dân, người người thì đều có quyền nhận được sự giáo dục. Hai là, nhìn từ phương diện tố chất thiên phú và thói quen, hành vi sau này, “Hữu giáo vô loại” chỉ ra rằng, cho dù là ngu hay khôn, bất luật đức hạnh là thiện hay ác, chỉ cần thành tâm nhờ chỉ dạy thì đều được giáo dục. Tương truyền rằng học trò của Khổng Tử có hơn ba nghìn người. Họ đến từ các nước Lỗ, Tề, Tấn, Tống, Trần, Sở, Tần,... Xuất thân quý tộc có Nam Cung Kính, Tư Mã Ngưu, Mạnh Ý Tử; cũng có Trọng Cung là người có xuất thân “tiện nhân”, Tử Trương là người “hèn hạ” nước Lỗ, có người “nhà tích ngàn vàng” như Tử Cống, có người lại nghèo rớt, sống cuộc sống kham khổ “một chén cơm, một gáo nước” như Nhan Hồi, Nguyên Hiến; có người thông minh hơn người, học một biết mười như Nhan Hồi; lại có những người có hạn về tư chất như Tăng Sâm, Trọng Do, có người học trò như Tần Thương mới bốn tuổi, cũng có Công Tôn Long đã hơn năm mươi tuổi. Trong sự nghiệp giáo dục của riêng mình, Khổng Tử không hề đặt ra các giới hạn về dân tộc, đẳng cấp, khu vực, hay độ tuổi. Thực tế đã chứng minh là dưới sự dạy bảo của Khổng Tử, người nghèo hay người giàu, người thông minh hay người ngu dốt, người sang hay người hèn đều đã có được những hiểu biết nhất định, thậm chí còn trở thành những danh sư sau này. Điều này đã phá vỡ quan niệm truyền thống trước đây của Trung Quốc là giáo dục chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc, vua chúa, quan lại. Phải nhấn mạnh rằng, chủ trương giáo dục mang tính cách mạng này ra đời ở thời điểm này không hề đơn giản. Đây là một tư tưởng cực kỳ tiến bộ và mang tính cách mạng lớn, được coi là một bước tiến bộ rất lớn trong lịch sử giáo dục Trung Quốc thời cổ đại. Trong quá khứ, tư tưởng này của Khổng Tử đã tạo điều kiện cho học thuật phát triển, tạo điều kiện học tập cho toàn dân, tạo ra ảnh hưởng lớn đến cả cơ cấu chính trị và cơ cấu quyền lực. Điều này vẫn tiếp diễn cả ngàn năm nay và vẫn kéo dài cho đến hiện tại. Ngày nay, nhận ra tư tưởng đúng đắn đó của Khổng Tử, Chính phủ Trung Quốc cũng đã áp dụng tinh thần này vào sự nghiệp giáo dục quốc gia. Nhằm giúp đỡ những học sinh nghèo có thể đi học, Chính phủ Trung Quốc đã lần lượt đưa ra những kế hoạch giúp đỡ học tập như “Công trình hi vọng”, “Công trình hạnh phúc”. Trong đó, “Công trình hi vọng” là chương trình do Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc khởi xướng và tổ chức vào tháng 10/1989, kêu gọi thanh thiếu niên trong cả nước thành lập quỹ để thực hiện các hoạt động công ích, với tôn chỉ là huy động rộng khắp nguồn tài chính trong và ngoài nước nhằm giúp đỡ những gia đình nghèo có con em không được đến trường, để những trẻ em nghèo quay trở lại trường học, hoàn thành giáo dục bắt buộc. “Công trình hạnh phúc” còn có tên đầy đủ là “Công trình hạnh phúc – hành động để cứu giúp những người mẹ nghèo khó”, lấy đối tượng là những người mẹ nghèo trong các gia đình nghèo tại những khu vực nghèo khó, giúp đỡ họ phát triển kinh tế gia đình, thoát khỏi cảnh nghèo, từ đó để con cái họ có cơ hội đi học. Đồng thời, Trung Quốc còn ban hành “Luật giáo dục nghĩa vụ bắt buộc”, bắt đầu có hiệu lực ngày 1/9/2006, bắt buộc tất cả những trẻ em và thiếu niên trong độ tuổi thích hợp phải tiếp nhận chế độ giáo dục bắt buộc chín năm như một nghĩa vụ. Trong chín năm này, “không thu học phí, không thu các phí khác”, khiến cho giáo dục đi sâu vào quần chúng, phổ biến hóa giáo dục. Hạn chế của tư tưởng này cũng nằm ở Khổng Tử. Tuy nói rằng “Hữu giáo vô loại” nhưng ông vẫn phân biệt quân tử với tiểu nhân. Quân tử là người gánh vác giang sơn, trong khi tiểu nhân lại là kẻ không thể dạy dỗ được. Không những thế, Khổng Tử còn xem nhẹ phụ nữ. Thực tế, phụ nữ không được Khổng Tử coi là đối tượng giáo dục. Khắc phục hạn chế này của Nho giáo, Chính phủ Trung Quốc khi ban bố “Luật giáo dục nghĩa vụ bắt buộc” dài chín năm, điều số bốn đã quy định rằng: “Phàm là những trẻ em, thiếu niên có độ tuổi thích hợp mang quốc tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, không phân biệt giới tính, dân tộc, chủng tộc, tình hình tài sản của gia đình, tín ngưỡng tôn giáo,... đều có quyền lợi được hưởng giáo dục nghĩa vụ bắt buộc và phải hoàn thành giáo dục nghĩa vụ bắt buộc”. 2.3. Ảnh hưởng đến nội dung giảng dạy của giáo dục – Cần chú trọng hơn đến giáo dục Đạo đức và giáo dục Khoa học tự nhiên, Kinh tế Khổng Tử lấy bốn điều để dạy người: văn chương, đức hạnh, lòng trung trực và lòng thành tín. Trong đó thì “Đức hạnh” được chọn làm nội dung cơ bản. Khi đó, giáo dục Đạo đức được Khổng Tử đặc biệt chú trọng. Thế mà hiện nay, dưới chế độ giáo dục hiện tại, giáo dục đạo đức dường như đã không còn quan trọng gì, không đáng để nhắc đến nữa. Ngày nay khi nhắc đến giáo dục, người ta chỉ còn nói đến một chuyện duy nhất là “học vấn”. Người “biết đức” đã ít, người “đạo đức tốt” cũng ít, nhưng người tuân theo đạo đức để sống thì còn ít hơn. Cả xã hội đang rơi vào tình trạng thiếu đạo đức nghiêm trọng. Học sinh, thanh thiếu niên Trung Quốc hiện nay được coi là người tiếp nối công cuộc xây dựng và hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy mà trạng thái tư tưởng và tinh thần của họ ra sao có liên quan đến sự phát triển văn minh vật chất, văn minh tinh thần, văn minh chế độ, văn minh chính trị cùng đề cao năng lực tổng hợp của quốc gia. Chính vì thế, Trung Quốc bắt buộc phải gia tăng giáo dục đạo đức. Mà chú trọng đến giáo dục đạo đức chính là áp dụng một trong số những nội dung giáo dục năm xưa Khổng Tử đã nhấn mạnh. Giáo dục đạo đức là điều kiện quan trọng để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục, là động lực thúc đẩy các phương diện giáo dục khác đạt thực hiện được thuận lợi và đem lại hiệu quả cao. Các nhà giáo dục Trung Quốc đã đưa ra một số phương pháp sau nhằm ứng phó với thực trạng trên dựa trên tư tưởng về giáo dục đạo đức của Nho gia, tuy nhiên cũng có một số chỉnh sửa nhằm khắc phục những hạn chế của tư tưởng và nhằm phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống hiện tại. - Coi trọng xây dựng tính chủ thể của người dạy học. Người đi học là trung tâm của giáo dục đạo được, trong tác dụng lẫn nhau giữa tính chủ thể giáo viên và chủ thể học sinh, học sinh sẽ không ngừng có được sự thay đổi, tiến hóa và phát triển. - Quay về với thế giới hiện thực. Nhằm đối phó với vấn đề đạo đức ngày càng xa rời cuộc sống, “sinh hoạt hóa” chính là xu thế giá trị của cải cách và phát triển giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức cần kiên trì quan niệm “lấy con người làm gốc”, từ đó mới thu hút được sự quan tâm của học sinh. - Đẩy mạnh phát triển toàn diện cá thể. Giáo dục đạo đức truyền thống chủ chú trọng tính cộng đồng mà xem nhẹ tính cá tính của người đi học, chỉ yêu cầu người đi học tuân theo kỷ luật, tôn trọng pháp luật mà thôi. Đẩy mạnh phát triển cá tính của học sinh mới có thể bồi dưỡng được thế hệ dũng cảm dám sáng tạo, dám khám phá. Trong điều kiện lịch sử xã hội hiện nay, nghiêm túc tổng kết tư tưởng giáo dục đạo đức của Nho gia sẽ có giá trị giúp đỡ to lớn trong hệ thống giáo dục đạo đức, xây dựng và phát triển quốc gia. Đối với Trung Quốc thì đây là công cuộc xây dựng hệ thống giáo dục đức học cho chủ nghĩa xã hội. Nho gia đã tạo nên phương pháp giáo dục đức học mang màu sắc của dân tộc Trung Hoa, hơn nữa còn thông qua phương pháp này để miêu tả nhân cách điển hình lý tưởng, khiến toàn xã hội ngưỡng mộ. Vì thế, từ một ý nghĩa nào đó, sự xuất hiện của lớp lớp các anh tài của dân tộc Trung Hoa đều có liên quan trực tiếp đến nhân cách quân tử mà Nho gia đã dày công tạo dựng. Tài liệu giảng dạy mà Khổng Tử sử dụng là Lục kinh, trong đó Kinh Thi được coi trọng hơn cả. Ba môn Thi, Lễ, Nhạc rất được Khổng Tử coi trọng. Tuy nhiên ông lại không chú trọng đến các kiến thức về tự nhiên, sản xuất và kinh doanh hay ứng dụng các kiến thức đã học vào hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế. Điều này là hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Nho gia khi ông quá xem nhẹ vai trò của người lao động. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày nay, kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Việc nhìn thấu tầm quan trọng của việc giảng dạy những kiến thức liên quan đến khoa học tự nhiên, các hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế, đầu tư cho giáo dục nhằm phát triển kinh tế và sản xuất là điều được giáo dục Trung Quốc quan tâm. Các trường Đại học tại Trung Quốc phần lớn là các trường tổng hợp, và trong trường thì Khoa học tự nhiên, kinh tế hay thương mại luôn là những ngành “nóng”, thu hút nhiều sinh viên theo học, góp phần đào tạo số lượng lớn nhân tài kinh tế cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu của xã hội đã trở thành nhu cầu tất yếu. 2.4. Ảnh hưởng đến phương pháp giáo dục Phương pháp giáo dục được cho là thành tựu to lớn nhất trong sự nghiệp giáo dục của Khổng Tử, có ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc đến Trung Quốc nói riêng và các quốc gia, các khu vực khác. Các thế hệ bậc thầy của Nho gia đều tham gia hoạt động giảng dạy. Trong quá trình dạy học lâu dài, họ đã từng bước hình thành một số nhận thức quy luật về quá trình học tập, từ đó đưa ra rất nhiều phương pháp học tập có hiệu quả tích cực. 2.4.1. “Nhân tài thi giáo” “Nhân tài thi giáo” có nghĩa là tùy theo tài năng, trình độ mà dạy. Khổng Tử là nhà giáo dục đầu tiên áp dụng phương pháp “dạy theo trình độ” và đạt được thành công. Áp dụng phương pháp này, người thầy ắt phải có sự hiểu biết toàn diện về học trò. Khổng Tử cực kỳ chú ý đến điểm này. Bình thường ông rất để ý quan sát đặc điểm cá tính của từng người, chú ý đến khả năng nhận thức của từng người mà tiến hành giáo dục. Về chính sự, ông cũng đưa ra những câu trả lời khác nhau với những học trò có tư chất và trình độ hiểu biết khác nhau. “Dạy theo trình độ” đã trở thành một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhất, trở thành một phương pháp dạy học truyền thống trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. 2.4.2. “Khải phát dụ đạo” – dẫn dắt, gợi ý. Khổng Tử đã sáng tạo ra phương pháp dẫn dắt, gợi ý trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Điều khiến ông yêu thích và tán thưởng nhất chính là khi gặp phải vấn đề phải luôn có thái độ thắc mắc: “Phải làm thế nào?”, “Tại sao?”. Ông nói: “Bất phẫn bất khải, bất bi bất phát, cử bất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã” (tạm dịch: Không tự chủ động học tập thì trí tuệ không khai mở, không suy nghĩ lao lung thì không thể hiểu sau, đưa ra một góc mà không biết suy nghĩ ra ba góc thì ta không lặp lại nữa). Chỉ có việc thực sự muốn giải quyết vấn đề từ nội tâm mới là bước ngoặt tốt nhất và động lực trực tiếp nhất. Trong hoạt động dạy học, nếu như không thể phát huy tính năng động chủ quan của chính bản thân học sinh, tất cả nỗ lực của người thầy đều tốn công vô ích. Hiện nay, giáo dục Trung Quốc cần một người thầy thực sự tôn trọng địa vị chủ thể của mỗi học sinh, khiến cho học sinh từ khách thể bị động tiếp nhận chuyển sang chủ thể chủ động; khiến cho quá trình giáo dục trở thành hoạt động tự chủ, tự giác của học sinh. Đây vừa là sự kế thừa đối với tư tưởng dạy học trong truyền thống, vừa là yêu cầu mới được phương thức giáo dục hiện đại hóa đưa ra. 2.4.3. Coi trọng cả hai phương diện học và tư duy Khổng Tử không chuyên dạy người tư duy mà thiên về dạy người ta cách làm thế nào để tự học. Khổng Tử nhấn mạnh học hơn tư duy bởi học là tiền đề để có thể tư duy. Muốn tư duy thì phải có những thông tin cần thiết trước đã. Tuy nhiên ông cũng đã nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của tư duy. Khổng Tử viết: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi” (tạm dịch: Học mà không suy tư tất sẽ sai lầm, suy tư mà không học tất sẽ bế tắc). Tư duy tốt trên nền tảng học tập tốt sẽ có thể học một biết mười, có thể suy từ điều này sang điều khác. Khổng Tử đã nêu được mối quan hệ giữa học tập và tư duy. Từ đây, học sinh dưới sự dạy bảo của Khổng Tử đã phát huy được cả tính tích cực tiếp thu kiến thức và thói quen suy luận. 2.4.4. Học đi đôi với hành. Khổng Tử rất quan tâm đến việc vận dụng những kiến thức sách vở học được vào thực tiễn cuộc sống. Ông từng nói: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” (tạm dịch: Học mà thường xuyên luyện tập thì chẳng phải sẽ vui thích lắm hay sao). 2.4.5. Đề cao tự giác Khổng Tử và các Nho gia đều đề cao việc học sinh tự học, tự tư duy. Chính vì thế mà tự giác cũng là điều không thể xem nhẹ. Vốn dĩ vai trò của người thầy là làm sao để học sinh tự học, tự động tiếp cận và tiếp thu kiến thức. 2.4.6. Tạo hứng thú học tập Khổng Tử luôn chú ý đến tạo ra hứng thú trong học tập cho học trò. Hứng thú là điều quan trọng trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả học tập. Không có hứng thú thì khó lòng đạt được thành tựu cao trong học tập. Nho gia cho rằng hứng thú có thể là sinh ra đã có, cũng có thể là do sau này bồi dưỡng mà có. Chính vì thế mà trong giảng dạy cần phải có phương pháp nhằm gia tăng hứng thú học tập của học sinh. 2.4.7. Chú trọng nỗ lực Muốn có kết quả học tập tốt, chuyên cần nỗ lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Cho dù có thiên tư trời ban đi nữa mà không nỗ lực thì cũng sẽ chẳng ra sao. Ngược lại, tư chất không thông minh nhưng lại nỗ lực chăm chỉ thì sẽ đạt được những kết quả xứng đáng. Tăng Sâm là một người như thế. Khổng Tử phê phán những người không biết mà còn không chịu nỗ lực học tập “Sinh nhi tri chi giả, thượng dã; học nhi tri chi giả, thứ dã; khốn nhi học tri giả, hựu kỳ thứ dã; khốn nhi bất học, dân tư vi hạ kỹ” (tạm dịch: Người mà sinh ra đã biết được thì là bậc trên hết; Học rồi mới biết là hạng thứ; Ngu dốt mà học thì là hạng thứ nữa; Ngu dốt mà chẳng chịu học thì là hạng thấp hơn cả). 2.4.8. Giáo học tương trường - Dạy và học cùng tiến bộ Một trong những câu nói nổi tiếng của Khổng Tử là “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (tạm dịch: Ba người đi cùng, tất có một người là thầy của ta trong đó). Câu này chứng tỏ Khổng Tử luôn chú trọng đến việc học tập người khác, kể cả khi ông là “vạn thế biểu sư”. Nho gia còn quan niệm thầy trò còn có thể giúp đỡ nhau học tập, “Giáo học tương trường”. Điều này có hai tầng ý nghĩa. Đầu tiên là khi học sinh đưa ra thắc mắc thì người thầy nên nghiêm túc suy nghĩ và giải đáp thắc mắc của học trò, từ đó cũng đồng thời nâng cao tri thức của bản thân. Thứ hai là “tương quan nhi thiện”, tức là sự luận bàn, lấy điểm mạnh của người để bù vào những thiếu sót của mình, cùng nhau tiến bộ giữa thầy và trò. Tư tưởng “Giáo học tương trường” này của Nho giáo đã biểu thị quy luật mang tính bản chất giữa dạy và học, tức là dạy và học cùng vì nhau mà tồn tài, cùng nhau tiến bộ, việc dạy nhờ có việc học mới có ích, việc học nhờ có việc dạy thì mới tiến bộ. Thậm chí ông còn cho rằng, trò còn có thể giỏi hơn thầy. Sách Luận Ngữ chép rằng: “Hậu sinh khả úy” (tạm dịch: Kẻ sinh sau là kẻ đáng nể). Chính vì thế mà cần tăng cường sự trao đổi học tập lẫn nhau giữa thầy và trò, “tương hỗ vi sư” (tạm dịch: Cùng giúp nhau làm thầy). Tiểu kết Do những sự tồn tại khác biệt về hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc và tính cách,... giáo dục Trung Quốc hiện nay cần xuất phát tình hình thực tế của học sinh, tức là vừa phải cần đưa ra một yêu cầu thống nhất, lại vừa phải suy xét đến sự khác biệt, kết hợp giáo dục toàn thể với hiểu rõ từng cá nhân, khiến cho học sinh nào cũng được phát huy toàn diện. Nhưng trong các kỳ thi Đại học tại Trung Quốc, dưới sự chỉ huy của một cây gậy vô hình, giáo dục Trung Quốc đang ngày càng xem nhẹ sự khác biệt về cá tính của mỗi học sinh, vận dụng tương tự thủ đoạn “tiêu chuẩn hóa các bộ phận lẻ” , biến việc bồi dưỡng học sinh trở thành kiểu người giỏi trong thi đại học. Những phương pháp giáo dục sai lầm như này đã trực tiếp dẫn đến việc “điểm cao nhưng năng lực kém”, “kiến thức lý thuyết thì rất giỏi nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm thực tiễn”,... Trong xã hội mà cạnh trnah ngày càng khốc liệt hiện nay, cái mà người Trung Quốc cần là kiểu người tài thành thạo nhiều lĩnh vực. Thừa nhận sự khác biệt của học sinh, hiểu rõ đặc điểm của học sinh đó, “dựa vào năng lực để dạy dỗ” mới là điều quan trọng để xoay chuyển cục diện. Giáo dục hiện đại Trung Quốc cũng đã đưa ra một số phương pháp như tìm hiểu hoàn cảnh thực tế của học sinh, tôn trọng và quan tâm đến năng lực học của học sinh, phương pháp dạy không nên cứng nhắc, dạy dỗ từng bước, không nóng vội,…. nhằm cải thiện thực trạng này, và những phương pháp này đều có liên hệ mật thiết đến phương pháp dạy học của Nho gia. 3. Tổng kết Nho học vẫn luôn có sự ảnh hưởng vừa vô cùng to lớn vừa cực kỳ sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực cua văn hóa lịch sử Trung Hoa. Nó ăn sâu bám rễ, thâm nhập vào trong huyết mạch và thế giới tinh thần của người Trung Quốc, cấu thành nên linh hồn cứ sinh sôi không ngừng bên trong văn hóa dân tộc này mà cho đến nay, chúng vẫn tồn tại trong tính cách dân tộc, tâm lý xã hội và định hướng giá trị của dân tộc Trung Hoa. Chính vì thế mà Nho gia trở thành nền móng cấu thành, cơ hội và nhân tố của văn hóa đương đại, có liên quan mật thiết đến hiện đại hóa Trung Quốc. Giáo dục là một trong những thành tựu huy hoàng, rực rỡ nhất của văn hóa Trung Quốc, là sự tiếp diễn của văn hóa cổ đại Trung Quốc, cũng là nền tảng phát triển và động lực nhằm không ngừng đổi mới, sáng tạo. Việc giáo dục trở thành nội dung quan trọng trong xây dựng Trung Quốc theo hướng hiện đại hóa là không thể nghi ngờ. Giáo dục theo hướng hiện đại hóa chính là chú trọng đến sự phát triển toàn diện của con người, khiến cho người theo học có thể thích ứng với rất nhiều kiến thức và kỹ năng cơ bản trong phát triển xã hội hiện đại, hơn nữa trong quá trình này có thể phóng thích cá tính của học sinh, nhân cách phát triển toàn diện, có ý thức và năng lực sáng tạo, đồng thời lại có kiến thức cạnh tranh lành mạnh và năng lực hợp tác. Giáo dục hiện đại chú trọng đến phổ biến và nâng cao tố chất tổng thể của cả xã hội, khiến cho con người ai ai cũng được hưởng quyền giáo dục bình đẳng. Điều này khác hoàn toàn với các phương pháp giáo dục cũ như xem nhẹ việc phát triển cá tính và sức sáng tạo của học sinh, chỉ chú trọng đến nhồi nhét kiến thức, không có sự bình đẳng trong kiểm tra chất lượng giáo dục, nhưng lại cực kỳ tương tự với các tư tưởng của học thuyết Nho gia. Từ đây, ta có thể khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của các quan điểm giáo dục của Nho gia, thậm chí là tầm nhìn xa của các học thuyết giáo dục, bởi cho đến tận thời điểm này, phần lớn các học thuyết về giáo dục này vẫn còn nguyên giá trị và phù hợp với nền giáo dục hiện đại. Tính lý tính, cơ trí trong nội dung thuộc tư tưởng giáo dục của Nho gia phù hợp với quy luật thông thường của giáo dục mọi thời đại. Sự phù hợp ấy không chỉ bó gọn với riêng Trung Quốc mà còn phù hợp với các nước từng chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho gia, thậm chí là phù hợp với nền giáo dục toàn cầu. Con đường hiện đại hóa giáo dục cho chính Trung Quốc Sự sẽ được kết hợp hợp lý từ lí niệm giáo dục đến phương pháp giảng dạy trong giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại mà có Nho giáo làm hạt nhân. Đây là yêu cầu trong phát triển thời đại, cũng là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển hiện đại hóa giáo dục của Trung Quốc.
Trả lời
1. Khái quát về Nho học và văn hóa Nho gia 1.1. Nho học và văn hóa Nho gia Nho giáo (hay còn gọi là đạo Nho, đạo Khổng) là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết học giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử khởi xướng và được các môn đồ của ông tiếp tục phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Từ sau khi Đổng Trọng Thư (thời Hán Vũ Đế) đề ra chủ trương “Bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật”, tư tưởng Nho gia đã trở thành tư tưởng chủ đạo của giai cấp thống trị xã hội phong kiến Trung Quốc. Nho giáo đã luôn chiếm địa vị quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa cổ đại của Trung Quốc. Cho dù trong thời gian đó, Trung Quốc chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo đến từ bên ngoài, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong giai đoạn cận đại, phải chịu sự phủ định “Lật đổ Nho gia” của phong trào Ngũ Tứ, sự phê bình trong giai đoạn Đại Cách mạng văn hóa, nhưng văn hóa tư tưởng Nho gia vẫn luôn là hạt nhân và là đại diện cho văn hóa truyền thống của Trung Quốc, trở thành sức mạnh truyền thống, thể hiện phương thức tư duy, định hướng giá trị, phương thức hành vi, nếp sống đạo đức, phong tục tập quán của người Trung Quốc. Có thể nói, học thuyết Nho gia là học thuyết triết học và chính trị - xã hội lớn nhất của Trung Quốc. Nó có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng tại Trung Quốc, đến mức mà chỉ cần nhắc đến văn hóa Trung Quốc, cái mà người ta nghĩ đến đầu tiên chính là Nho gia. Ngoài gia, nó còn có ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ tại các nước phương Đông nói chung, đặc biệt là các nước như Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. 1.2. Vấn đề con người trong văn hóa Nho gia Học thuyết Nho gia đề cập đến nhiều vấn đề, bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, nhưng vấn đề nổi bật hơn cả vẫn là vấn đề con người và xã hội, đặc biệt là con người. Vấn đề về con người trong Nho học cực kỳ rộng và đề cập đến nhiều phương diện, ví dụ như Nhân tính, Đạo làm người, quan hệ giữa người với người, nhân cách, lý tưởng, cách nhìn nhận về tự nhiên, cách nhìn nhận về con người và cuộc đời,... Trong đó, vấn đề giáo dục con người là một trong số những vấn đề được quan tâm nhiều nhất. 1.3. Quan điểm của Nho gia về giáo dục Khổng Tử chính là người sáng lập và đặt nền móng cho Nho giáo. Chính vì vậy mà hầu hết những tư tưởng của Nho giáo đều là tư tưởng của Khổng Tử. Quan điểm của ổng về giáo dục con người đã đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục sau này của Trung Quốc nói riêng và các nước thuộc vòng cung văn hóa Hán nói chung. Quan điểm của Nho giáo về giáo dục và đào tạo con người có thể chia làm bốn mục lớn là mục đích của giáo dục, nguyên tắc giáo dục, nội dung của giáo dục, phương pháp giáo dục. 2. Ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục Nho gia đến giáo dục Trung Quốc xưa và nay Từ năm 1901 -1919, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng lý luận học phái giáo dục truyền thống của nước Đức với đại biểu là nhà giáo dục Johann Friedrich Herbart thông qua Nhật Bản. Từ 1919 đến 1949, tức là đến khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, nước Trung Quốc chủ yếu đưa vào sử dụng lý luận giáo dục chủ nghĩa giáo dục thực dụng từ Mỹ, sau đó là một số kinh nghiệm giáo dục được mượn từ Liên Xô, đưa vào sử dụng chế độ học đường mà nhà giáo dục John Amos Comenius người Tiệp Khắc đưa ra,… Trong thời gian này, đã có không ít học giả cho rằng các thể chế giáo dục phương Tây hoàn toàn có thể thay thế thể chế giáo dục Nho gia truyền thống của Trung Quốc. Hơn nữa còn có người cho rằng, nội dung và phương pháp giáo dục của Nho gia đã trở nên mục nát, cực đoan và lỗi thời, lạc hậu. Do tham khảo và sử dụng một cách mù khoáng kinh nghiệm cùng thể chế của giáo dục phương Tây, mỗi lần giáo dục Trung Quốc cải cách giáo dục đều rời xa và vứt bỏ tư tưởng Nho gia. Nhiều người cho rằng, cải cách kiểu này quá trình mà tinh hoa tư tưởng giáo dục của dân tộc Trung Hoa dần xói mòn, là quá trình mô phỏng phiến diện mô hình của phương Tây. Nó không chỉ khiến cho sức truyền tải của tinh hoa văn hóa giáo dục truyền thống Trung Quốc bị yếu đi, mà còn làm cho nhận thức chung về văn hóa giáo dục của người dân Trung Quốc yếu đi trông thấy. Thực tế này đã đặt ra nhu cầu bức thiết là phải làm cho mọi người hiểu hơn về những ảnh hưởng của những tư tưởng đúng đắn và sáng tạo trong tư tưởng giáo dục của Nho gia đối với nền giáo dục Trung Quốc, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Nhận xét một cách khách quan, các nội dung tư tưởng giáo dục của Nho gia có ảnh hưởng cực kỳ rộng khắp và sâu sắc đến đất nước và con người Trung Hoa. Sự ảnh hưởng này có cả mặt tích cực và tiêu cực, và ảnh hưởng đến nhiều phương diện trong giáo dục Trung Quốc. 2.1. Ảnh hưởng đến mục đích giáo dục Nho giáo cực kỳ chú trọng đến “Nhân”, chính vì vậy mà mục đích của giáo dục mà Nho giáo đưa ra chính là hoàn thành mục tiêu của “Nhân”. Các mục đích giáo dục của Nho giáo xung quanh mục tiêu hoàn thiện “nhân” có thể được chia làm ba mục đích nhỏ, là cầu đạo – đạo làm người và đạo trị nước; là hoàn thành nhân cách lý tưởng – thể hiện phẩm chất và đức tính của thánh nhân, người quân tử; là bồi dưỡng nhân tài chính trị nhằm “hành đạo, giúp vua, giúp nước”. Có thể thấy, các mục đích này đều nhằm đào tạo ra những con người lý tưởng, và nó phù hợp với yêu cầu của chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền. Khi chế độ xã hội quân chủ chuyên chế lỗi thời không còn tồn tại nữa thì trên một số phương diện, mục đích giáo dục này cũng không còn phù hợp với xã hội hiện tại nữa. Thế nhưng vẫn phải khẳng định sự đúng đắn và tầm “nhìn xa trông rộng” của học thuyết giáo dục Nho gia. Trên thực tế, việc nâng cao kiến thức của trên mọi lĩnh vực vẫn luôn được khẳng định là mục tiêu quan trọng hàng đầu của giáo dục, trong đó có cả người dạy và người học. Song song với đó là sứ mệnh thiêng liêng hơn nữa - giáo dục nhân cách - để người học hoàn thiện nhân cách đạo đức, học được cách làm người. Những mục đích giáo dục mà Nho giáo đưa ra như giúp vua, giúp nước, hành đạo; đều là những mục đích cao cả, vẫn có giá trị cho đến hiện tại. Đó chính là tinh thần cống hiến sức lực cho quốc gia, dân tộc, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc. Hiện nay, một trong những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đau đầu giải quyết và vấn nạn “chảy máu chất xám”. Rất nhiều nhân tài của Trung Quốc, bao gồm các học giả, nhà khoa học, sinh viên,... đều không muốn trở lại quê hương sau khi thành tài,. Gây nên thực trạng này có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó là do tâm lý muốn cống hiến cho đất nước không còn được như trước nữa. 2.2. Ảnh hưởng của guyên tắc giáo dục “Hữu giáo vô loại” đến tạo tiền đề cho thực hiện phổ cập giáo dục tại Trung Quốc Nguyên tắc giáo dục của Nho giáo là “Hữu giáo vô loại” , được đưa ra bởi Khổng Tử. Điều này bao gồm hai tầng ý nghĩa. Đầu tiên, nhìn từ những điều bên ngoài, “Hữu giáo vô loại” chỉ ra rằng, giáo dục không phân biệt người đi học thuộc thành trì nào, quốc gia nào, không phân quý tộc hay bình dân, người người thì đều có quyền nhận được sự giáo dục. Hai là, nhìn từ phương diện tố chất thiên phú và thói quen, hành vi sau này, “Hữu giáo vô loại” chỉ ra rằng, cho dù là ngu hay khôn, bất luật đức hạnh là thiện hay ác, chỉ cần thành tâm nhờ chỉ dạy thì đều được giáo dục. Tương truyền rằng học trò của Khổng Tử có hơn ba nghìn người. Họ đến từ các nước Lỗ, Tề, Tấn, Tống, Trần, Sở, Tần,... Xuất thân quý tộc có Nam Cung Kính, Tư Mã Ngưu, Mạnh Ý Tử; cũng có Trọng Cung là người có xuất thân “tiện nhân”, Tử Trương là người “hèn hạ” nước Lỗ, có người “nhà tích ngàn vàng” như Tử Cống, có người lại nghèo rớt, sống cuộc sống kham khổ “một chén cơm, một gáo nước” như Nhan Hồi, Nguyên Hiến; có người thông minh hơn người, học một biết mười như Nhan Hồi; lại có những người có hạn về tư chất như Tăng Sâm, Trọng Do, có người học trò như Tần Thương mới bốn tuổi, cũng có Công Tôn Long đã hơn năm mươi tuổi. Trong sự nghiệp giáo dục của riêng mình, Khổng Tử không hề đặt ra các giới hạn về dân tộc, đẳng cấp, khu vực, hay độ tuổi. Thực tế đã chứng minh là dưới sự dạy bảo của Khổng Tử, người nghèo hay người giàu, người thông minh hay người ngu dốt, người sang hay người hèn đều đã có được những hiểu biết nhất định, thậm chí còn trở thành những danh sư sau này. Điều này đã phá vỡ quan niệm truyền thống trước đây của Trung Quốc là giáo dục chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc, vua chúa, quan lại. Phải nhấn mạnh rằng, chủ trương giáo dục mang tính cách mạng này ra đời ở thời điểm này không hề đơn giản. Đây là một tư tưởng cực kỳ tiến bộ và mang tính cách mạng lớn, được coi là một bước tiến bộ rất lớn trong lịch sử giáo dục Trung Quốc thời cổ đại. Trong quá khứ, tư tưởng này của Khổng Tử đã tạo điều kiện cho học thuật phát triển, tạo điều kiện học tập cho toàn dân, tạo ra ảnh hưởng lớn đến cả cơ cấu chính trị và cơ cấu quyền lực. Điều này vẫn tiếp diễn cả ngàn năm nay và vẫn kéo dài cho đến hiện tại. Ngày nay, nhận ra tư tưởng đúng đắn đó của Khổng Tử, Chính phủ Trung Quốc cũng đã áp dụng tinh thần này vào sự nghiệp giáo dục quốc gia. Nhằm giúp đỡ những học sinh nghèo có thể đi học, Chính phủ Trung Quốc đã lần lượt đưa ra những kế hoạch giúp đỡ học tập như “Công trình hi vọng”, “Công trình hạnh phúc”. Trong đó, “Công trình hi vọng” là chương trình do Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc khởi xướng và tổ chức vào tháng 10/1989, kêu gọi thanh thiếu niên trong cả nước thành lập quỹ để thực hiện các hoạt động công ích, với tôn chỉ là huy động rộng khắp nguồn tài chính trong và ngoài nước nhằm giúp đỡ những gia đình nghèo có con em không được đến trường, để những trẻ em nghèo quay trở lại trường học, hoàn thành giáo dục bắt buộc. “Công trình hạnh phúc” còn có tên đầy đủ là “Công trình hạnh phúc – hành động để cứu giúp những người mẹ nghèo khó”, lấy đối tượng là những người mẹ nghèo trong các gia đình nghèo tại những khu vực nghèo khó, giúp đỡ họ phát triển kinh tế gia đình, thoát khỏi cảnh nghèo, từ đó để con cái họ có cơ hội đi học. Đồng thời, Trung Quốc còn ban hành “Luật giáo dục nghĩa vụ bắt buộc”, bắt đầu có hiệu lực ngày 1/9/2006, bắt buộc tất cả những trẻ em và thiếu niên trong độ tuổi thích hợp phải tiếp nhận chế độ giáo dục bắt buộc chín năm như một nghĩa vụ. Trong chín năm này, “không thu học phí, không thu các phí khác”, khiến cho giáo dục đi sâu vào quần chúng, phổ biến hóa giáo dục. Hạn chế của tư tưởng này cũng nằm ở Khổng Tử. Tuy nói rằng “Hữu giáo vô loại” nhưng ông vẫn phân biệt quân tử với tiểu nhân. Quân tử là người gánh vác giang sơn, trong khi tiểu nhân lại là kẻ không thể dạy dỗ được. Không những thế, Khổng Tử còn xem nhẹ phụ nữ. Thực tế, phụ nữ không được Khổng Tử coi là đối tượng giáo dục. Khắc phục hạn chế này của Nho giáo, Chính phủ Trung Quốc khi ban bố “Luật giáo dục nghĩa vụ bắt buộc” dài chín năm, điều số bốn đã quy định rằng: “Phàm là những trẻ em, thiếu niên có độ tuổi thích hợp mang quốc tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, không phân biệt giới tính, dân tộc, chủng tộc, tình hình tài sản của gia đình, tín ngưỡng tôn giáo,... đều có quyền lợi được hưởng giáo dục nghĩa vụ bắt buộc và phải hoàn thành giáo dục nghĩa vụ bắt buộc”. 2.3. Ảnh hưởng đến nội dung giảng dạy của giáo dục – Cần chú trọng hơn đến giáo dục Đạo đức và giáo dục Khoa học tự nhiên, Kinh tế Khổng Tử lấy bốn điều để dạy người: văn chương, đức hạnh, lòng trung trực và lòng thành tín. Trong đó thì “Đức hạnh” được chọn làm nội dung cơ bản. Khi đó, giáo dục Đạo đức được Khổng Tử đặc biệt chú trọng. Thế mà hiện nay, dưới chế độ giáo dục hiện tại, giáo dục đạo đức dường như đã không còn quan trọng gì, không đáng để nhắc đến nữa. Ngày nay khi nhắc đến giáo dục, người ta chỉ còn nói đến một chuyện duy nhất là “học vấn”. Người “biết đức” đã ít, người “đạo đức tốt” cũng ít, nhưng người tuân theo đạo đức để sống thì còn ít hơn. Cả xã hội đang rơi vào tình trạng thiếu đạo đức nghiêm trọng. Học sinh, thanh thiếu niên Trung Quốc hiện nay được coi là người tiếp nối công cuộc xây dựng và hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy mà trạng thái tư tưởng và tinh thần của họ ra sao có liên quan đến sự phát triển văn minh vật chất, văn minh tinh thần, văn minh chế độ, văn minh chính trị cùng đề cao năng lực tổng hợp của quốc gia. Chính vì thế, Trung Quốc bắt buộc phải gia tăng giáo dục đạo đức. Mà chú trọng đến giáo dục đạo đức chính là áp dụng một trong số những nội dung giáo dục năm xưa Khổng Tử đã nhấn mạnh. Giáo dục đạo đức là điều kiện quan trọng để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục, là động lực thúc đẩy các phương diện giáo dục khác đạt thực hiện được thuận lợi và đem lại hiệu quả cao. Các nhà giáo dục Trung Quốc đã đưa ra một số phương pháp sau nhằm ứng phó với thực trạng trên dựa trên tư tưởng về giáo dục đạo đức của Nho gia, tuy nhiên cũng có một số chỉnh sửa nhằm khắc phục những hạn chế của tư tưởng và nhằm phù hợp hơn với thực tiễn cuộc sống hiện tại. - Coi trọng xây dựng tính chủ thể của người dạy học. Người đi học là trung tâm của giáo dục đạo được, trong tác dụng lẫn nhau giữa tính chủ thể giáo viên và chủ thể học sinh, học sinh sẽ không ngừng có được sự thay đổi, tiến hóa và phát triển. - Quay về với thế giới hiện thực. Nhằm đối phó với vấn đề đạo đức ngày càng xa rời cuộc sống, “sinh hoạt hóa” chính là xu thế giá trị của cải cách và phát triển giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức cần kiên trì quan niệm “lấy con người làm gốc”, từ đó mới thu hút được sự quan tâm của học sinh. - Đẩy mạnh phát triển toàn diện cá thể. Giáo dục đạo đức truyền thống chủ chú trọng tính cộng đồng mà xem nhẹ tính cá tính của người đi học, chỉ yêu cầu người đi học tuân theo kỷ luật, tôn trọng pháp luật mà thôi. Đẩy mạnh phát triển cá tính của học sinh mới có thể bồi dưỡng được thế hệ dũng cảm dám sáng tạo, dám khám phá. Trong điều kiện lịch sử xã hội hiện nay, nghiêm túc tổng kết tư tưởng giáo dục đạo đức của Nho gia sẽ có giá trị giúp đỡ to lớn trong hệ thống giáo dục đạo đức, xây dựng và phát triển quốc gia. Đối với Trung Quốc thì đây là công cuộc xây dựng hệ thống giáo dục đức học cho chủ nghĩa xã hội. Nho gia đã tạo nên phương pháp giáo dục đức học mang màu sắc của dân tộc Trung Hoa, hơn nữa còn thông qua phương pháp này để miêu tả nhân cách điển hình lý tưởng, khiến toàn xã hội ngưỡng mộ. Vì thế, từ một ý nghĩa nào đó, sự xuất hiện của lớp lớp các anh tài của dân tộc Trung Hoa đều có liên quan trực tiếp đến nhân cách quân tử mà Nho gia đã dày công tạo dựng. Tài liệu giảng dạy mà Khổng Tử sử dụng là Lục kinh, trong đó Kinh Thi được coi trọng hơn cả. Ba môn Thi, Lễ, Nhạc rất được Khổng Tử coi trọng. Tuy nhiên ông lại không chú trọng đến các kiến thức về tự nhiên, sản xuất và kinh doanh hay ứng dụng các kiến thức đã học vào hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế. Điều này là hạn chế trong tư tưởng giáo dục của Nho gia khi ông quá xem nhẹ vai trò của người lao động. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu ngày nay, kinh tế đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Việc nhìn thấu tầm quan trọng của việc giảng dạy những kiến thức liên quan đến khoa học tự nhiên, các hoạt động sản xuất và hoạt động kinh tế, đầu tư cho giáo dục nhằm phát triển kinh tế và sản xuất là điều được giáo dục Trung Quốc quan tâm. Các trường Đại học tại Trung Quốc phần lớn là các trường tổng hợp, và trong trường thì Khoa học tự nhiên, kinh tế hay thương mại luôn là những ngành “nóng”, thu hút nhiều sinh viên theo học, góp phần đào tạo số lượng lớn nhân tài kinh tế cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Chương trình giảng dạy phù hợp với nhu cầu của xã hội đã trở thành nhu cầu tất yếu. 2.4. Ảnh hưởng đến phương pháp giáo dục Phương pháp giáo dục được cho là thành tựu to lớn nhất trong sự nghiệp giáo dục của Khổng Tử, có ảnh hưởng cực kỳ sâu sắc đến Trung Quốc nói riêng và các quốc gia, các khu vực khác. Các thế hệ bậc thầy của Nho gia đều tham gia hoạt động giảng dạy. Trong quá trình dạy học lâu dài, họ đã từng bước hình thành một số nhận thức quy luật về quá trình học tập, từ đó đưa ra rất nhiều phương pháp học tập có hiệu quả tích cực. 2.4.1. “Nhân tài thi giáo” “Nhân tài thi giáo” có nghĩa là tùy theo tài năng, trình độ mà dạy. Khổng Tử là nhà giáo dục đầu tiên áp dụng phương pháp “dạy theo trình độ” và đạt được thành công. Áp dụng phương pháp này, người thầy ắt phải có sự hiểu biết toàn diện về học trò. Khổng Tử cực kỳ chú ý đến điểm này. Bình thường ông rất để ý quan sát đặc điểm cá tính của từng người, chú ý đến khả năng nhận thức của từng người mà tiến hành giáo dục. Về chính sự, ông cũng đưa ra những câu trả lời khác nhau với những học trò có tư chất và trình độ hiểu biết khác nhau. “Dạy theo trình độ” đã trở thành một trong những phương pháp dạy học có hiệu quả nhất, trở thành một phương pháp dạy học truyền thống trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. 2.4.2. “Khải phát dụ đạo” – dẫn dắt, gợi ý. Khổng Tử đã sáng tạo ra phương pháp dẫn dắt, gợi ý trong lịch sử giáo dục Trung Quốc. Điều khiến ông yêu thích và tán thưởng nhất chính là khi gặp phải vấn đề phải luôn có thái độ thắc mắc: “Phải làm thế nào?”, “Tại sao?”. Ông nói: “Bất phẫn bất khải, bất bi bất phát, cử bất ngung bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục dã” (tạm dịch: Không tự chủ động học tập thì trí tuệ không khai mở, không suy nghĩ lao lung thì không thể hiểu sau, đưa ra một góc mà không biết suy nghĩ ra ba góc thì ta không lặp lại nữa). Chỉ có việc thực sự muốn giải quyết vấn đề từ nội tâm mới là bước ngoặt tốt nhất và động lực trực tiếp nhất. Trong hoạt động dạy học, nếu như không thể phát huy tính năng động chủ quan của chính bản thân học sinh, tất cả nỗ lực của người thầy đều tốn công vô ích. Hiện nay, giáo dục Trung Quốc cần một người thầy thực sự tôn trọng địa vị chủ thể của mỗi học sinh, khiến cho học sinh từ khách thể bị động tiếp nhận chuyển sang chủ thể chủ động; khiến cho quá trình giáo dục trở thành hoạt động tự chủ, tự giác của học sinh. Đây vừa là sự kế thừa đối với tư tưởng dạy học trong truyền thống, vừa là yêu cầu mới được phương thức giáo dục hiện đại hóa đưa ra. 2.4.3. Coi trọng cả hai phương diện học và tư duy Khổng Tử không chuyên dạy người tư duy mà thiên về dạy người ta cách làm thế nào để tự học. Khổng Tử nhấn mạnh học hơn tư duy bởi học là tiền đề để có thể tư duy. Muốn tư duy thì phải có những thông tin cần thiết trước đã. Tuy nhiên ông cũng đã nhận thấy vai trò hết sức quan trọng của tư duy. Khổng Tử viết: “Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi” (tạm dịch: Học mà không suy tư tất sẽ sai lầm, suy tư mà không học tất sẽ bế tắc). Tư duy tốt trên nền tảng học tập tốt sẽ có thể học một biết mười, có thể suy từ điều này sang điều khác. Khổng Tử đã nêu được mối quan hệ giữa học tập và tư duy. Từ đây, học sinh dưới sự dạy bảo của Khổng Tử đã phát huy được cả tính tích cực tiếp thu kiến thức và thói quen suy luận. 2.4.4. Học đi đôi với hành. Khổng Tử rất quan tâm đến việc vận dụng những kiến thức sách vở học được vào thực tiễn cuộc sống. Ông từng nói: “Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ” (tạm dịch: Học mà thường xuyên luyện tập thì chẳng phải sẽ vui thích lắm hay sao). 2.4.5. Đề cao tự giác Khổng Tử và các Nho gia đều đề cao việc học sinh tự học, tự tư duy. Chính vì thế mà tự giác cũng là điều không thể xem nhẹ. Vốn dĩ vai trò của người thầy là làm sao để học sinh tự học, tự động tiếp cận và tiếp thu kiến thức. 2.4.6. Tạo hứng thú học tập Khổng Tử luôn chú ý đến tạo ra hứng thú trong học tập cho học trò. Hứng thú là điều quan trọng trong mọi lĩnh vực, bao gồm cả học tập. Không có hứng thú thì khó lòng đạt được thành tựu cao trong học tập. Nho gia cho rằng hứng thú có thể là sinh ra đã có, cũng có thể là do sau này bồi dưỡng mà có. Chính vì thế mà trong giảng dạy cần phải có phương pháp nhằm gia tăng hứng thú học tập của học sinh. 2.4.7. Chú trọng nỗ lực Muốn có kết quả học tập tốt, chuyên cần nỗ lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất. Cho dù có thiên tư trời ban đi nữa mà không nỗ lực thì cũng sẽ chẳng ra sao. Ngược lại, tư chất không thông minh nhưng lại nỗ lực chăm chỉ thì sẽ đạt được những kết quả xứng đáng. Tăng Sâm là một người như thế. Khổng Tử phê phán những người không biết mà còn không chịu nỗ lực học tập “Sinh nhi tri chi giả, thượng dã; học nhi tri chi giả, thứ dã; khốn nhi học tri giả, hựu kỳ thứ dã; khốn nhi bất học, dân tư vi hạ kỹ” (tạm dịch: Người mà sinh ra đã biết được thì là bậc trên hết; Học rồi mới biết là hạng thứ; Ngu dốt mà học thì là hạng thứ nữa; Ngu dốt mà chẳng chịu học thì là hạng thấp hơn cả). 2.4.8. Giáo học tương trường - Dạy và học cùng tiến bộ Một trong những câu nói nổi tiếng của Khổng Tử là “Tam nhân hành, tất hữu ngã sư” (tạm dịch: Ba người đi cùng, tất có một người là thầy của ta trong đó). Câu này chứng tỏ Khổng Tử luôn chú trọng đến việc học tập người khác, kể cả khi ông là “vạn thế biểu sư”. Nho gia còn quan niệm thầy trò còn có thể giúp đỡ nhau học tập, “Giáo học tương trường”. Điều này có hai tầng ý nghĩa. Đầu tiên là khi học sinh đưa ra thắc mắc thì người thầy nên nghiêm túc suy nghĩ và giải đáp thắc mắc của học trò, từ đó cũng đồng thời nâng cao tri thức của bản thân. Thứ hai là “tương quan nhi thiện”, tức là sự luận bàn, lấy điểm mạnh của người để bù vào những thiếu sót của mình, cùng nhau tiến bộ giữa thầy và trò. Tư tưởng “Giáo học tương trường” này của Nho giáo đã biểu thị quy luật mang tính bản chất giữa dạy và học, tức là dạy và học cùng vì nhau mà tồn tài, cùng nhau tiến bộ, việc dạy nhờ có việc học mới có ích, việc học nhờ có việc dạy thì mới tiến bộ. Thậm chí ông còn cho rằng, trò còn có thể giỏi hơn thầy. Sách Luận Ngữ chép rằng: “Hậu sinh khả úy” (tạm dịch: Kẻ sinh sau là kẻ đáng nể). Chính vì thế mà cần tăng cường sự trao đổi học tập lẫn nhau giữa thầy và trò, “tương hỗ vi sư” (tạm dịch: Cùng giúp nhau làm thầy). Tiểu kết Do những sự tồn tại khác biệt về hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc và tính cách,... giáo dục Trung Quốc hiện nay cần xuất phát tình hình thực tế của học sinh, tức là vừa phải cần đưa ra một yêu cầu thống nhất, lại vừa phải suy xét đến sự khác biệt, kết hợp giáo dục toàn thể với hiểu rõ từng cá nhân, khiến cho học sinh nào cũng được phát huy toàn diện. Nhưng trong các kỳ thi Đại học tại Trung Quốc, dưới sự chỉ huy của một cây gậy vô hình, giáo dục Trung Quốc đang ngày càng xem nhẹ sự khác biệt về cá tính của mỗi học sinh, vận dụng tương tự thủ đoạn “tiêu chuẩn hóa các bộ phận lẻ” , biến việc bồi dưỡng học sinh trở thành kiểu người giỏi trong thi đại học. Những phương pháp giáo dục sai lầm như này đã trực tiếp dẫn đến việc “điểm cao nhưng năng lực kém”, “kiến thức lý thuyết thì rất giỏi nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm thực tiễn”,... Trong xã hội mà cạnh trnah ngày càng khốc liệt hiện nay, cái mà người Trung Quốc cần là kiểu người tài thành thạo nhiều lĩnh vực. Thừa nhận sự khác biệt của học sinh, hiểu rõ đặc điểm của học sinh đó, “dựa vào năng lực để dạy dỗ” mới là điều quan trọng để xoay chuyển cục diện. Giáo dục hiện đại Trung Quốc cũng đã đưa ra một số phương pháp như tìm hiểu hoàn cảnh thực tế của học sinh, tôn trọng và quan tâm đến năng lực học của học sinh, phương pháp dạy không nên cứng nhắc, dạy dỗ từng bước, không nóng vội,…. nhằm cải thiện thực trạng này, và những phương pháp này đều có liên hệ mật thiết đến phương pháp dạy học của Nho gia. 3. Tổng kết Nho học vẫn luôn có sự ảnh hưởng vừa vô cùng to lớn vừa cực kỳ sâu sắc đến hầu hết các lĩnh vực cua văn hóa lịch sử Trung Hoa. Nó ăn sâu bám rễ, thâm nhập vào trong huyết mạch và thế giới tinh thần của người Trung Quốc, cấu thành nên linh hồn cứ sinh sôi không ngừng bên trong văn hóa dân tộc này mà cho đến nay, chúng vẫn tồn tại trong tính cách dân tộc, tâm lý xã hội và định hướng giá trị của dân tộc Trung Hoa. Chính vì thế mà Nho gia trở thành nền móng cấu thành, cơ hội và nhân tố của văn hóa đương đại, có liên quan mật thiết đến hiện đại hóa Trung Quốc. Giáo dục là một trong những thành tựu huy hoàng, rực rỡ nhất của văn hóa Trung Quốc, là sự tiếp diễn của văn hóa cổ đại Trung Quốc, cũng là nền tảng phát triển và động lực nhằm không ngừng đổi mới, sáng tạo. Việc giáo dục trở thành nội dung quan trọng trong xây dựng Trung Quốc theo hướng hiện đại hóa là không thể nghi ngờ. Giáo dục theo hướng hiện đại hóa chính là chú trọng đến sự phát triển toàn diện của con người, khiến cho người theo học có thể thích ứng với rất nhiều kiến thức và kỹ năng cơ bản trong phát triển xã hội hiện đại, hơn nữa trong quá trình này có thể phóng thích cá tính của học sinh, nhân cách phát triển toàn diện, có ý thức và năng lực sáng tạo, đồng thời lại có kiến thức cạnh tranh lành mạnh và năng lực hợp tác. Giáo dục hiện đại chú trọng đến phổ biến và nâng cao tố chất tổng thể của cả xã hội, khiến cho con người ai ai cũng được hưởng quyền giáo dục bình đẳng. Điều này khác hoàn toàn với các phương pháp giáo dục cũ như xem nhẹ việc phát triển cá tính và sức sáng tạo của học sinh, chỉ chú trọng đến nhồi nhét kiến thức, không có sự bình đẳng trong kiểm tra chất lượng giáo dục, nhưng lại cực kỳ tương tự với các tư tưởng của học thuyết Nho gia. Từ đây, ta có thể khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo của các quan điểm giáo dục của Nho gia, thậm chí là tầm nhìn xa của các học thuyết giáo dục, bởi cho đến tận thời điểm này, phần lớn các học thuyết về giáo dục này vẫn còn nguyên giá trị và phù hợp với nền giáo dục hiện đại. Tính lý tính, cơ trí trong nội dung thuộc tư tưởng giáo dục của Nho gia phù hợp với quy luật thông thường của giáo dục mọi thời đại. Sự phù hợp ấy không chỉ bó gọn với riêng Trung Quốc mà còn phù hợp với các nước từng chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho gia, thậm chí là phù hợp với nền giáo dục toàn cầu. Con đường hiện đại hóa giáo dục cho chính Trung Quốc Sự sẽ được kết hợp hợp lý từ lí niệm giáo dục đến phương pháp giảng dạy trong giáo dục truyền thống và giáo dục hiện đại mà có Nho giáo làm hạt nhân. Đây là yêu cầu trong phát triển thời đại, cũng là xu thế tất yếu trong quá trình phát triển hiện đại hóa giáo dục của Trung Quốc.