Ảnh hưởng của Phật giáo nhật Bản đến trà đạo?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Trà đạo là nghệ thuật vô cùng nổi tiếng ở Nhật Bản, chính nghệ thuật trà đạo cũng mang phong vị của Phật giáo. Ông Sennorikyu cho rằng các yếu tố tạo nên trà ngon đó là: hòa hợp, tôn giáo, thanh khiết và tĩnh tại. Trà đạo và nghệ thuật uống trà của Nhật Bản toát lên vẻ thanh tao, tĩnh tại 1 cách kỳ lạ. Vẻ thanh tao tĩnh tại ấy có mang chút hương vị của Phật Giao, cụ thể là Thiền đạo. Trong quá trình chịu ảnh hưởng của Phật Giao người Nhật đã sáng tạo ra phong cách thưởng trà Đầu thế kỷ XIII (thời Kamakura), một cao tăng thuộc phái thiền Rinzai của Nhật Bản là Thiền sư Eisai (1141-1215) đã mang một thứ trà xanh dạng bột, gọi là matcha, từ Trung Hoa về Nhật Bản. Đến giữa thế kỷ XIV (thời Muromachi), việc uống trà được phổ biến đến giới bình dân. Cách thức uống trà của người Nhật Bản giống như người Trung Hoa, chủ yếu là thưởng ngoạn phong cảnh, đối ẩm, thưởng thức vị trà. Tại những vùng trồng trà, đến nay hàng năm vẫn diễn ra các cuộc thi uống trà toucha để tìm ra các loại trà ngon. Vì được hình thành dựa trên triết lý Thiền, nên thật ra nghi thức Trà đạo Nhật Bản nhằm thể hiện các triết lý Phật giáo Thiền tông. Theo triết lý Thiền, thì con người là một tiểu vũ trụ nằm trong đại vũ trụ là thế giới tự nhiên. Cuộc sống của con người có rất nhiều điều chưa lý giải được nguyên nhân và bản chất. Để lý giải được những thắc mắc, con người phải hoà tâm trí mình vào tự nhiên – nói cách khác là để tiểu vũ trụ hoà vào đại vũ trụ – bằng cách tĩnh lặng tâm trí, không bị chi phối bới bên ngoài. Các nhà sư thì dùng cách Tọa thiền nơi sơn dã, tĩnh lặng để thực hiện triết lý trên. Hoặc là xây dựng những phong cảnh hoang dã giả tạo nơi khuôn viên chùa để thực hiện việc toạ thiền. Còn người dân Nhật Bản đã thực hiện triết lý trên thông qua nhiều phương cách khác nhau, trong đó có việc thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật Bản. Vậy thì ý nghĩa đích thực của “Trà đạo” trong văn hoá Nhật Bản phải được hiểu là “Hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”.
Trả lời
Trà đạo là nghệ thuật vô cùng nổi tiếng ở Nhật Bản, chính nghệ thuật trà đạo cũng mang phong vị của Phật giáo. Ông Sennorikyu cho rằng các yếu tố tạo nên trà ngon đó là: hòa hợp, tôn giáo, thanh khiết và tĩnh tại. Trà đạo và nghệ thuật uống trà của Nhật Bản toát lên vẻ thanh tao, tĩnh tại 1 cách kỳ lạ. Vẻ thanh tao tĩnh tại ấy có mang chút hương vị của Phật Giao, cụ thể là Thiền đạo. Trong quá trình chịu ảnh hưởng của Phật Giao người Nhật đã sáng tạo ra phong cách thưởng trà Đầu thế kỷ XIII (thời Kamakura), một cao tăng thuộc phái thiền Rinzai của Nhật Bản là Thiền sư Eisai (1141-1215) đã mang một thứ trà xanh dạng bột, gọi là matcha, từ Trung Hoa về Nhật Bản. Đến giữa thế kỷ XIV (thời Muromachi), việc uống trà được phổ biến đến giới bình dân. Cách thức uống trà của người Nhật Bản giống như người Trung Hoa, chủ yếu là thưởng ngoạn phong cảnh, đối ẩm, thưởng thức vị trà. Tại những vùng trồng trà, đến nay hàng năm vẫn diễn ra các cuộc thi uống trà toucha để tìm ra các loại trà ngon. Vì được hình thành dựa trên triết lý Thiền, nên thật ra nghi thức Trà đạo Nhật Bản nhằm thể hiện các triết lý Phật giáo Thiền tông. Theo triết lý Thiền, thì con người là một tiểu vũ trụ nằm trong đại vũ trụ là thế giới tự nhiên. Cuộc sống của con người có rất nhiều điều chưa lý giải được nguyên nhân và bản chất. Để lý giải được những thắc mắc, con người phải hoà tâm trí mình vào tự nhiên – nói cách khác là để tiểu vũ trụ hoà vào đại vũ trụ – bằng cách tĩnh lặng tâm trí, không bị chi phối bới bên ngoài. Các nhà sư thì dùng cách Tọa thiền nơi sơn dã, tĩnh lặng để thực hiện triết lý trên. Hoặc là xây dựng những phong cảnh hoang dã giả tạo nơi khuôn viên chùa để thực hiện việc toạ thiền. Còn người dân Nhật Bản đã thực hiện triết lý trên thông qua nhiều phương cách khác nhau, trong đó có việc thực hiện nghi thức Trà đạo Nhật Bản. Vậy thì ý nghĩa đích thực của “Trà đạo” trong văn hoá Nhật Bản phải được hiểu là “Hoà hợp con người với thiên nhiên qua thao tác pha và uống trà”.