Ảnh hưởng của phật giáo đến các lễ nghi ở Thái Lan?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Những lễ nghi: Sinh hoạt tín ngưỡng PG luôn là một phần quan trọng trong đời sống của người dân Thái, từ lúc mới chào đời, trưởng thành, lễ cưới, ma chay... đều có liên quan đến chùa chiền và tăng sĩ. Lễ Đặt Tên: Khi sanh con, cha mẹ thường thỉnh y Quý Thầy đặt tên cho con mình, vì họ tin rằng tên được chọn từ các Thầy sẽ vừa đẹp đẽ về mặt ngôn ngữ lẫn ý nghĩa. Tiếp đó là Quý Thầy sẽ làm lễ đặt tên và tụng một thời kinh cầu an cho đứa bé. Lễ Thọ Giới: Nghi thức thứ hai này cũng rất quan trọng và bắt buộc đối với mọi thanh niên Thái, kể cả các bậc vua chúa, khi họ ở vào giai đoạn trưởng thành, mười tám đến hai mươi tuổi. Thông thường, họ vào Chùa tu tập ba tháng, một năm hoặc ba năm, tùy theo sở thích và ước nguyện của mỗi người. Nhiều bậc cha mẹ muốn con cái của họ được dự lễ thọ giới này trước khi lập gia đình hoặc khi bắt đầu một nghề nghiệp chính thức. Vì rằng, buổi lễ này sẽ giúp cho người ấy có được một tâm hồn rộng lớn hơn được kèm với giới luật, những lời phát nguyện trong buổi lễ này sẽ khiến cho người ấy phải trân trọng và gìn giữ suốt một đời người. Nó là nền tảng vững chắc cho đời sống tâm linh của người dân Thái Theo truyền thống, buổi lễ diễn ra sau một thời gian ngắn người ấy thực tập trong Chùa. Lễ truyền giới được tổ chức trong suốt tháng bảy của mỗi năm. Vào ngày trước khi thọ giới, vị thanh niên ấy được cạo đầu và được mặc một bộ y màu trắng. Quý Thầy lớn tuổi được cung thỉnh về nhà của vị ấy để tụng kinh cầu an và tiếp nhận sự cúng dường. Bạn bè và những người thân cũng được phép tham dự buổi lễ đặc biệt này để cho vị ấy tạ từ trước khi bước vào đời sống mới. Vào ngày lễ truyền giới, vị Thầy tương lai này được hướng dẫn đi kinh hành vòng quanh tu viện trước khi được đưa vào bên trong điện Phật mà chư giới sư đã hiện diện sẵn. Sau khi trải qua một loạt kiểm tra về những điều luật cần thiết của một tăng sĩ, vị ấy được các bậc trưởng lão giới sư tuyên bố là các vị chính thức trở thành tăng sĩ PG, cho phép gia nhập vào tăng đoàn và ngay lập tức được trao cho ba chiếc y màu vàng nghệ, một chiếc bình bát và những vật dụng cần thiết của một người tăng sĩ. Sau khi thọ giới Tỳ kheo xong, vị ấy sống tinh cần, thanh tịnh và luôn được đào tạo một cách nghiêm khắc để có thể kiểm soát thân và tâm của mình theo giới luật đã thọ. Vị ấy phải sống nghiêm túc theo giới luật như một tăng sĩ thật sự trong thời gian lưu trú trong tu viện. Tuy nhiên, vị ấy có thể trở về với thân phận của một người thế tục ở bất kỳ thời điểm nào mà vị ấy muốn. Lễ Cưới: Phật giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong hôn lễ, buổi lễ sẽ giúp cho hai người có một sự kết hợp thiêng liêng trong lễ cưới. Thông thường, các Tỳ kheo được cung thỉnh đến tụng kinh cầu an trong căn nhà của đôi tân hôn ấy vào buổi chiều trước lễ cưới của họ. Buổi sáng hôm sau cặp vợ chồng này đem thức ăn cúng dường cho chư Tăng trước khi họ tiến hành hôn lễ. Chư Tăngtiếp đó sẽ đọc kinh cầu phúc và rải nước thánh lên cô dâu và chú rễ. Những quan khách tham dự lễ cưới đổ nước thánh từ một vỏ sò xuống bàn tay của đôi vợ chồng. Những bàn tay khác của quan khách được chống lại thành đóa sen búp để tỏ lòng tôn kính và chúc mừng trong khi đôi tân hôn quỳ xuống trên một chiếc ghế thấp, mỗi người được đeo một vòng hoa liên kết với nhau, để tượng trưng cho sự thắt chặt cuộc sống tương lai của họ. Lễ Tang: Lễ nghi này cũng rất quan trọng trong đời sống của người dân Thái. Tang lễ được tổ chức tùy theo phong tục của từng địa phương, nhưng phần lớn vẫn được áp dụng theo nghi thức Phật giáo. Sau khi một người đã qua đời, thông thường một nghi thức tắm và thay đồ xảy ra vào buổi trưa đầu tiên. Vị Thầy chủ lễ đến làm phép và rải nước hoa lên nhục thân của người chết, một sợi thiêng liêng được kéo qua ba lần trên thi thể người quá cố, rồi cắt bỏ, tượng trưng cho sợi dây ràng buộc của tham ái, sân hận và si mê nay không còn nữa. Thi hài được nhập tẩm liệm vào buổi chiều và được trang hoàng với nhiều vòng hoa tươi xung quanh quan tài. Quý Thầy và bạn bè thay phiên nhau tụng kinh cầu siêu đến lúc lễ hỏa táng hay địa táng xảy ra. Vào ngày cuối của tang lễ, một buổi lễ cúng dường trai tăng được tổ chức để hồi hướng công đức siêu độ vong linh. Sau lễ hỏa táng, tro cốt của người mất được thu nhặt lại, một ít được đặt vào bình đựng cốt, thờ tại nhà hoặc Chùa và phần còn lại được rải xuống biển hay được ném vào trong gió, biểu hiện việc làm lợi ích cho môi trường xung quanh. Mỗi năm đến ngày giỗ của người mất, Quý Thầy và bè bạn được mời đến nhà để tụng kinh siêu độ, ban phúc lành lên tro cốt của người mất và trong dịp này những lễ cúng dường cho Quý Thầy cũng được tổ chức để tạo phước duyên cho người quá cố.
Trả lời
Những lễ nghi: Sinh hoạt tín ngưỡng PG luôn là một phần quan trọng trong đời sống của người dân Thái, từ lúc mới chào đời, trưởng thành, lễ cưới, ma chay... đều có liên quan đến chùa chiền và tăng sĩ. Lễ Đặt Tên: Khi sanh con, cha mẹ thường thỉnh y Quý Thầy đặt tên cho con mình, vì họ tin rằng tên được chọn từ các Thầy sẽ vừa đẹp đẽ về mặt ngôn ngữ lẫn ý nghĩa. Tiếp đó là Quý Thầy sẽ làm lễ đặt tên và tụng một thời kinh cầu an cho đứa bé. Lễ Thọ Giới: Nghi thức thứ hai này cũng rất quan trọng và bắt buộc đối với mọi thanh niên Thái, kể cả các bậc vua chúa, khi họ ở vào giai đoạn trưởng thành, mười tám đến hai mươi tuổi. Thông thường, họ vào Chùa tu tập ba tháng, một năm hoặc ba năm, tùy theo sở thích và ước nguyện của mỗi người. Nhiều bậc cha mẹ muốn con cái của họ được dự lễ thọ giới này trước khi lập gia đình hoặc khi bắt đầu một nghề nghiệp chính thức. Vì rằng, buổi lễ này sẽ giúp cho người ấy có được một tâm hồn rộng lớn hơn được kèm với giới luật, những lời phát nguyện trong buổi lễ này sẽ khiến cho người ấy phải trân trọng và gìn giữ suốt một đời người. Nó là nền tảng vững chắc cho đời sống tâm linh của người dân Thái Theo truyền thống, buổi lễ diễn ra sau một thời gian ngắn người ấy thực tập trong Chùa. Lễ truyền giới được tổ chức trong suốt tháng bảy của mỗi năm. Vào ngày trước khi thọ giới, vị thanh niên ấy được cạo đầu và được mặc một bộ y màu trắng. Quý Thầy lớn tuổi được cung thỉnh về nhà của vị ấy để tụng kinh cầu an và tiếp nhận sự cúng dường. Bạn bè và những người thân cũng được phép tham dự buổi lễ đặc biệt này để cho vị ấy tạ từ trước khi bước vào đời sống mới. Vào ngày lễ truyền giới, vị Thầy tương lai này được hướng dẫn đi kinh hành vòng quanh tu viện trước khi được đưa vào bên trong điện Phật mà chư giới sư đã hiện diện sẵn. Sau khi trải qua một loạt kiểm tra về những điều luật cần thiết của một tăng sĩ, vị ấy được các bậc trưởng lão giới sư tuyên bố là các vị chính thức trở thành tăng sĩ PG, cho phép gia nhập vào tăng đoàn và ngay lập tức được trao cho ba chiếc y màu vàng nghệ, một chiếc bình bát và những vật dụng cần thiết của một người tăng sĩ. Sau khi thọ giới Tỳ kheo xong, vị ấy sống tinh cần, thanh tịnh và luôn được đào tạo một cách nghiêm khắc để có thể kiểm soát thân và tâm của mình theo giới luật đã thọ. Vị ấy phải sống nghiêm túc theo giới luật như một tăng sĩ thật sự trong thời gian lưu trú trong tu viện. Tuy nhiên, vị ấy có thể trở về với thân phận của một người thế tục ở bất kỳ thời điểm nào mà vị ấy muốn. Lễ Cưới: Phật giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong hôn lễ, buổi lễ sẽ giúp cho hai người có một sự kết hợp thiêng liêng trong lễ cưới. Thông thường, các Tỳ kheo được cung thỉnh đến tụng kinh cầu an trong căn nhà của đôi tân hôn ấy vào buổi chiều trước lễ cưới của họ. Buổi sáng hôm sau cặp vợ chồng này đem thức ăn cúng dường cho chư Tăng trước khi họ tiến hành hôn lễ. Chư Tăngtiếp đó sẽ đọc kinh cầu phúc và rải nước thánh lên cô dâu và chú rễ. Những quan khách tham dự lễ cưới đổ nước thánh từ một vỏ sò xuống bàn tay của đôi vợ chồng. Những bàn tay khác của quan khách được chống lại thành đóa sen búp để tỏ lòng tôn kính và chúc mừng trong khi đôi tân hôn quỳ xuống trên một chiếc ghế thấp, mỗi người được đeo một vòng hoa liên kết với nhau, để tượng trưng cho sự thắt chặt cuộc sống tương lai của họ. Lễ Tang: Lễ nghi này cũng rất quan trọng trong đời sống của người dân Thái. Tang lễ được tổ chức tùy theo phong tục của từng địa phương, nhưng phần lớn vẫn được áp dụng theo nghi thức Phật giáo. Sau khi một người đã qua đời, thông thường một nghi thức tắm và thay đồ xảy ra vào buổi trưa đầu tiên. Vị Thầy chủ lễ đến làm phép và rải nước hoa lên nhục thân của người chết, một sợi thiêng liêng được kéo qua ba lần trên thi thể người quá cố, rồi cắt bỏ, tượng trưng cho sợi dây ràng buộc của tham ái, sân hận và si mê nay không còn nữa. Thi hài được nhập tẩm liệm vào buổi chiều và được trang hoàng với nhiều vòng hoa tươi xung quanh quan tài. Quý Thầy và bạn bè thay phiên nhau tụng kinh cầu siêu đến lúc lễ hỏa táng hay địa táng xảy ra. Vào ngày cuối của tang lễ, một buổi lễ cúng dường trai tăng được tổ chức để hồi hướng công đức siêu độ vong linh. Sau lễ hỏa táng, tro cốt của người mất được thu nhặt lại, một ít được đặt vào bình đựng cốt, thờ tại nhà hoặc Chùa và phần còn lại được rải xuống biển hay được ném vào trong gió, biểu hiện việc làm lợi ích cho môi trường xung quanh. Mỗi năm đến ngày giỗ của người mất, Quý Thầy và bè bạn được mời đến nhà để tụng kinh siêu độ, ban phúc lành lên tro cốt của người mất và trong dịp này những lễ cúng dường cho Quý Thầy cũng được tổ chức để tạo phước duyên cho người quá cố.