Anh chị cảm thấy như thế nào về huyền học (tử vi, nhân tướng học, phong thuỷ,…) vậy ạ Nó thật sự áp dụng được trong cuộc đời của chúng ta?
văn hóa
,chiêm tinh
,nhân tướng học
Chào bạn, mình nghĩ đây là vấn đề về tín ngưỡng. Con người có quyền tự do tín ngưỡng và việc họ tin hoặc không tin vào một điều gì đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong (truyền thống gia đình, đặc điểm tính cách, năng lực nhận thức, trình độ học vấn, trải nghiệm sống) mà chúng ta sẽ không dễ dàng quan sát được ở bên ngoài, bạn ạ. Cũng chính vì thiếu thông tin, chúng ta có thể sẽ lý giải hoặc kết luận chưa chuẩn xác lắm về lòng tin của con người (cũng như việc "nên" hay "không nên" tin vào điều gì trong đời sống).
Nếu đọc cuốn "Đi tìm lẽ sống" của tác giả Viktor Frankl, bạn sẽ thấy đức tin giúp con người ta sống và trong hoàn cảnh khắc nghiệt, việc sống sót dựa vào đức tin không có gì là sai. Nhưng cũng lại là vấn đề đức tin, khi bạn đọc bộ sách "Tôi là thầy tướng số" của Dịch Chi, bạn sẽ thấy sự mê tín tại hại như thế nào: càng tin càng u mê, mù quáng.
Đều là lòng tin, nhưng không phải lòng tin nào cũng có giá trị
Cũng như việc các chuyên gia tham vấn tác động đến tâm lý của con người trong các phiên tham vấn, trị liệu tâm lý sẽ mang lại giá trị khác so với việc những kẻ lừa đảo lợi dụng các hiệu ứng tâm lý để dụ dỗ, hãm hại người khác.
Đều là tác động tâm lý, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả giống nhau.
Đó là lý do huyền học thực sự thường hướng con người ta đến bên ngoài để hiểu rõ hơn thế giới nội tâm bên trong. Bởi khi chúng ta hiểu bản thân là ai, đang tìm kiếm điều gì, chịu khó học hành để mở mang đầu óc thì việc quyết định tin hoặc không tin vào những thứ bên ngoài sẽ trở nên sáng suốt hơn.
Cũng có một số cá nhân lợi dụng sự huyền bí, dán mác "huyền học" để tạo dựng nên những niềm tin sai lệch, hoang đường hòng lừa gạt những ai cả tin để kiếm sống. Nhưng mình nghĩ đó là vấn đề về đạo đức và nhận thức của họ, không phải lỗi của đức tin và huyền học.
Tóm lại, muốn áp dụng điều gì đó, mình nghĩ chúng ta nên hiểu bản chất và nguyên lý vận hành.
Nguyenphuhoang Nam
Chào bạn, mình nghĩ đây là vấn đề về tín ngưỡng. Con người có quyền tự do tín ngưỡng và việc họ tin hoặc không tin vào một điều gì đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên trong (truyền thống gia đình, đặc điểm tính cách, năng lực nhận thức, trình độ học vấn, trải nghiệm sống) mà chúng ta sẽ không dễ dàng quan sát được ở bên ngoài, bạn ạ. Cũng chính vì thiếu thông tin, chúng ta có thể sẽ lý giải hoặc kết luận chưa chuẩn xác lắm về lòng tin của con người (cũng như việc "nên" hay "không nên" tin vào điều gì trong đời sống).
Nếu đọc cuốn "Đi tìm lẽ sống" của tác giả Viktor Frankl, bạn sẽ thấy đức tin giúp con người ta sống và trong hoàn cảnh khắc nghiệt, việc sống sót dựa vào đức tin không có gì là sai. Nhưng cũng lại là vấn đề đức tin, khi bạn đọc bộ sách "Tôi là thầy tướng số" của Dịch Chi, bạn sẽ thấy sự mê tín tại hại như thế nào: càng tin càng u mê, mù quáng.
Đều là lòng tin, nhưng không phải lòng tin nào cũng có giá trị
Cũng như việc các chuyên gia tham vấn tác động đến tâm lý của con người trong các phiên tham vấn, trị liệu tâm lý sẽ mang lại giá trị khác so với việc những kẻ lừa đảo lợi dụng các hiệu ứng tâm lý để dụ dỗ, hãm hại người khác.
Đều là tác động tâm lý, nhưng không phải lúc nào cũng mang lại kết quả giống nhau.
Đó là lý do huyền học thực sự thường hướng con người ta đến bên ngoài để hiểu rõ hơn thế giới nội tâm bên trong. Bởi khi chúng ta hiểu bản thân là ai, đang tìm kiếm điều gì, chịu khó học hành để mở mang đầu óc thì việc quyết định tin hoặc không tin vào những thứ bên ngoài sẽ trở nên sáng suốt hơn.
Cũng có một số cá nhân lợi dụng sự huyền bí, dán mác "huyền học" để tạo dựng nên những niềm tin sai lệch, hoang đường hòng lừa gạt những ai cả tin để kiếm sống. Nhưng mình nghĩ đó là vấn đề về đạo đức và nhận thức của họ, không phải lỗi của đức tin và huyền học.
Tóm lại, muốn áp dụng điều gì đó, mình nghĩ chúng ta nên hiểu bản chất và nguyên lý vận hành.