“Ăn khoán” là gì?

  1. Văn hóa

Trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có đoạn Thị Mầu chửa hoang bị dân làng phạt vạ. Mõ đi giao báo tin cho cả làng biết:

“Chiềng làng chiềng chạ,

Thượng hạ Tây Đông,

Con gái phú ông,

Tên là Mầu Thị,

Tâm tình ngoại ý,

Mãn nguyệt có thai,

Mời già trẻ gái trai ra đình mà ăn khoán”… 

Trong đoạn này có từ "ăn khoán" mình chưa hiểu ý nghĩa của nó. 

Ai giải thích giúp mình với được k ạ?


Từ khóa: 

văn hóa

Chào bạn, 

Thắc mắc của bạn làm rõ hơn cho chúng ta về cách sử dụng từ ngữ kết hợp tục lệ xưa.

Ngắn gọn và dễ hiểu nhất ở đây chính là từ Khoán!

Khoán thực chất là bao hàm ý nghĩa sau: Giao Ước

Chính vì vậy, ở mỗi cộng đồng làng xã, điều có những giao ước (hương ước) mang tính quy định được các bậc cao niên (bô lão) lãnh đạo (chánh tổng, lý trưởng) hoặc những người có vai vế trong các dòng họ lập nên để quản lí lề thói, phong tục có phần đồng nhất hoặc khác biệt mang tính đặc trưng của từng vùng với xã hội đương thời và coi đó là cách sống dựa trên chuẩn mực đạo đức và vương pháp.

Ở đây có thể hiểu: Cả làng đã giao ước - khoán (đc lập thành hương ước) việc ai đó làm sai gì thì bị bắt vạ phải phạt bằng 1 số hình thức trong khoán (tức là trọn vẹn trong chu trình) như:
- Phạt đòn

- Phạt tiền

- Công ích

- Ăn uống (đền cả làng)

Để mong cả làng bỏ qua cho điều vi phạm làm xấu đi những chuẩn mực là mặt mũi của làng xã, hương, thôn

Hoăc ai đó làm việc gì cần đến cả làng giúp, xin đất, xin lộc, xin sự chấp thuận của cả làng

Khoán còn được dùng để thể hiện giao ước trọn gói giữa các cá nhân trong công việc mang tính cân bằng có thỏa thuận rõ ràng định lượng định mức phải hoàn thành, hoàn tất.

Có thể tóm tắt lại: Ăn Khoán là ăn theo giao ước, quy định của làng (hoặc cá nhân, tổ chức) về 1 sự vụ gì đó.

Hy vọng thông qua đây bạn hiểu thêm về các từ sử dụng thông dụng như: Làm Khoán, Bán Khoán, Khoán Việc....

Thân!

Trả lời

Chào bạn, 

Thắc mắc của bạn làm rõ hơn cho chúng ta về cách sử dụng từ ngữ kết hợp tục lệ xưa.

Ngắn gọn và dễ hiểu nhất ở đây chính là từ Khoán!

Khoán thực chất là bao hàm ý nghĩa sau: Giao Ước

Chính vì vậy, ở mỗi cộng đồng làng xã, điều có những giao ước (hương ước) mang tính quy định được các bậc cao niên (bô lão) lãnh đạo (chánh tổng, lý trưởng) hoặc những người có vai vế trong các dòng họ lập nên để quản lí lề thói, phong tục có phần đồng nhất hoặc khác biệt mang tính đặc trưng của từng vùng với xã hội đương thời và coi đó là cách sống dựa trên chuẩn mực đạo đức và vương pháp.

Ở đây có thể hiểu: Cả làng đã giao ước - khoán (đc lập thành hương ước) việc ai đó làm sai gì thì bị bắt vạ phải phạt bằng 1 số hình thức trong khoán (tức là trọn vẹn trong chu trình) như:
- Phạt đòn

- Phạt tiền

- Công ích

- Ăn uống (đền cả làng)

Để mong cả làng bỏ qua cho điều vi phạm làm xấu đi những chuẩn mực là mặt mũi của làng xã, hương, thôn

Hoăc ai đó làm việc gì cần đến cả làng giúp, xin đất, xin lộc, xin sự chấp thuận của cả làng

Khoán còn được dùng để thể hiện giao ước trọn gói giữa các cá nhân trong công việc mang tính cân bằng có thỏa thuận rõ ràng định lượng định mức phải hoàn thành, hoàn tất.

Có thể tóm tắt lại: Ăn Khoán là ăn theo giao ước, quy định của làng (hoặc cá nhân, tổ chức) về 1 sự vụ gì đó.

Hy vọng thông qua đây bạn hiểu thêm về các từ sử dụng thông dụng như: Làm Khoán, Bán Khoán, Khoán Việc....

Thân!