Ăn côn trùng có thể gây ngộ độc là đúng hay sai?
sức khoẻ
Ăn côn trùng không đúng cách có thể gây ngộ độc đấy bạn nhé! Côn trùng có hơn 1 triệu loài nên việc nhận biết những côn trùng có thể gây ngộ độc là không hề đơn giản. Việc thiếu kiến thức trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn có rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn bạn ạ.
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là buồn nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lo mơ, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể tử vong. Thường người già, người vừa uống rượu, phụ nữ có thai và trẻ em có biểu hiện nhiễm độc nặng hơn.
Nguyên nhân các vụ ngộ độc thường là do sử dụng côn trùng đã chết sinh ra độc tố; côn trùng bị nhiễm nấm độc; côn trùng chứa nhựa cây độc như cây cọc rào, cây cỏ lào, thầu dầu tía… (chứa nhóm Alcaloit, nhóm Glucozit…) không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến; côn trùng có nhiều protein lạ gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm để chế biến thức ăn.
Tốt nhất chúng ta không nên thử ăn những loại côn trùng, nhộng, ấu trùng lạ, đã chết, biến dạng, màu sắc khác thường, chỉ nên sử dụng những loại thông thường, phổ biến, trước khi chế biến còn tươi sống. Những người có cơ địa dễ dị ứng thì nên cẩn trọng trước khi ăn.
Nguyễn Hữu Nhân
Ăn côn trùng không đúng cách có thể gây ngộ độc đấy bạn nhé! Côn trùng có hơn 1 triệu loài nên việc nhận biết những côn trùng có thể gây ngộ độc là không hề đơn giản. Việc thiếu kiến thức trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn có rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn bạn ạ.
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là buồn nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lo mơ, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể tử vong. Thường người già, người vừa uống rượu, phụ nữ có thai và trẻ em có biểu hiện nhiễm độc nặng hơn.
Nguyên nhân các vụ ngộ độc thường là do sử dụng côn trùng đã chết sinh ra độc tố; côn trùng bị nhiễm nấm độc; côn trùng chứa nhựa cây độc như cây cọc rào, cây cỏ lào, thầu dầu tía… (chứa nhóm Alcaloit, nhóm Glucozit…) không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến; côn trùng có nhiều protein lạ gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm để chế biến thức ăn.
Tốt nhất chúng ta không nên thử ăn những loại côn trùng, nhộng, ấu trùng lạ, đã chết, biến dạng, màu sắc khác thường, chỉ nên sử dụng những loại thông thường, phổ biến, trước khi chế biến còn tươi sống. Những người có cơ địa dễ dị ứng thì nên cẩn trọng trước khi ăn.