Ăn chay có gì hay?
Hiện nay, số người ăn chay trên thế giới có thể nói là càng ngày càng đông. Đối với người Việt Nam chúng ta, nói đến ăn chay thì thường nghĩ ngay đến đạo Phật hay những người phát tâm tu hành theo Phật Giáo. Nhưng đối với người Tây Phương thì ăn chay lại là một phương pháp dinh dưỡng mới mẻ được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học rất có lợi ích cho cơ thể và sức khỏe.
Nhưng dưới con mắt của các nhà khoa học thì: "You are what you eat", có nghĩa là ăn thứ gì vào thì bạn sẽ thành thứ đó.
Còn đứng trên góc độ y khoa, thì các vị bác sĩ thường khuyên bệnh nhân ăn càng ít chất thịt càng tốt, đôi khi cấm ăn cả thịt nếu bạn bị bệnh thống phong (Gout) nặng.
Nhưng mà xét nhiều phương diện như thế, rốt cuộc là Ăn chay có gì hay?
Hay như ông Léonard Da Vinci, nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới, thì quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Ông còn nhấn mạnh rằng những ai không biết quý trọng sự sống của những sinh vật khác là những kẻ không đáng sống. Cơ thể của những người ăn mặn không khác gì " những bãi tha ma để chôn vùi xác chết các thú vật mà họ đã ăn vào."
Rồi cả Kinh tế gia Adam Smith nữa. Trong quyển The Wealth of Nations xuất bản vào năm 1776 của mình, ông đã khuyến khích loài người ăn chay. Ông bảo rằng việc ăn mặn xét ra không cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Chúng ta đã có ngũ cốc, rau quả, phó mát, dưa và dầu thực vật. Đó là những thức ăn cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng dồi dào. Thịt đối với chúng ta sẽ không nghĩa lý gì nếu chúng ta ăn chay đầy đủ và đúng cách.
Cùng một quan niệm trên, ông Benjamin Franklin, một khoa học gia và là một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã bắt đầu ăn chay từ năm 16 tuổi đã bảo rằng nhờ ăn chay mà cơ thể của ông được trong sạch, tinh thần của ông được minh mẫn, trí óc của ông được tiến bộ và sự hiểu biết của ông được nhanh chóng hơn. Trong một bài tự thuật, ông có bình phẩm những người ăn mặn là “ những kẻ cố sát".
Riêng ông Albert Einstein, nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20, người đã phát minh ra thuyết tương đối và được tặng giải Nobel về vật lý học năm 1921 cũng là một người ăn chay trường. Ông là một người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống của muôn loài và đã từng phát biểu: " Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay".
...
Mình dẫn chứng ra nhiều như vậy, thực ra không phải để chứng tỏ rằng Ăn chay là thực sự có ích. Bởi ngày nay khoa học đã tiến bộ rất nhiều trên mọi lĩnh vực. Và cũng đã có nhiều nghiên cứu của các khoa học gia chứng minh rằng ăn chay giúp ích cho cơ thể của con người, làm cho có thêm sức khỏe, yêu đời và sống lâu hơn. Nhưng cơ thể của con người mà Tạo Hóa đã sinh ra thì lạ lắm. Có người thích hợp với sự ăn chay nhưng cũng có người bắt buộc phải ăn mặn. Thực tế vẫn có một số thành kiến cho rằng thức ăn chay sẽ không thể nào bù đắp vào chỗ thiếu sót protein cần thiết trong cơ thể của con người, vì chất protein này chỉ có nhiều trong thịt gia súc mà thôi. Một số người khác thì cho rằng chất protein thực vật không có tính cách tương đồng để thay thế chất protein động vật.
Nhưng vấn đề là ở chỗ ngày nay, các khoa học gia đã khảo cứu và đã đi đến một kết luận thống nhất rằng con người sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim và một số bệnh nan y khác nếu họ không thay đổi thói quen ăn uống bằng cách từ bỏ các thức ăn có nguồn gốc động vật (ăn mặn) chuyển sang các thức ăn có nguồn gốc thực vật (ăn chay). Chính điều này đã biến việc ăn chay ngày nay trở thành một phong trào sống khỏe và được khuyến khích mạnh mẽ tại khắp mọi nơi, khiến nó không còn là cách ăn tự nhiên nữa, mà là thức ăn nên ăn, phải ăn, và cần ăn!
Trong khi đó, tại sao chúng ta không chỉ đơn giản là ăn vì thích, ăn vì nhu cầu muốn ăn, ăn theo mách bảo của con tim mình? Ai mà sẽ chẳng phải chết? Ăn chay mà không thấy ngon thì có gì hay? Ăn chay mà tên gọi món ăn lại là món mặn (đùi gà, tôm chiên bột, heo quay...) thì liệu có phải phép?
Ảnh: Internet
Về phương diện Phật giáo, ăn chay là để thể hiện lòng từ bi vô biên của người con Phật, lòng thương yêu và tôn trọng sự sống của mọi loài, vì biết rằng mọi sinh vật dù lớn, dù nhỏ đều biết đau đớn, đều muốn sống còn.
Nhưng dưới con mắt của các nhà khoa học thì: "You are what you eat", có nghĩa là ăn thứ gì vào thì bạn sẽ thành thứ đó.
Còn đứng trên góc độ y khoa, thì các vị bác sĩ thường khuyên bệnh nhân ăn càng ít chất thịt càng tốt, đôi khi cấm ăn cả thịt nếu bạn bị bệnh thống phong (Gout) nặng.
Nhưng mà xét nhiều phương diện như thế, rốt cuộc là Ăn chay có gì hay?
- Ăn chay vì lòng thương yêu loài vật?
- Ăn chay để kiến tạo một xã hội hòa bình?
- Ăn chay có thể tránh mọi xung đột trong xã hội?
- Ăn chay để đẹp hơn?
- ...
Hay như ông Léonard Da Vinci, nhà danh họa và điêu khắc gia người Ý, đồng thời cũng là một thi sĩ nổi tiếng trên thế giới, thì quan niệm ăn chay là đạo đức của con người. Sự ăn chay sẽ tránh được những tội ác về sát sinh. Ông còn nhấn mạnh rằng những ai không biết quý trọng sự sống của những sinh vật khác là những kẻ không đáng sống. Cơ thể của những người ăn mặn không khác gì " những bãi tha ma để chôn vùi xác chết các thú vật mà họ đã ăn vào."
Rồi cả Kinh tế gia Adam Smith nữa. Trong quyển The Wealth of Nations xuất bản vào năm 1776 của mình, ông đã khuyến khích loài người ăn chay. Ông bảo rằng việc ăn mặn xét ra không cần thiết cho nhu cầu dinh dưỡng của con người. Chúng ta đã có ngũ cốc, rau quả, phó mát, dưa và dầu thực vật. Đó là những thức ăn cung cấp cho chúng ta những chất dinh dưỡng dồi dào. Thịt đối với chúng ta sẽ không nghĩa lý gì nếu chúng ta ăn chay đầy đủ và đúng cách.
Cùng một quan niệm trên, ông Benjamin Franklin, một khoa học gia và là một chính trị gia nổi tiếng của Hoa Kỳ, người đã bắt đầu ăn chay từ năm 16 tuổi đã bảo rằng nhờ ăn chay mà cơ thể của ông được trong sạch, tinh thần của ông được minh mẫn, trí óc của ông được tiến bộ và sự hiểu biết của ông được nhanh chóng hơn. Trong một bài tự thuật, ông có bình phẩm những người ăn mặn là “ những kẻ cố sát".
Riêng ông Albert Einstein, nhà bác học nổi danh của thế kỷ thứ 20, người đã phát minh ra thuyết tương đối và được tặng giải Nobel về vật lý học năm 1921 cũng là một người ăn chay trường. Ông là một người yêu chuộng hòa bình, tôn trọng sự sống của muôn loài và đã từng phát biểu: " Không gì ích lợi cho sức khỏe của con người để có cơ hội sống lâu trên quả địa cầu này bằng cách ăn chay".
...
Mình dẫn chứng ra nhiều như vậy, thực ra không phải để chứng tỏ rằng Ăn chay là thực sự có ích. Bởi ngày nay khoa học đã tiến bộ rất nhiều trên mọi lĩnh vực. Và cũng đã có nhiều nghiên cứu của các khoa học gia chứng minh rằng ăn chay giúp ích cho cơ thể của con người, làm cho có thêm sức khỏe, yêu đời và sống lâu hơn. Nhưng cơ thể của con người mà Tạo Hóa đã sinh ra thì lạ lắm. Có người thích hợp với sự ăn chay nhưng cũng có người bắt buộc phải ăn mặn. Thực tế vẫn có một số thành kiến cho rằng thức ăn chay sẽ không thể nào bù đắp vào chỗ thiếu sót protein cần thiết trong cơ thể của con người, vì chất protein này chỉ có nhiều trong thịt gia súc mà thôi. Một số người khác thì cho rằng chất protein thực vật không có tính cách tương đồng để thay thế chất protein động vật.
Ảnh: Internet
Vậy nên, xét cho cùng, Ăn chay cũng chỉ là cách sống đạm bạc của những bậc tu hành nhằm giữ gìn cho tâm hồn được an nhiên tự tại vì không dính líu vào chuyện sát sinh.
Nhưng vấn đề là ở chỗ ngày nay, các khoa học gia đã khảo cứu và đã đi đến một kết luận thống nhất rằng con người sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim và một số bệnh nan y khác nếu họ không thay đổi thói quen ăn uống bằng cách từ bỏ các thức ăn có nguồn gốc động vật (ăn mặn) chuyển sang các thức ăn có nguồn gốc thực vật (ăn chay). Chính điều này đã biến việc ăn chay ngày nay trở thành một phong trào sống khỏe và được khuyến khích mạnh mẽ tại khắp mọi nơi, khiến nó không còn là cách ăn tự nhiên nữa, mà là thức ăn nên ăn, phải ăn, và cần ăn!
Trong khi đó, tại sao chúng ta không chỉ đơn giản là ăn vì thích, ăn vì nhu cầu muốn ăn, ăn theo mách bảo của con tim mình? Ai mà sẽ chẳng phải chết? Ăn chay mà không thấy ngon thì có gì hay? Ăn chay mà tên gọi món ăn lại là món mặn (đùi gà, tôm chiên bột, heo quay...) thì liệu có phải phép?
ăn chay
,phong trào ăn chay
,sức khỏe
,ẩm thực chay
,phong cách sống
Ăn chay hay lắm chứ. Thích thì ăn, lăn tăn gì lý do. Thỉnh thoảng hết tiền, vô chùa "ăn chay" cũng lại là cái hay.
Nội dung liên quan
Trần Thị Mỵ
Ăn chay hay lắm chứ. Thích thì ăn, lăn tăn gì lý do. Thỉnh thoảng hết tiền, vô chùa "ăn chay" cũng lại là cái hay.
Người ẩn danh
Ăn chay những lúc không biết ăn gì cũng là một lý do hợp lý. :D Nhiều khi phân vân lựa chọn, chi bằng ra quán cơm chay ăn. Vậy mà lại thấy ngon lắm nhé!
Thanh Nga Trần
Mình ăn chay trường nè. Tự nhiên thấy không thể nuốt nổi thịt cá các loại, mình chuyển sang ăn chay và từ đó ăn quen luôn chứ cũng chẳng vì lý do gì đặc biệt. Mình thấy ăn chay rất hay, cảm giác nhẹ nhàng, bụng cũng thanh thản, đầu óc cũng thoải mái hơn. 😗