Âm nhạc ảnh hưởng đến não bộ chúng ta như thế nào?

  1. Tâm lý học

  2. Âm nhạc

Nghe nhạc là một hình thức khá phổ biến hiện nay, có nhiều bạn nghe nhạc trong lúc đọc sách, nghe nhạc để tập trung vào công việc, hay đơn giãn chỉ là để thư giãn và giải trí. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh còn cho các bé tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ nhằm kích thích “trí thông minh”. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng âm nhạc tác động tới não bộ của chúng ta như thế nào? Âm nhạc có thật sự kích thích trí thông minh, sáng tạo trong chúng ta? Âm nhạc có thật sự giúp chúng ta thư giãn?... Rất nhiều câu hỏi thắc mắc về vấn đề này đúng không?

Âm nhạc tác động đến những phần nào của bộ não?

Nhìn tấm ảnh bên dưới, chúng ta có thể nhận ra rằng âm nhạc tác động đến tất cả các vùng não bộ của chúng ta.
https://cdn.noron.vn/2022/06/06/79801002211246185-1654507697.jpg
Cre: http://www.designinfographics.com/

Âm nhạc tác động đến não bộ của chúng ta nhiều như vậy, vậy âm nhạc có tác dụng như thế nào?

Nhạc vui hay nhạc buồn đều ảnh hưởng đến cảm nhận của chúng ta
Một nghiên cứu chỉ ra rằng sau khi nghe một đoạn nhạc ngắn, người nghe sẽ thể hiện một khuôn mặt trung tính với cảm xúc vui hay buồn tùy thuộc vào giai điệu họ đã nghe. Hiệu ứng này cũng xảy ra với những nét mặt khác, nghĩa là ngay cả khi chúng ta vui nhưng khi nghe một bản nhạc buồn, tâm trạng của chúng ta cũng buồn theo bản nhạc đó. Có điều, âm nhạc sẽ tạo ra sức ảnh hưởng lớn nhất khi cảm nhận một khuôn mặt trung tính, nghĩa là không có cảm xúc buồn hay vui.
Một điều thú vị nữa về cách âm nhạc ảnh hưởng đến chúng ta, đó là có đến hai loại cảm xúc liên quan đến âm nhạc: cảm xúc nhận thức và cảm xúc cảm giác. Đó là lý do tại sao với cảm xúc cảm giác, chúng ta vẫn có thể hiểu được cảm xúc của một đoạn nhạc mà không cần thực sự cảm nhận về nó. Hai loại cảm xúc âm nhạc cũng giải thích tại sao một số người nghe nhạc buồn nhưng vẫn thấy vui.
Hơn thế nữa, âm nhạc không đặt bất kỳ ai vào các tình huống thực tế trong đời sống, nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được những cảm xúc của tác giả. Điều đó giống như hiệu ứng cảm xúc lây lan khi chúng ta cảm thông với ai đó đang buồn hoặc cùng chia sẻ nỗi hạnh phúc với họ.
https://cdn.noron.vn/2022/06/06/835854827191420-1654508284.jpg
Cre: Internet

Tiếng ồn không gian có thể cải thiện sự sáng tạo
Nghe một tiếng ồn vừa phải là điểm vàng cho sự sáng tạo. Tiếng ồn vừa phải giúp tăng khả năng xử lý những việc khó khăn đòi hỏi tư duy trừu tượng, kết quả dẫn đến mức sáng tạo cao hơn. Nói cách khác, khi chúng ta xử lý những vấn đề bình thường bằng một năng lực não bộ được thúc ép, những phương pháp tiếp cận sáng tạo hơn sẽ xuất hiện.
Tuy nhiên, ở mức độ tiếng ồn cao, tư duy sáng tạo của chúng ta bị suy yếu bởi những tiếng ồn áp đảo não bộ và khiến chúng ta phải vật lộn để xử lý chúng. Điều này giống như cách nhiệt độ và ánh sáng có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của chúng ta, hay một nghịch lý rằng một nơi đông đúc một chút lại có thể giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn.
Nhìn vào gu âm nhạc có thể dự đoán được tính cách
Theo một nghiên cứu khác của Đại học Heriot-Watt, gu âm nhạc cũng có thể được sử dụng để đoán tính cách của chúng ta như thế này:
- Người nào thích nhạc Blues hoặc Jazz đều có lòng tự trọng cao, sáng tạo, cởi mở, hiền lành và thoải mái.
- Người thích nhạc Cổ điển có lòng tự trọng cao, sáng tạo, thoải mái nhưng hướng nội.
- Fan nhạc Rap thường có lòng tự trọng cao và cởi mở.
- Fan nhạc Opera có lòng tự trọng cao, sáng tạo và hiền lành.
- Fan nhạc Đồng quê rất chăm chỉ và cởi mở.
- Người thích nhạc Reggae có lòng tự trọng cao, sáng tạo, không chăm chỉ nhưng cởi mở, hiền lành và thoải mái.
- Fan nhạc Dance sáng tạo và cởi mở nhưng không hề hiền lành.
- Fan nhạc Indie có lòng tự trọng thấp, sáng tạo, không chăm chỉ, và không hề hiền lành.
- Fan nhạc Bollywood sáng tạo và cởi mở.
- Fan nhạc Rock/heavy metal có lòng tự trọng thấp, sáng tạo, không chăm chỉ, không cởi mở nhưng hiền lành và thoải mái.
- Fan nhạc Chart pop có lòng tự trọng cao, chăm chỉ, cởi mở và hiền lành, nhưng không sáng tạo và không thoải mái.
- Fan nhạc Soul có lòng tự trọng cao, sáng tạo, cởi mở, hiền lành và thoải mái.
Tất nhiên, chỉ dựa vào nghiên cứu này mà nói nó đúng cho tất cả mọi người là điều không thể. Tuy nhiên nhìn nhận khoa học về người sống hướng nội và hướng ngoại, nó cho thấy một số điểm trùng khớp.
Âm nhạc có thể làm chúng ta phân tâm khi lái xe
Một nghiên cứu khác được thực hiện trên thanh thiếu niên và người trưởng thành trẻ tuổi, tập trung điều tra xem liệu nghe nhạc có ảnh hưởng gì tới việc lái xe.
Người lái xe được lựa chọn 3 bối cảnh lái xe: trong im lặng, bật bản nhạc mà họ thích hoặc nghe bản nhạc “an toàn” được các nhà nghiên cứu chọn lọc cho họ. Tất nhiên, rất nhiều người đã lựa chọn bài hát yêu thích của họ, nhưng kết quả là nó đã khiến lái xe mất tập trung hơn. Tuy nhiên khi nghe một bản nhạc lạ hay một bản nhạc nhàm chán lại là tốt nhất cho việc lái xe.
https://cdn.noron.vn/2022/06/06/728681823711965495-1654509688.jpgHọc nhạc cũng có thể cải thiện đáng kể kỹ năng vận động và lý luận
Một nghiên cứu chỉ ra những đứa trẻ học nhạc 3 năm trở lên có khả năng thính giác và vận động tốt hơn, so với những đứa trẻ bình thường không được học.
Những đứa trẻ học nhạc cũng có kết quả tốt hơn trong bài kiểm tra từ vựng và kỹ năng lý luận phi ngôn ngữ, trong đó, liên quan đến việc hiểu và phân tích các thông tin thị giác, chẳng hạn như xác định mối quan hệ, sự tương đồng và khác biệt giữa các hình dạng và họa tiết.
Nhạc cổ điển có thể cải thiện sự chú ý cho thị giác
Trong một nghiên cứu nhỏ, các bệnh nhân đột quỵ cũng cải thiện được sự chú ý thị giác khi họ được cho nghe nhạc cổ điển. Nghiên cứu này cũng đã thử tác động của tiếng ồn trắng (white noise) và sự im lặng để so sánh với nhạc cổ điển. Nhưng cũng giống như nghiên cứu trên người lái xe, sự im lặng cho điểm số tồi tệ nhất.
https://cdn.noron.vn/2022/06/06/835854827191601-1654509917.jpg
Âm nhạc giúp chúng ta tập thể dục
Nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc khi tập thể dục đã được thực hiện trong nhiều thập kỷ. Năm 1911, Leonard Ayres, một nhà nghiên cứu người Mỹ nhận thấy rằng tốc độ đạp xe của vận động viên tăng lên trong trong khi họ nghe nhạc. Điều này xảy ra bởi vì âm nhạc có thể lấn át đi tiếng kêu mệt mỏi trong não bộ chúng ta. Khi cơ thể nhận ra nó đang mệt mỏi và muốn ngừng tập thể dục, sẽ có những tín hiệu gửi đến não yêu cầu bạn dừng lại để nghỉ ngơi.
Việc nghe nhạc đã cạnh tranh sự chú ý của não bộ, và có thể giúp chúng ta ghi đè những tín hiệu của sự mệt mỏi. Tuy nhiên, hiệu ứng này chỉ xảy ra khi chúng ta tập thể dục cường độ thấp và vừa phải. Trong thời gian tập thể dục cường độ cao, âm nhạc thực sự không đủ sức mạnh giúp hướng sự chú của chúng ta ra ngoài cảm giác đau đớn cơ bắp mà bài tập mang lại. https://cdn.noron.vn/2022/06/06/728681823711965503-1654510003.jpg
Thật hấp dẫn khi âm nhạc có thể có sức mạnh thay đổi cuộc sống của chúng ta theo đúng nghĩa đen. Theo lời của Friedrich Nietzsche:"Không có âm nhạc, cuộc sống sẽ là một sai lầm".
Từ khóa: 

am_nhac

,

bo_nao

,

anh_huong

,

tâm lý học

,

âm nhạc

Mình đọc đến phần dự đoán tính cách thì thấy hơi buồn cười 😂 bởi vì bản thân thường không theo một gu nhất định mà nó thay đổi theo thời gian và bản thân có thể nghe được hầu hết các thể loại nhạc luôn ý. Chắc cái này chỉ đúng với người nào gắn bó với 1 gu nhất định thôi

Trả lời

Mình đọc đến phần dự đoán tính cách thì thấy hơi buồn cười 😂 bởi vì bản thân thường không theo một gu nhất định mà nó thay đổi theo thời gian và bản thân có thể nghe được hầu hết các thể loại nhạc luôn ý. Chắc cái này chỉ đúng với người nào gắn bó với 1 gu nhất định thôi