Âm mưu thoán đoạt ngôi vua từ dòng họ nhà Đinh?

  1. Lịch sử

Chắc ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua câu chuyện lịch sử hào hùng Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước của Đinh Tiên Hoàng đế. Tuy nhiên, sau đó các cuộc "tranh quyền đoạt vị" liên tiếp diễn ra, con trai trưởng Đinh Liễn và vua Đinh Tiên Hoàng bị ám sát, Đinh Toàn lên ngôi khi vừa 6 tuổi.

Nội loạn dẹp yên thì ngoại xâm tràn tới, nhà Tống xua quân đánh xuống nước ta. Trước sự đe dọa của giặc, thái hậu Dương Vân Nga vì đại cục đã sai lấy áo long bào khoác lên mình "Thập đạo tướng quân" Lê Hoàn và trao ngôi vua cho ông.

Tình tiết này liệu có thực sự hợp lí, liệu có khiến chúng ta phải suy nghĩ?

Lê Hoàn thời điểm đó là Thập đạo tướng quân, nắm giữ binh quyền, việc canh giữ đất nước hẳn là bổn phận, trách nhiệm to lớn mà ông vốn đã mang trên mình. Vậy tại sao ông phải lên ngôi thì mới đánh trận với giặc? Nếu vua Đinh Toàn còn nhỏ thì mang danh khai quốc công thần giúp vua chứ sao lại phải lên ngôi? Bí ẩn đằng sau câu chuyện này là gì?

Chưa kể tình tiết, trong suốt hàng ngàn trang lịch sử, Dương Vân Nga là nhân vật duy nhất hai lần làm Hoàng Hậu, mà lại là Hoàng Hậu của hai vương triều kế tiếp nhau (triều Đinh và Tiền Lê). Vua Đinh Tiên Hoàng lập Dương Vân Nga làm hậu ngoài những toan tính chính trị còn bởi vì vẻ đẹp của bà. Nhưng trong lần thứ hai làm Hoàng Hậu, Dương Vân Nga dù đã có con và không còn thanh xuân nữa mà vẫn được Lê Đại Hành sách lập?

Uẩn khúc đằng sau những câu chuyện này là gì? Liệu có âm mưu thoán đoạt ngôi vua từ dòng họ Đinh hay không?

Từ khóa: 

,

lịch sử

Có một sự thật đó là thời phong kiến, ai là người nắm binh quyền thì người đó có quyền định đoạt mọi thứ.

Việc để cho Lê Hoàn (là người ko ở trong hoàng tộc) nắm hầu như toàn bộ binh quyền thì rõ ràng là hoàng đế lúc đó chỉ là bù nhìn thôi, việc Lê Hoàn lên ngôi (hoặc cướp) chỉ là vấn đề thời gian. Hiếm có ai cưỡng lại được sức hấp dẫn từ ngôi vị cửu ngũ chí tôn lắm, nhân tâm vốn chẳng thể đo được. Cái này cũng ko khác với vụ Tư Mã Ý và Tào Phương trong tam quốc lắm.

Việc quân Tống đánh sang nước ta rõ ràng là một cơ hội rất tốt để Lê Hoàn lên ngôi. Nếu trong thời bình thực hiện việc soán ngôi thế nào cũng gặp một số sự phản đối nhất định, việc đàn áp ko ít thì nhiều sẽ để lại tiếng xấu. Còn trong hoàn cảnh quân địch đánh đến nơi rồi, mạng còn lo chưa xong thì mấy ai hơi đâu lo việc ai là vua. Các thành phần lý cố phản đối thì hẳn là sẽ "bị quân địch giết hại dã man" hoặc là "xung phong đánh giặc và hy sinh anh dũng".

Về vụ Dương Vân Nga thì hẳn là lý do chính để ổn định chính trị vì phe phái của thái hậu DVN thời đó hẳn cũng ko yếu. Hoặc cũng có thể là đơn giản hơn, ta là vua, thích ai thì lấy người đó thôi.

Trả lời

Có một sự thật đó là thời phong kiến, ai là người nắm binh quyền thì người đó có quyền định đoạt mọi thứ.

Việc để cho Lê Hoàn (là người ko ở trong hoàng tộc) nắm hầu như toàn bộ binh quyền thì rõ ràng là hoàng đế lúc đó chỉ là bù nhìn thôi, việc Lê Hoàn lên ngôi (hoặc cướp) chỉ là vấn đề thời gian. Hiếm có ai cưỡng lại được sức hấp dẫn từ ngôi vị cửu ngũ chí tôn lắm, nhân tâm vốn chẳng thể đo được. Cái này cũng ko khác với vụ Tư Mã Ý và Tào Phương trong tam quốc lắm.

Việc quân Tống đánh sang nước ta rõ ràng là một cơ hội rất tốt để Lê Hoàn lên ngôi. Nếu trong thời bình thực hiện việc soán ngôi thế nào cũng gặp một số sự phản đối nhất định, việc đàn áp ko ít thì nhiều sẽ để lại tiếng xấu. Còn trong hoàn cảnh quân địch đánh đến nơi rồi, mạng còn lo chưa xong thì mấy ai hơi đâu lo việc ai là vua. Các thành phần lý cố phản đối thì hẳn là sẽ "bị quân địch giết hại dã man" hoặc là "xung phong đánh giặc và hy sinh anh dũng".

Về vụ Dương Vân Nga thì hẳn là lý do chính để ổn định chính trị vì phe phái của thái hậu DVN thời đó hẳn cũng ko yếu. Hoặc cũng có thể là đơn giản hơn, ta là vua, thích ai thì lấy người đó thôi.

Có một giả thiết khác là... Nguyễn Bặc, vì khi vừa bắt được Đỗ Thích đã giết ngay không cho phân trần. Tuy nhiên, Nguyễn Bặc từng phò vua Đinh từ bé, luôn ăn trước để thử độc, công vua chạy trốn lúc trúng tên, vân vân, thì giả thiết Lê Hoàn vẫn có cơ sở hơn.

Vệ vương Đinh Toàn cùng Lê Hoàn đi đánh giặc Cử Long. Trong khi Toàn hăng hái phóng lên thì Lê Hoàn đi thuyền theo sau. Bất ngờ Đinh Vệ vương bị tên bay như châu chấu bắn chết. Thật trùng hợp.

Hoàng hậu Dương Văn Nga và Lê Hoàn từ trước đã có một mốt uẩn khúc,...

Một bí ẩn của sử Việt, giữa Lê Đại Hành với Dương Hoàng hậu vẫn còn nhiều uẩn khúc

Mình cũng Tò mò quá. Chính ra lịch sử Việt Nam mà khai thác triệt để đâu kém li kì, hấp dẫn, thâm cung bí sử.

Nói cách các sử gia hay nói thì dù sao nghi án vẫn mãi là nghi án, "tranh quyền đoạt vị", "thay vua đổi triều" là việc không còn xa lạ, đầy âm mưu. Nhưng có sự thật đi nữa thì k thể phủ nhận công lớn của Lê Hoàn trong công cuộc chống Tống và quân Chăm pa, giữ yên bề cõi nước ta anh nhỉ :D