Âm dương ngũ hành
Đặc trưng của ngũ hành
Ngũ Hành dùng để chỉ 5 thuộc tính Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ. Trong phong thủy ngũ hành, mọi vật đều được gắn các thuộc tính này để lý giải về các nguyên lý năng lượng. Sự tương tác qua lại giữa chúng tạo nên sự cân bằng của vũ trụ. Sự tương tác này được diễn giải bằng các quy luật ngũ hành.Ngũ Hành dùng để chỉ 5 thuộc tính Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ
Ngũ Hành dùng để chỉ 5 thuộc tính Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ
Các quy luật ngũ hành
Sự hoạt động của ngũ hành được miêu tả bằng các quy luật ngũ hành.
Quy luật tương sinh
Tương sinh trong ngũ hành được dùng để chỉ mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Quy luật tương sinh trong ngũ hành được khái quát: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Mỗi một Hành đều có quan hệ với 2 hành khác, xoay vòng lặp lại tạo thành một vòng tròn khép kín. Mối quan hệ hai chiều được diễn tả: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh. Sự hỗ trợ lẫn nhau rất dễ suy đoán. Chẳng hạn Thủy sinh Mộc vì nước tưới giúp cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa vì gỗ là nguyên liệu giúp bén lửa. Cứ thế mà vòng tròn tương sinh được suy ra từ đó.
Tương sinh trong ngũ hành được dùng để chỉ mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau
Tương sinh trong ngũ hành được dùng để chỉ mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau
Quy luật tương khắc
Mối quan hệ tương khắc giữa các ngũ hành ra đời nhằm giữ thế cân bằng với mối quan hệ tương sinh. Tương khắc trong âm dương ngũ hành chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau. Cụ thể được khái quát: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim…
Tương tự mối quan hệ tương sinh, mỗi một hành đều liên hệ với 2 hành khác thông qua quan hệ khắc chế: Cái-Nó-Khắc và Cái-Khắc-Nó. Sự khắc chế được suy ra theo lẽ tự nhiên. Ví dụ Thủy khắc Hỏa vì nước sẽ dập tắt lửa. Hỏa khắc Kim vì lửa có thể nung chảy kim loại.
Tương khắc trong ngũ hành dùng để chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau
Tương khắc trong ngũ hành dùng để chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau
Quy luật chế hoá
Quy luật chế hóa được trong âm dương ngũ hành được được hiểu là quy luật hoạt động của cơ chế tương sinh và tương khắc trong một thể thống nhất mà vẫn đảm bảo duy trì được sự cân bằng.
Lấy ví dụ cho ba Hành: Hỏa, Kim, Thủy. Vòng tròn tương sinh, tương khắc tương tác qua lại giữa 3 Hành là Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy khắc Hỏa. Quy luật chế hóa sẽ được diễn giải như sau: Hỏa khắc Kim nhưng nếu khắc nhiều quá, Kim sẽ sinh Thủy và Thủy sẽ khắc chế lại Hỏa. Do đó, nguồn năng lượng giữa 3 Hành tự thân được cân bằng. Sự cân bằng giữa các Hành là điều kiện để duy trì sự ổn định của vạn vật.
Quy luật chế hóa đảm bảo sự cân bằng giữa tương sinh và tương khắc
Quy luật chế hóa đảm bảo sự cân bằng giữa tương sinh và tương khắc
Ngũ hành phản sinh
Để diễn giải quy luật ngũ hành phản sinh, chúng ta có thể hình hóa bằng hình ảnh chăm sóc một em bé. Muốn em bé lớn phải cho ăn uống đầy đủ. Nhưng nếu cho ăn uống quá độ sẽ gây ra bệnh tật, thậm chí tử vong. Giả sử em bé được ví là Hành Kim, đồ ăn thức uống là Hành Thổ. Thổ thì sinh Kim, nhưng nhiều Thổ quá sẽ phản tác dụng, chôn vùi Kim.
Ngũ hành phản khắc
Ngũ hành phản khắc được diễn giải rằng khi Hành A khắc Hành B, nhưng năng lượng của Hành B quá lớn khiến Hành A khắc chế không được, lại còn bị thương tổn gây nên sự phản khắc.
khoa học
,tâm linh
,tôn giáo
Rất đầy đủ
Nội dung liên quan
Rukahn
Rất đầy đủ
Vũ Ngọc
mình không hiểu Ngũ Hành có ứng dụng thế nào trong cuộc sống?
More Human Than Human
Bài viết lên đúng lúc mình đang quan tâm và muốn tìm hiểu về cái này. Cảm ơn bạn đã chia sẻ👍