Ai là thủ phạm khiến qua hệ Nga-Mỹ xấu đi ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, các đời tổng thống Mỹ đã tìm cách « mở cửa » với Nga. Nhưng tất cả đều không thay đổi được tình thế, khiến người ta nghĩ là quan hệ Nga-Mỹ là do những « nguyên tắc căn bản hơn » quy định, hơn là vấn đề con người. « Điểm bất đồng đầu độc quan hệ song phương từ năm 1991 là trật tự quốc tế sau khi bức tường Berlin sụp đổ và sự tan rã của Liên Xô », theo nhận xét của ông John Herbst, một cựu đại sứ Mỹ, hiện là nhà nghiên cứu ở Atlantic Council. Sau Chiến tranh lạnh, Matxcơva vẫn chưa nguôi ngao vì đế chế sụp đổ, nhiều nước thuộc liên bang gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và khối NATO, như vậy thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Nga. Ý đồ khôi phục lại ảnh hưởng trở nên rõ nét hơn kể từ khi ông Putin trở thành tổng thống Nga. « Không chỉ mỗi Putin muốn có vị trí trong câu lạc bộ những nhà quyết định thế giới, mà các nhân vật tự do quanh ông cũng cho rằng quá trình làm suy yếu nước Nga là cố ý », theo nhận định của nhà báo Mikhaïl Zygar. Một bộ phận thiểu số chính trị gia Mỹ thuộc trường phái « hiện thực » cũng từng kêu gọi « Washington cân nhắc đến lợi ích của Nga ». Tuy nhiên, thực tế lại đẩy xa ý tưởng này, bắt đầu từ việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée vào năm 2014, khiến đa số chính trị gia tại Mỹ cho rằng Nga là một cường quốc xâm lăng, tìm cách thách thức hiện trạng và gây hại đến lợi ích của Washingtong ở khắp nơi. Còn nhà báo Evguenia Albats, thành viên của phe đối lập tự do Nga, nhận định « bước ngoặt Ukraina 2014 vận dụng tinh thần dân tộc và phương Tây như kẻ thù tưởng tượng làm phương tiện để củng cố quyền lực của Putin », sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn chống tổng thống Nga năm 2012.
Trả lời
Từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, các đời tổng thống Mỹ đã tìm cách « mở cửa » với Nga. Nhưng tất cả đều không thay đổi được tình thế, khiến người ta nghĩ là quan hệ Nga-Mỹ là do những « nguyên tắc căn bản hơn » quy định, hơn là vấn đề con người. « Điểm bất đồng đầu độc quan hệ song phương từ năm 1991 là trật tự quốc tế sau khi bức tường Berlin sụp đổ và sự tan rã của Liên Xô », theo nhận xét của ông John Herbst, một cựu đại sứ Mỹ, hiện là nhà nghiên cứu ở Atlantic Council. Sau Chiến tranh lạnh, Matxcơva vẫn chưa nguôi ngao vì đế chế sụp đổ, nhiều nước thuộc liên bang gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và khối NATO, như vậy thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Nga. Ý đồ khôi phục lại ảnh hưởng trở nên rõ nét hơn kể từ khi ông Putin trở thành tổng thống Nga. « Không chỉ mỗi Putin muốn có vị trí trong câu lạc bộ những nhà quyết định thế giới, mà các nhân vật tự do quanh ông cũng cho rằng quá trình làm suy yếu nước Nga là cố ý », theo nhận định của nhà báo Mikhaïl Zygar. Một bộ phận thiểu số chính trị gia Mỹ thuộc trường phái « hiện thực » cũng từng kêu gọi « Washington cân nhắc đến lợi ích của Nga ». Tuy nhiên, thực tế lại đẩy xa ý tưởng này, bắt đầu từ việc Nga sáp nhập bán đảo Crimée vào năm 2014, khiến đa số chính trị gia tại Mỹ cho rằng Nga là một cường quốc xâm lăng, tìm cách thách thức hiện trạng và gây hại đến lợi ích của Washingtong ở khắp nơi. Còn nhà báo Evguenia Albats, thành viên của phe đối lập tự do Nga, nhận định « bước ngoặt Ukraina 2014 vận dụng tinh thần dân tộc và phương Tây như kẻ thù tưởng tượng làm phương tiện để củng cố quyền lực của Putin », sau nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn chống tổng thống Nga năm 2012.