Ai là Thánh nhân?

  1. Kiến thức chung

Khi Thánh nhân đóng kịch

Thánh nhân cũng là con người, mà phàm là con người thì có ai mà chẳng ít nhất một lần đóng kịch. Điển hình của đóng kịch kiểu Thánh nhân là Khổng Tử, vì chán chính sự nước Tề mà cơm chưa kịp nấu cũng nhất quyết bỏ xứ mà đi, bê nguyên nồi gạo mới vo xong mà chạy. Chạy ra khỏi địa giới nước Tề mới quay lại bảo học trò: "Đi chậm thôi, để trông còn ra dáng những người bị buộc phải xa tổ quốc...".

Khổng Tử đã đóng và diễn kịch như thế!

Khi Thánh nhân nói sai

Thánh nhân cũng là người, mà ở đời có ai chỉ toàn nói đúng? Điển hình của Thánh nhân nói sai chính là Mạnh Tử, khi được vua nước Lương hỏi "Ai là kẻ thống nhất được thiên hạ?" đã trả lời rằng "Kẻ nào không ham giết người thì kẻ đó thống nhất được thiên hạ." Hãy nhìn kẻ thống nhất được thiên hạ Tần Thủy Hoàng mà xem coi Mạnh Tử nói đúng hay sai!

Khi Thánh nhân tranh giành

Đã là con người, muốn tồn tại cần phải tranh giành. Thánh nhân là người, Thánh nhân là Khổng Tử, trong một cuộc đi săn cũng phải tranh giành từng con mồi với người ta, nếu không lấy thịt đâu mà về cúng tế? Mà người đời nói, không cúng tế không phải là Khổng Tử.

Thánh nhân ăn như thế nào?

Khổng Tử nói: "Ở đời, ai chẳng phải ăn uống. Nhưng ăn uống mà phân biệt được mùi vị, biết miếng nào ăn được, miếng nào cần phải kiêng, miếng nào đàng hoàng, miếng nào vụng trộm, miếng nào là miếng vinh, miếng nào là miếng nhục, thì thiên hạ phỏng có được mấy người?

Vậy Thánh nhân giống và khác con người chỗ nào?

Thánh nhân là con người, nhưng cũng không hẳn là con người. Con người thì đời nào cũng có, cũng mỗi ngày được sinh ra biết bao nhiêu mà đếm? Nhưng như "Chiến quốc sách" có nói, thì phải ba trăm đời mới có một Thánh nhân!

(Tham khảo: Luận ngữ tân thư của Phạm Lưu Vũ)

Ảnh minh họa: Internet

Vậy Thánh nhân làm người như thế nào?

– Thành tín: Nói lời thành thật, có độ tin cậy cao.

– Đạo hiếu: Trong trăm điều thiện, chữ hiếu đứng hàng đầu.

– Hối lỗi: Phải biết ăn năn, hối cải khi biết mình sai.

– Chí hướng: Làm người phải có mục tiêu riêng, không để những kẻ lỗ mãng làm lung lay chí hướng của mình.

– Bạn bè: Giữ tình bạn ở mức độ thân thiết phù hợp.

– Khoan dung: Là một loại cảnh giới.

Bạn có biết làm thế nào để nhận biết được một người là Thánh nhân?

Từ khóa: 

thánh nhân

,

khổng tử

,

mạnh tử

,

kiến thức chung

Thánh nhân là người không bao giờ đạt danh hiệu... Hoa hậu :)) Các bạn "giang cư mận" bây giờ cứ gọi là đòi hỏi quá đáng, cứ làm như Hoa hậu là Thánh, gì cũng hoàn hảo. Thiệt là não cả ruột!

Trả lời

Thánh nhân là người không bao giờ đạt danh hiệu... Hoa hậu :)) Các bạn "giang cư mận" bây giờ cứ gọi là đòi hỏi quá đáng, cứ làm như Hoa hậu là Thánh, gì cũng hoàn hảo. Thiệt là não cả ruột!

Đọc xong bài này thấy vẫn không có cách nào để nhận biết được một người là Thánh nhân 😇

Theo như bài viết thì ba trăm đời sẽ xuất hiện 1 Thánh nhân. Vậy dấu hiệu đầu tiên nhận biết Thánh nhân là xem tuổi của người đó :v

Thánh nhân thực sự chắc chỉ có Đức Chúa Jesus và Đức Phật Thích-Ca thôi. Người đem cả cuộc đời chỉ để cứu nhân độ thế, luôn nghĩ cho người, luôn bình tĩnh, ko sân giận ngay cả khi người khác hại mạng mình. Đó gọi là thánh nhân theo như trên.

Còn thánh nhân ngày nay đơn giản lắm. Một người, nhà nghèo khó nhưng đi đường gặp người lỡ đường vẫn chấp nhận nhịn bớt cơm chiều để góp tiền cho người ta đi xe về. Đơn giản là nhịn 1 bữa ko chết, chỉ tội ng ta đêm xuống vơ. Vậy thôi. Người có cho là đơn giản, người ko có vẫn lấy thịt mình ra đãi người, đó là thánh nhân vậy.