Ai là người khởi xướng trào lưu ''thơ điên'' trước năm 1945?
tinh hoa việt nam
,văn học việt nam
,hỏi xoáy đáp hay
*Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Ông sinh năm 1912 ở Đồng Hới (Quảng Bình), lớn lên ở Quy Nhơn (Bình Định) trong một gia đình theo đạo Công giáo.
*Ông có tài làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ban đầu, bút danh của ông là Hàn Mạc Tử, nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải.
*Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt Trăng khuyết" đã được đặt vào chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử được hiểu là "chàng trai bút nghiên".
*Ngoài Hàn Mặc Tử, ông còn có bút danh Lệ Thanh, Phong Trần.
Nội dung liên quan
Friendly Me
*Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam. Ông sinh năm 1912 ở Đồng Hới (Quảng Bình), lớn lên ở Quy Nhơn (Bình Định) trong một gia đình theo đạo Công giáo.
*Ông có tài làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ban đầu, bút danh của ông là Hàn Mạc Tử, nghĩa là chàng trai đứng sau bức rèm lạnh lẽo, trống trải.
*Sau đó bạn bè gợi ý ông nên vẽ thêm mặt Trăng khuyết vào bức rèm lạnh lẽo để lột tả cái cô đơn của con người trước thiên nhiên, vạn vật. "Mặt Trăng khuyết" đã được đặt vào chữ "Mạc" thành ra chữ "Mặc". Hàn Mặc Tử được hiểu là "chàng trai bút nghiên".
*Ngoài Hàn Mặc Tử, ông còn có bút danh Lệ Thanh, Phong Trần.
Friendly Me
-Đó chính là Hàn Mặc Tử
-Sơ lược: Ông là người khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam, nổi tiếng với những vần thơ mới mẻ, lạ lùng, đôi khi là kỳ dị.
Đầu những năm 1930, văn hóa Việt Nam diễn ra cuộc vận động đổi mới thơ ca mạnh mẽ với sự xuất hiện làn sóng thơ mới. Cuộc vận động đề xướng sử dụng các thể loại thơ mới, không tuân theo lối vần luật, niêm luật của thể loại thơ cổ.
Cuộc canh tân này đi vào lịch sử văn học với tên gọi phong trào Thơ mới. Rất nhiều tên tuổi nhà văn, nhà thơ xuất hiện trong giai đoạn này với cá tính sáng tác độc đáo, được nhiều thế hệ độc giả yêu mến.
-Thông tin thêm:(*)
Năm 1936, Bình Định xuất hiện một nhóm thơ được người đương thời gọi là "Bàn thành tứ hữu" hay còn gọi là nhóm thơ Bình Định. Gần mười năm tồn tại 1936-1945, nhóm chỉ có bốn thành viên là Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Yến Lan và Chế Lan Viên.
Khoảng thời gian đó, Hàn Mặc Tử biết Yến Lan vừa hoàn thành một tập thơ viết về đề tài chiến tranh, nhan đề Giếng loạn. Tập thơ đã gợi cho Hàn Mặc Tử cái tên của trường phái mà ông định thành lập.
Sau đó, Hàn Mặc Tử lại được Chế Lan Viên tặng tập Điêu tàn (1937). Hàn Mặc Tử nhận thấy trong nhóm thơ tính khuynh hướng thể hiện rất rõ trong sáng tác của từng người nên ông đề xướng việc thành lập "trường thơ loạn".
Hàn Mặc Tử nói: "Lâu nay chúng ta làm toàn những loại thơ điên loạn, xem ra có đủ nhân tố để dựng một trường thơ, trường thơ điên loạn. Rồi chúng ta sẽ tiếp tục có tuyên ngôn bổ sung khi in tập thơ chung của trường thơ loạn".
Trong bài tựa tập thơ Điêu tàn do chính tác giả Chế Lan Viên viết, có đoạn:
Hàn Mặc Tử viết: Làm thơ tức là điên. Tôi thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người mơ, Người say, Người điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu, Nó thoát Hiện Tại. Nó xáo trộn Dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai.
Thơ của các thi sĩ "trường thơ loạn" tràn ngập trăng, hồn, máu, bóng ma, sọ người, xương cốt, tinh tủy. Tất cả say sưa bước chân vào thế giới rùng rợn đó.
Riêng Hàn Mặc Tử năm 1938 cũng có tập Thơ điên, gồm ba phần Hương thơm, Mật đắng, Máu cuồng và hồn điên.
Nguồn: Vnexpress...