Ai đã xem những tấm hình về thảm sát Nam Kinh, có thể giải thích rõ nguyên nhân vì sao mà quân đội Nhật có thể ác tới mức độ ấy được không?
lịch sử
,văn hóa
1. Trong lịch sử quân sự, nó có một cái gọi là "văn hoá chiến tranh" (culture war) đại khái là cái "dã man" hay "tàn bạo" nó mang tính tương đối. Thế nào là "nhân đạo", thế nào là "dã man" nó do từng cái culture war quyết định.
Nếu nhìn sâu vào lịch sử chiến tranh thì bạn sẽ thấy, thảm sát Nam Kinh chưa là gì so với những vụ thảm sát khác trong lịch sử quân sự đâu. Chả qua là nó trái với cái culture war hiện đại nên mọi người mới thấy ghê tởm thôi.
2. Cái culture war của Nhật thời đấy về cơ bản là khá lạc hậu so với các quốc gia khác cùng thời. Nếu xét theo chuẩn thời nay, thì culture war càng lạc hậu thì càng "tàn ác". Mà Nhật không tham gia nhiều wwi, nên culture war của Nhật về căn bản là vẫn kẹp ở cái thời cận đại. Lại thêm chính sách văn hoá, mang hơi hướng Á Đông trung đại nên culture war của Nhật nó lại pha thêm chút kiểu trung cổ nữa. Mà mấy culture war thời đấy vẫn nổi tiếng bởi mấy cái hình ảnh như là lính lắp lê vào solo thay vì bắn súng, hay các chỉ huy coi tính mạng dân thường như rẻ rách.
3. Thêm nữa là Nhật bị ảnh hưởng bởi thuyết "ưu sinh" (mà thật ra là thời đấy thằng nào cũng bị ảnh hưởng, nhưng Nhật nó "man di" hơn nên thể hiện hẳn cái đấy ra mặt)
Đại khái là trong mắt người Nhật, chỉ có dân Nhật mới là người. Còn người dân các dân tộc khác chỉ là thú vật, nên không cần phải xem trọng.
4. Sau mỗi trận đánh, binh sĩ sẽ có rất nhiều "nhu cầu" cần phải thoả mãn. Thường thì các cấp sĩ quan sẽ cố gắng kìm chế, điều hoà binh lính sao cho phù hợp với công tác dân vận. (Nên mới có câu, ở đâu cũng có lính nọ lính kia, quan trọng là đám sĩ quan có biết nắm đầu lính của mình hay không)
Nhưng vì đây là Nhật - một đám vẫn mang cái culture của thời trung cổ và cận đại - nên... đám sĩ quan Nhật thả ra cho lính làm bừa luôn.
5. Lúc bấy giờ, Nhật muốn dứt điểm chiến tranh với Trung càng nhanh càng tốt. Mà cách dứt điểm tốt nhất chính là đánh gục tâm lý đối phương. Mà cách đánh gục tâm lý nhanh nhất là nắm vào các trung tâm văn hoá, xã hội. Gây ra thiệt hại càng nhiều càng tốt. Thiệt hại ở đây tùy từng khái niệm, nhưng dân thường cũng có thể coi là một loại tài nguyên chiến tranh. Mà loại này lại đặc biệt có ảnh hưởng về kinh tế nên xét theo góc độ của Nhật, đây là một mục tiêu cần tiêu diệt.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Trần Long
Rukahn
1. Thông qua các hành động tại Nam Kinh ( lúc này là Thủ đô của Trung Hoa dân quốc), người Nhật muốn nhắn đến toàn thể dân TQ là "Thiên mệnh " nay đã chuyển sang nước Nhật và mọi hành vi chống đối sẽ phải chịu một kết cúc đẫm máu. Một sự khủng bố về tinh thần đại công khai.
2. Thỏa mãn quân đội: Quân đội chinh chiến đường xa mệt mỏi, có rất nhiều vấn đề nhu cầu của con người ko được thỏa mãn. Chiến thắng rồi thì cho binh sĩ giải trí 1 tý như cuộc thi chặt đầu người, thi hãm hiếp, cướp bóc cũng coi như xả strees ấy mà
3. Đơn giản đó là mệnh lệnh của cấp trên, các chỉ huy , tướng lãnhnhưng huyễn hóa thành lệnh của Nhật Hoàng thì đương nhiên binh lính và sĩ quan cấp thấp phải theo thôi.
Anh Nguyen
Trong chiến tranh thì tàn ác là điều không thể tránh khỏi. nhân đạo với kẻ thù là tàn ác với chính mình . Khi giết người thì thường chúng có xu hướng giết hết để bịt đầu mối. Chỉ cần để một người còn sống thì mọi chuyện sẽ bị lộ tẩy. Chưa chắc vụ thảm sát ở Nam Kinh đã là vụ thảm sát lơn nhất và tàn ác nhất đâu