Afghanistan- vấn đề cũ nhưng chưa bao giờ hết nóng

  1. Tin Tức

Tranh biếm họa phản chiến của Mỹ: Người lính Mỹ đang bước chân vào Afghanistan-được miêu tả như "nghĩa địa của các đế chế" - rõ nhất trong ảnh là Đế Quốc Anh (Great Britain) và Liên Xô (Soviet Union)

Lịch sử của Afghanistan chứng kiến những cuộc xâm lược hàng thế kỉ của các thế lực từ Đông sang Tây. Đế quốc Ba Tư, Hi Lạp, Trung Hoa, người Ả Rập Hồi giáo,người Thổ, người Mông Cổ, Đế quốc Anh, Đế Quốc Nga, Liên bang Xô Viết và giờ đây là Hoa Kì đều đã đặt chân lên vùng đất này.

Lịch sử hiện đại của Afghanistan gắn với 2 cuộc chiến lớn: với Anh và với Liên Xô.

Người Anh xâm lược và cai trị Afghanistan từ đầu thế kỉ 19. Nhân dân Afghanistan đã nổi dậy đánh nhau với thực dân Anh từ 1870 và sau ba cuộc chiến, đến 1919, người Anh phải trả lại độc lập cho Afghanistan (sớm hơn Ấn Độ tới 30 năm), trở thành quốc gia độc lập đầu tiên trên tiểu lục địa Ấn Độ

nấm mồ đế chế


Giai đoạn ổn định dài nhất tại Afghanistan là trong khoảng 1933 tới 1973, khi đất nước nằm dưới quyền cai trị của Vua Zahir Shah. Những năm 60 Afghanistan chứng kiến thời kì công nghiệp hóa mạnh mẽ nhất khu vực Trung-nam Á. Những cải cách dân chủ cũng được vua Zahir Shah tiến hành nhằm hạn chế những đạo luật cổ hủ và khắc nghiệt của Hồi Giáo.

Quần áo phương Tây và xe Liên Xô nhan nhản trên đường phố Kabul (trước đó Liên Xô đã xây cho Afghanistan nhà máy ô tô đầu tiên của đất nước). Nhiều người nhận xét, Afghanistan là xứ sở Hồi Giáo duy nhất mà bạn nhìn thấy khuôn mặt của những người phụ nữ (thời kì vua Zahir Shah phụ nữ Afghanistan không phải che mặt).

Tuy nhiên, năm 1973, em rể của Zahir Shah là Sardar Daoud Khan, đã thực hiện một cuộc đảo chính không đổ máu. Daoud Khan và toàn thể gia đình sau này đã bị giết hại năm 1978, khi Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan theo chủ nghĩa cộng sản tiến hành một cuộc đảo chính gọi là Cuộc cách mạng Saur vĩ đại đưa Nur Muhammad Taraki – Tổng Bí thư Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (đảng marxit) lên nắm quyền. Dân chúng nổi lên chống lại Taraki (thân Liên Xô). Lo sợ chính quyền Taraki sụp đổ, ngày 4-12-1978, Liên Xô ký đã ký một “hiệp ước hữu nghị” với chính phủ nước này, chấp thuận cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự, một ngày sau khi ký hiệp ước tương tự với Việt Nam

Chính sách của Tổng Bí thư Nur Muhammad Taraki là độc đảng, hà khắc đã khiến ông mất mạng tháng 9-1979 bởi cuộc đảo chính của không ai khác là Thủ tướng Afghanistan Hafizullah Amin, Phó chủ tịch Đảng của Taraki. Hafizullah Amin là lãnh tụ Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (thân Liên Xô), nhưng quan điểm của ông có vẻ muốn nghiêng phương Tây, khiến Liên Xô phật ý, gán cho ông tội “bắt tay với Mỹ” và ngày 27-12-1979, mở cuộc tấn công bí mật, và bất ngờ vào Dinh Tổng thống Afghanistan, giết hại ông cùng gần 150 vệ sĩ. Cũng ngày hôm đó, quân đội Liên Xô tràn vào Afghanistan đưa Babrak Karmal, nhà lãnh đạo lưu vong của phe Parcham của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan theo đường lối Marxist, lên làm người đứng đầu chính phủ mới của Afghanistan, mở đầu cho cuộc chiến 10 năm đẫm máu cướp đi sinh mạng của 15.000 binh lính Xô Viết và hơn 1 triệu người Afghanistan.

Sau sự kiện Taliban tấn công New York hôm 11-9-2001, Tổng thống George W. Bush (con) đã mở cuộc tấn công Taliban để bình định Afghanistan. Không ngờ Mỹ cũng sa lầy ở đây sau 12 năm, đổ 650 tỷ USD. Rồi người Mỹ cũng phải rút lui để lại Afghanistan di sản tham nhũng, bạo lực trong khi Al-Qeada (một biến tướng của Taliban) vẫn điều hành 40% lãnh thổ Afghanistan.

Giờ đây, Mỹ đang cân nhắc quay trở lại Afghanistan lần thứ 2. Liệu sẽ lại có thêm một nấm mồ nữa của các ông lớn trên mảnh đất này?

#CTVAX

Từ khóa: 

afghanistan

,

nấm mồ đế chế

,

tin tức