9 Kỹ Năng Học Tập Mà Sinh Viên Nhất Định Phải Biết!

  1. Kỹ năng mềm

Như đứa trẻ tập đi, bạn hãy đi từng bước nhỏ một trước khi bắt tay vào những mục tiêu lớn. Đừng ôm đồm quá nhiều thứ một lúc, việc này sẽ khiến bạn dễ nản chí và bỏ cuộc. Bạn hãy:

https://cdn.noron.vn/2021/05/16/46234317072635031-1621172995.png

1. Tạo không gian học tập

Tạo không gian học tập giúp bạn tận dụng tối đa thời gian bạn phải học. Mỗi học sinh đều có sở thích riêng của mình khi nói đến không gian học tập “lý tưởng”, và sẽ có cho mình những lựa chọn khác nhau. Đó có thể là thư viện, phòng học, khuôn viên trường… Tuy nhiên thường thì không gian học tập tốt là nơi tương đối yên tĩnh, đủ ánh sáng và có bầu không khí thoải mái.

2. Đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi và trả lời các câu hỏi là một trong những cách học hiệu quả nhất, cho dù bạn đang học một mình hay với một nhóm. Trong lớp học, có gì thắc mắc bạn cũng đừng ngại ngần đặt câu hỏi cho giảng viên hay sinh viên khác. Và tất nhiên bạn cũng có thể chia sẻ câu trả lời với những câu hỏi đến từ những bạn học khác.

https://cdn.noron.vn/2021/05/16/880281006316484462-1621173016.png

3. Thực hiện từng bước

Như đứa trẻ tập đi, bạn hãy đi từng bước nhỏ một trước khi bắt tay vào những mục tiêu lớn. Đừng ôm đồm quá nhiều thứ một lúc, việc này sẽ khiến bạn dễ nản chí và bỏ cuộc. Hãy chia nhỏ từng phần kiến thức và giải quyết từng thứ một. Bạn sẽ cảm thấy “dễ thở” hơn và hoàn toàn tập trung để làm tốt những mục tiêu nhỏ!

4. Ghi chú mọi thứ trên điện thoại/máy tính xách tay

Sử dụng điện thoại/máy tính trong khi học có phải là một ý hay hay không? Điều này tùy vào việc bạn sử dụng như thế nào. Và đây là một trong những phương tiện ghi chú dễ dàng và tiện lợi mà bạn có thể sử dụng.

5. Lắng nghe tích cực

Muốn học tập có hiệu quả, hãy chắc chắn bạn tập trung nghe giảng trong giờ học. Và đương nhiên là bạn phải nghe tích cực, chứ không phải cứ cắm cúi ghi ghi chép chép mà không hiểu người giảng nói gì, hoặc nghe nhưng tâm trí đang nghĩ đến việc khác. Nếu như vậy thì kết quả tất yếu sẽ là chúng ta nghe nhưng không hiểu, nếu có hiểu thì chỉ là qua loa chứ không hiểu sâu vấn đề.

6. Hãy sử dụng tất cả các “tài nguyên” bạn có

Ngoài các nguồn cũ đáng tin cậy như sách, với Internet bạn có thể dễ dàng tra cứu, nhưng hãy tận dụng tất cả các tài nguyên của bạn chứ không chỉ Internet. Đó có thể là các cuốn giáo trình có bản, sách báo, tạp chí… Tất cả đều sẽ trở nên ý nghĩa nếu như bạn biết tận dụng.

https://cdn.noron.vn/2021/05/16/46234317072635032-1621173054.png

7. Hãy dạy lại cho người khác những gì bạn biết

Dạy những gì bạn đã học được là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo bạn hiểu rõ và nắm chắc kiến thức. Dạy cho bạn thân, bạn cùng phòng… bất cứ ai muốn lắng nghe, và bạn sẽ tìm thấy những điều bạn còn thiếu sót, cần cải thiện trong quá trình truyền đạt lại kiến thức cho người khác.

8. Tránh những suy nghĩ tiêu cực

Việc học là cho bạn và do bạn, vậy nên cần có thái độ tích cực khi học tập đừng quá lo lắng về mọi thứ. Chỉ khi thoải mái, yêu thích và hiểu được những giá trị mà việc học mang lại thì các bạn mới có động lực học tập và đạt hiệu quả cao.

9.  Tích cực thực hành và làm bài tập

Học không chỉ là lưu trữ kiến thức rồi để đó, mà cần đi đôi với thực hành, làm bài nhiều thì mới có thể nhớ kỹ, nhớ lâu. Có thể bạn chưa biết, thực hành khi học có thể tạo cảm giác thích thú, giúp bạn có động lực tìm hiểu các kiến thức hơn. Những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ.

Đây chỉ là những điều cơ bản thôi, nhưng mình tin chắc nếu biết tận dụng một cách tối đa, kết quả chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng!

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

TVTL xin bổ xung thêm việc đọc sách nữa ạ ^^ Các bạn sinh viên nhà mình đọc ít quá, buồn quá.

Trả lời

TVTL xin bổ xung thêm việc đọc sách nữa ạ ^^ Các bạn sinh viên nhà mình đọc ít quá, buồn quá.

Lưu lạii gấppp nè :* Thả timmm :*** cảm ơn Thi xinh đẹp tuyệt vờiiii nhaaa ><

Rất bổ ích, nhiều bạn có thành tích học tập tốt ở cấp ba song vào Đại học bị thiếu các kĩ năng này mà gặp không ít khó khăn, thậm chí chản nản với việc học.