9 cách tạo hiệu ứng lan truyền (Viral Marketing) cho sản phẩm của bạn
Đối với những công ty vừa và nhỏ, các startup, với số vốn không nhiều, cùng với việc không sở hữu sức mạnh thương hiệu, nên một trong những bài toán khó giải nhất chính là làm cho sản phẩm của họ được biết đến rộng rãi.
Tầm quan trọng của Viral Marketing
Viral Marketing, đôi khi được dịch là Marketing Truyền Miệng, là một trong những hình thức marketing thích hợp cho những công ty như vậy. Và có một thực tế là, mặc dù cần thiết, nhưng hình thức marketing này vẫn chưa được áp dụng một cách hiệu quả.
Các chuyên gia marketing cho biết, để áp dụng hiệu quả, các công ty và startup cần phải biết cách đưa yếu tố viral trực tiếp vào trong sản phẩm của mình, thay vì chỉ đơn thuần tạo ra một sản phẩm và rồi tiến hành các chiến lược tạo hiệu ứng lan truyền.
(multimediamarketing.com)
9 cách đưa hiệu ứng viral vào sản phẩm của bạn
Sau đây là 9 phương pháp cụ thể giúp gia tăng tiềm năng viral trong các sản phẩm của bạn:
1) Tặng thưởng/khuyến mãi cho người dùng
Các công ty có thể khuyến khích khách hàng chia sẻ sản phẩm của mình cho những khách hàng khác (có thể là người thân, bạn bè họ) và sau đó tặng thưởng cho những khách hàng đã có công chia sẻ này.
Ví dụ: công ty sản xuất ra Dropbox - một nền tảng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu online - quyết định tặng miễn phí 500MB dữ liệu cho những người dùng nào chia sẻ sản phẩm này với những người xung quanh. Chiến thuật này giúp đẩy nhanh sự lan truyền của Dropbox.
(PSafe)
2) Đánh vào "cái tôi" của người dùng
Con người ai cũng muốn được cảm thấy mình "quan trọng". Đây là một thói quen tâm lý cố hữu. Các công ty thành công đã lợi dụng yếu tố này, biến nó trở thành thứ công cụ hiệu quả để khích lệ người dùng hành động theo cách họ muốn.
Ví dụ: Twitter đã tổ chức một cuộc thi về số lượng follower cho các người dùng vào năm 2009. Trong đó, người dùng nào có số lượng follower đạt mức 1 triệu sớm nhất sẽ giành chiến thắng.
Để khích lệ các thí sinh, Twitter đã đính vào profile của họ thông tin về số lượng các follower mà họ đã chiêu dụ được. Các thí sinh vì thế sẽ có động lực để mời nhiều người khác cùng tham gia sử dụng Twitter.
(medium.com)
3) Tạo ra các sản phẩm có định hướng chia sẻ
Hơi khó hiểu phải không? Bạn hãy liên tưởng đến Google Docs, một ví dụ điển hình cho cách thức viral marketing này.
Google Docs vốn là một nền tảng chia sẻ dữ liệu (tính năng quan trọng nhất của nó là giúp nhiều người cùng tham gia vào quá trình tạo ra các nội dung online, cùng một lúc). Sản phẩm này vì thế không thể nào tránh khỏi việc được chia sẻ, truyền miệng từ người dùng này sang người dùng khác.
(Business Envato tus)
4) Tích hợp (embed) sản phẩm của bạn vào các sản phẩm khác
Một trong những ví dụ điển hình của cách thức viral marketing này là YouTube. Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy rằng mọi video (YouTube) được chia sẻ trên các nền tảng online khác (các forum, Facebook, các website...) đều mang định dạng chuẩn giống hệt như khi bạn xem các video này trên YouTube, bao gồm cả logo của sản phẩm này. Cách thức này giúp nhiều người dùng của nhiều nền tảng online khác nhau biết đến YouTube.
(wikiHow)
5) Hiệu ứng lan truyền thông qua việc chia sẻ các nội dung thú vị
Những nội dung thú vị (những bài viết hay, hình ảnh đẹp, các trailer phim mới nhất...) đều thuộc diện những nội dung thú vị. Những nội dung này khi được chia sẻ trên các nền tảng online khác, với một đường link dẫn ngược về nền tảng gốc, sẽ giúp nhiều người dùng biết đến nền tảng gốc này hơn.
Ví dụ: các nền tảng như YouTube, Instagram, Noron! đều có thể được liệt vào danh sách này.
(variety.com)
6) Chia sẻ nội dung/thông tin qua tin nhắn (IMs)
Đây là hình thức viral marketing thường thấy ở các ứng dụng tìm đường hoặc dịch vụ vận chuyển và đi lại (transportation) như Citymapper hoặc Lyft. Theo cách thức này, người dùng trong suốt quá trình di chuyển (itinerary) có thể gửi các thông tin chi tiết về lộ trình của mình cho bạn bè hoặc người thân (ví dụ: họ đã đi đến khu vực nào, còn cách điểm hẹn bao xa, tài xế tên gì, biển hiệu xe...) thông qua tin nhắn trên một nền tảng khác (ví dụ: Messenger).
Những người nhận được tin nhắn, ngoài việc nắm được thông tin lịch trình của người gửi, còn có thể biết đến các ứng dụng Citymapper và Lyft, và trở thành người dùng tiềm năng sau đó.
(citymapper.com)
7) Hiệu ứng lan truyền thông qua Email
Đây là hình thức được áp dụng bởi hầu hết các nền tảng thường liên hệ với người dùng thông qua email. Các công ty chỉ cần đính vào cuối mỗi email tên gọi sản phẩm hoặc nền tảng của họ là đã có thể tạo ra hiệu ứng lan truyền cho các sản phẩm này.
Ví dụ: những email được gửi đi từ iPhone của một người dùng bất kỳ thường sẽ được đính kèm dòng "Sent from my iPhone" tại cuối email đó. Đây là một cách thức viral marketing của công ty Apple cho sản phẩm iPhone của họ.
(simplehelp.net)
8) Hiệu ứng lan truyền thông qua tin nhắn điện thoại
Gần giống với hình thức thứ 6 kể trên, nhưng ở đây là tin nhắn điện thoại. Hình thức này thường được sử dụng bởi các công ty như Airbnb, khi lần đầu liên hệ với khách hàng của họ qua tin nhắn điện thoại. Những tin nhắn này thường sẽ dẫn khách hàng ngược trở về nền tảng gốc (trong ví dụ này là Airbnb), và vì thế tạo nên hiệu ứng lan truyền.
(The Airbnb Blog)
9) Các sản phẩm dễ nhận diện ở nơi công cộng
Hình thức này thường được sử dụng bởi những công ty kinh doanh các sản phẩm "cứng" (máy móc, thiết bị...) nhiều hơn là các công ty kinh doanh các ứng dụng, nền tảng online. Các công ty có thể in nhãn logo của mình lên trên các sản phẩm của họ, và đặt chúng ở những vị trí dễ nhận diện.
Dưới đây là ví dụ về Nest Cam - công ty kinh doanh các thiết bị bảo mật. Tên gọi của công ty được ghi trên mỗi sản phẩm camera của họ. Các camera này lại được đặt tại những vị trí có nhiều người qua lại, tạo điều kiện cho Nest Cam được biết đến nhiều hơn.
(officedepot.com)
Các doanh nghiệp có thể làm những gì?
Các chuyên gia marketing cho biết, việc vận dụng các hình thức viral marketing kể trên nhất định sẽ đem lại lợi ích kinh doanh, nhưng đó chưa phải là bản chất của vấn đề.
Vấn đề nằm ở khía cạnh chất lượng của sản phẩm: nếu sản phẩm có chất lượng không cao, không như mong đợi của người dùng, thì dù chiến lược viral marketing được tiến hành thành công, thì cũng sẽ không giữ chân được khách hàng về lâu dài, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng xấu cho hình ảnh thương hiệu.
Reference: