7 Nét Đẹp Truyền Thống Trong Ngày Tết Nguyên Đán Của NGười Việt Nam
Tết Nguyên Đán là một trong những dịp lễ tết quan trọng nhất của người Việt Nam nói riêng và các nước sử dụng lịch âm nói chung. Trong dịp này, mọi gia đình trên mảnh đất hình chữ S đều quây quần, đoạn tụ bên nhau, con cháy sum để chào đón một năm mới an khang, thịnh vượng. Trong bài viết này, vansu.net sẽ liệt kê những nét văn hóa đẹp nhất trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt Nam đã được gìn giữ cho đến ngày hôm nay.
1. Thăm mộ tổ tiên
Hằng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, vào ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp, gia đình Viêt thường tập trung đông đủ con cháu trong dòng họ để cùng nhau đi thăm viếng, dọn dẹp, sửa sang mộ của ông bà tổ tiên. Hoạt động tảo mộ cuối năm để bày tỏ lòng biết hơn, hiếu thảo, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.
Thăm nom, sửa mang mồ mả tổ tiên đã trở thành một trong những nét văn háo tâm linh không thể thiếu của người Việt. Cứ hết đời này sang đời khác, các con cháu theo đó mà thực hiện. Đây cũng là nét đẹp của đạo hiếu tong văn hóa Việt Nam, thể hiện tình cảm của con người biết hướng về cội nguồn của mình.
2. Trang trí, sửa soạn nhà cửa
Việc trang trí, sửa soạn nhà cửa sao cho đúng không khí của ngày Tết cũng là những điều người Việt thường làm trong dịp trọng đại này. Tất cả các đồ vặt trong gia đình từ bàn ghế, tủ, chén bát và đặc biệt là bàn thờ,,,đều được sửa soạn, lau dọn sạch sẽ. Công việc dọn dẹp ngày Tết với mong muốn chào đón một năm mới cái gì cũng phải mới để gặp được nhiều may mắn, thành công.
Thông thường, nhiều gia đình thường chuẩn bị những lọ hoa, cây quất, cành đào, câu đối tết - biểu tượng của mùa xuân để trang trí cho ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó là mâm ngũ quả được bày trí cẩn thận với tất cả lòng thành kính để dâng thắp hương trên bàn thờ.
3. Gói bánh chưng, bánh tét
Lich vạn niên cho biết, một trong những nét văn hóa được lưu giữ đến tận ngày nay đó là tục gói bánh chưng, bánh tét trong ngày Tết cổ truyền. Đây là hoạt động thể hiện sự gắn kết, tình yêu thương giữa những người thân trong gia đình khi cùng nhau sum vầy bên nồi luộc bánh đang bốc khói nghi ngút ấm cúng. Tục lệ này cũng mang ý nghĩa đặc biệt đó là tưởng nhớ đến cha ông, khi vua Hùng Vương thứ 6 quyết định chọn bánh chưng của Lang Liêu làm vật cúng tế tổ tiên.
Ở miền Bắc, món bánh đặc trưng của ngày Tết là bánh chưng còn ở các tỉnh miền Nam, món bánh phổ biến nhất là bánh tét. Hai loại bánh này về cơ bản có sự khác biệt về hình dáng, tên gọi, công thức gói, tuy nhiên cả hai đều có điểm chung đó là biểu tượng của ngày Tết Nguyên Đán.
4. Cúng ông Công, ông Táo
Tục cúng ông Công, ông Táo cũng là một trong những nét văn hóa cổ truyền của người Việt. Hằng năm, cứ đến 23 tháng Chạp, gia đình ở khắp mọi nơi trên mảnh đất hình chữ S đều chuẩn bị mâm cơm cúng với tất cả lòng thành kính của mình để tiễn đưa ông Công, ông Táo vê trời. Trong đời sống tâm linh, người Việt tin rằng, ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân về trầu trời, bẩm báo với Ngọc Hoàng về mọi việc làm ăn, cư xử của gia đình trong năm vừa qua. Do vị thần biết hết mọi ngóc ngách, chuyện hay dở của gia đình mình nên người ta thường làm lễ để Táo Quân phù hộ, nói tốt với Ngọc Hoàng. Có như vậy sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, tốt đẹp.
5. Thú chơi hoa và sửa soạn mâm ngũ quả
Thú chơi hoa và sửa soạn mâm ngũ quả là một trong những thú vui tao nhã của ngày Tết. Hai loại hoa được coi là biểu tượng của dịp Tết cổ truyền là hoa đào (phổ biến ở miền Bắc) và hoa mai (phổ biến ở miền Nam). Ngoài ra, các loài hoa khác cũng được ưa chuộng như hoa cúc, hoa hồng, hoa lan, hoa đồng tiền...Tất cả những loài hoa này đã góp chút hương sắc cho ngày Tết thêm tươi vui, ấm cúng.
Bên cạnh đó, nhiều loài cây được dùng để trang trí nhà cửa trong ngày này đó là: cây quất cảnh, cây quýt cảnh, cây bưởi, cây cam cảnh...Đây là những loại cây được chăm sóc kĩ lưỡng, tạo các kiểu dáng đặc biệt, quả căng mọng, cành lá xanh tươi thể hiện sức sống dồi dào, sự trù phú, mong muốn một năm làm ăn phát đạt, tài lộc thịnh vượng.
Cùng với các loài hoa thì gia đình Việt còn quan tâm đến mâm ngũ quả dùng để trang trí trên bàn thờ. Được gọi là mâm ngũ quả bởi trong mâm thường có 5 loại quả, mỗi quả lại mang môt ý nghĩa tượng trưng khác nhau.
6. Lễ đón giao thừa
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng đối với người dân Việt Nam. Vào thời khắc này, ở các địa phương trên toàn quốc thường tổ chức những màn bắn pháo hoa chào đón năm mới với hy vọng gặp nhiều may mắn, tài lộc và hạnh phúc. Các gia đình thường có bữa ăn đón giao thừa với quan niệm đầu năm ăn lo mặc ấm thì cả năm làm việc gì cũng đươc suôn sẻ, thuận lợi khi ý muốn.
7. Chúc Tết, mừng tuổi
Ba ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 được coi là ba ngày quan trọng nhất, vì thế mọi việc trong những ngày này đều phải diễn ra suôn sẻ thì cả năm mới gặp nhiều may mắn. Hơn nữa, trong ba ngày đầu năm, mọi công việc đều được gác lại, mọi thành viên trong gia đình dành thời gian sum họp bên nhau, cùng nhau đi chúc tết người thân, bạn bè, họ hàng, gia đình nội ngoại...Con cháu dành những lời chúc sức khỏe đến ông bà, cha mẹ và những người lớn tuổi. Những người lớn thường chúc lại trẻ nhỏ bằng cách lì xì để năm mới có nhiều niềm vui, găp nhiều may mắn trong học tập.
Chúc Tết không chỉ là hoạt động diễn ra trong ngày Tết Nguyên Đán mà nó đã trở thành nếp sống, phong tục tập quán, truyền thống bao đời nay của người Việt. Đó còn là món ăn tinh thần, ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người và được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.