7 mẹo nhỏ để việc đọc sách không còn là thử thách
Với nhiều người, đọc sách là một thử thách khó nhằn, hay chán, dễ buồn ngủ và mất tập trung. Dưới đây là 7 mẹo nhỏ giúp trải nghiệm của bạn với sách trở nên thú vị, hiệu quả hơn.
Một không gian để khơi dậy niềm hứng khởi: Tùy vào tính cách và sở thích của mình mà người đọc có thể tìm đến những địa điểm đọc sách phù hợp như tại nhà, thư viện hay quán cà phê. Ngoài ra, để tăng sự tập trung khi đọc, bạn có thể chọn cách tắt các thiết bị điện tử không cần thiết (tivi, điện thoại, máy tính…), bật một bản nhạc nhẹ và đốt chút nến thơm nhằm tạo không gian yên tĩnh, thư giãn, đem đến cảm giác tách biệt với thế giới bên ngoài. Ảnh: Pinterest.
Hãy lựa chọn cuốn sách bạn thích, bất kể là thể loại gì. Đọc sách không đồng nghĩa với việc đắm mình trong biển tri thức hàn lâm bởi mỗi cuốn sách đều mang đến những giá trị nhất định cho người đọc. Vì thế, bạn hoàn toàn có quyền chọn lựa những cuốn sách phù hợp với nhu cầu, sở thích và trình độ của bản thân: từ sách báo cho đến truyện tranh; từ tiểu thuyết tình cảm hay sách khảo cứu lịch sử. Ảnh: Gregory Culmer.
Đọc nghiền ngẫm nhưng đừng quên nghỉ ngơi. Sau mỗi 45 phút đọc sách, bạn nên tạm nghỉ 15 phút, thực hiện vài động tác giãn cơ đơn giản hoặc làm một số việc khác để thả lỏng đầu óc trong chốc lát. Dành thời gian “nghỉ giữa hiệp” trước khi quay lại với những trang sách sẽ giúp người đọc duy trì sự thích thú, xóa bỏ cảm giác gò ép với việc đọc. Ảnh: Greg Funnell.
Thời gian đọc sách không quá quan trọng. Nhiều người vẫn nghĩ rằng cách đọc sách “đúng chuẩn” là phải đọc hàng ngày, hàng giờ không ngơi nghỉ. Trên thực tế, không có quy định nào buộc người đọc phải dành bao nhiêu thời gian cho một cuốn sách. Bạn có thể “gặm nhấm” tác phẩm ưa thích trong vài tiếng, một ngày, một tuần hoặc thậm chí một tháng, tùy vào nhịp sinh hoạt cá nhân. Bằng cách thả lỏng quỹ thời gian đọc, ta sẽ bớt đi cảm giác áp lực khi bắt đầu với bất kỳ cuốn sách nào. Ảnh: Oxford English Dictionary.
Đọc nhiều quyển sách một lúc ư, không hề gì! Đôi khi, việc tập trung cho duy nhất một cuốn sách có thể khiến người đọc cảm thấy nản chí, kiệt sức. Khi đó, đừng ngần ngại tìm kiếm thêm một, hai hay thậm chí vài cuốn sách khác hấp dẫn hơn để thay đổi không khí. Chẳng hạn trong cùng một lúc, ta có thể vừa đọc một cuốn sách về phát triển bản thân, một cuốn về lịch sử và một cuốn tiểu thuyết lãng mạn để duy trì sự hứng thú với việc đọc. Ảnh: Freepik.
Đọc “nhảy cóc” cũng là một cách đọc. Nghe có vẻ lạ đời nhưng cách đọc ngẫu hứng bất kỳ phần nào của một cuốn sách là cách để ta duy trì cảm giác hứng thú. Bạn không nhất thiết phải đọc hết một cuốn sách hay phải bắt đầu từ trang 1. Hãy thử giở mục lục xem có phần nào gây ấn tượng với bạn không và bắt đầu từ đó. Nhà đầu tư người Mỹ Patrick O’Shaughnessy từng nói: “Với tôi, một cuốn sách hay được đánh giá trong khoảng từ 5 đến 100 trang bất kỳ. Không nhất thiết phải đọc hết một cuốn sách nếu nó không hay”. Ảnh: Entertainment Weekly.
Đừng ngại “điểm màu” cho sách chút xíu! Hãy để lại những lời ghi chú, vài mẩu giấy nhớ hay đôi dòng gạch chân khi bắt gặp những câu văn hay, những ý kiến ấn tượng trong cuốn sách mình đọc. Với không ít người đam mê sách, một cuốn truyện trông càng cũ, càng có dấu hiệu được sử dụng nhiều lần đồng nghĩa với việc càng hay, càng được chủ nhân trân quý. Ảnh: DIBS for Kids.
Trang Minh
(
sách
,7 mẹo đọc sách
,sách
Mình có quá trời sách mua về mà chưa đọc huhu
Nguyễn Bích Trân
Mình có quá trời sách mua về mà chưa đọc huhu
Nguyễn Ngọc Ánh
Lưu lại để Tết này cố gắng đọc sách chăm chỉ! 😁
Trần Ngọc Mai
Nói thì dễ chứ để làm thì... :(