7 kỳ quan thế giới mới?
kiến thức chung
Bảy kỳ quan thế giới mới là một cuộc bình chọn qua mạng lưới toàn cầu để tìm ra bảy tuyệt tác kiến trúc nghệ thuật khác bên cạnh Bảy kỳ quan thế giới cổ đại của văn minh nhân loại
Sự kiện nói trên không phải do Tổ chức văn hóa, giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) tổ chức và tất nhiên kết quả 7 kỳ quan thế giới mới cũng không được tổ chức này công nhận. Tuy nhiên, nhờ có sự quảng bá tốt vượt trội nên chương trình bình chọn của New7wonder đã có tiếng vang trên toàn thế giới, quy mô bình chọn vượt hơn hẳn các chương trình khác. Liên Hiệp Quốc cũng đánh giá cao cuộc bầu chọn bảy kỳ quan thế giới mới, bởi nó phù hợp với Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, giúp du khách và nhân dân các nước biết đến hàng trăm danh thắng, kỳ quan thiên nhiên đa dạng và độc đáo ở khắp các châu lục. Do vậy, dù không được công nhận về mặt khoa học, các chương trình vận động bình chọn của nhiều nước vẫn muốn tận dụng điều này để quảng bá cho địa điểm du lịch của đất nước họ để thu lợi về mặt thương mại.
Tiêu chí bình chọn:
Theo trang web của NOWC, Bernard Weber đã khởi động dự án vào tháng 9 năm 1999. Tới ngày 24 tháng 11 năm 2005, 177 công trình kiến trúc đã được lựa chọn để bầu. Tiêu chí để một công trình được tham gia cuộc bình chọn:
•Phải do con người xây dựng lên.
•Hoàn thành trước năm 2000 và đang được bảo tồn tốt.
•Mỗi châu lục phải có ít nhất một đại diện.
•Mỗi quốc gia chỉ được có một công trình tham gia.
Danh sách 7 kỳ quan thế giới mới
Giza Necropolis أهرامات الجيزة (danh dự) Giza, Ai Cập , 2589 TCN
Vạn Lý Trường Thành 万里长城 Wànlǐ Chángchéng, Trung Quốc 700 TCN
Petra Al-Batrā Ma'an Governorate, Jordan 312 TCN
Đấu trường La Mã (Colosseo), Roma, Italia 70
Khu di tích Chichén Itzá (Chi'ch'èen Ìitsha'), Yucatán, Mexico 600
Machu Picchu, Cuzco, Peru 1438
Taj Mahal (ताज महल) Agra,Uttar Pradesh,Ấn Độ 1632
Tượng Chúa Kitô Cứu Thế Cristo Redentor Rio de Janeiro, Brasil 1926
UNESCO tuyên bố kết quả do NOWC công bố là mang tính riêng tư, chỉ phản ánh ý kiến của những người sử dụng Internet và điện thoại di động. Cùng với các chuyên gia nghệ thuật học, Tổ chức UNESCO cũng cho rằng cuộc bình chọn của NOWC không mang tính khoa học, và kết quả bình chọn không có bất kỳ đóng góp nào về mặt ý nghĩa và bền vững cho việc phòng giữ các công trình được chọn.
Tổ chức UNESCO cũng cho rằng nếu chỉ đánh giá trên góc độ cảm tính từng địa điểm thôi thì không đủ, mà phải có những đánh giá trên góc độ khoa học và được bảo vệ bằng những chế tài luật pháp đầy đủ. UNESCO đánh giá chương trình của Weber mới chỉ dựa vào ý kiến của những người tham gia mà thiếu các góc độ còn lại. Việc bỏ phiếu bị đánh giá phần nhiều mang tính cục bộ, dân tộc, thiếu các tiêu chí khách quan. Các nhà quan sát cho rằng các nhà tổ chức thiếu các biện pháp để tránh chuyện một người bỏ phiếu nhiều lần.
Nội dung liên quan
Nội dung sắp xếp theo thời gian
Khoa Khánh Minh