7 Bước Giúp Bạn Rời Khỏi Vùng An Toàn Và Bước Tới Vùng Phát Triển Của Bản Thân
Cách đây gần một năm, nếu tôi không bước ra khỏi ranh giới ấy, ranh giới vùng an toàn của bản thân để bước vào một vùng vô định chưa biết trước, thì giờ đây tôi đã không thể ngồi đây viết những dòng này, cho những độc giả muôn vàn thân thương của tôi….
Do one thing every day that scares you.
Eleanor Roosevelt
Vùng an toàn là gì?
Mọi người có lẽ đã nghe nhiều về khái niệm “vùng an toàn” trên các phương tiện truyền thông. Dựa trên chữ nghĩa, chắc các bạn cũng lờ mờ hiểu được khái niệm về vùng an toàn.
Vùng an toàn chính là trạng thái tinh thần mà tại đó con người thấy thoải mái, bình yên. Ở đó, mọi chuyện dường như đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Không có điều gì khiến bạn sợ hãi hay phải lo lắng, suy nghĩ quá nhiều.
Do có những lợi ích tuyệt vời như vậy, chúng ta thường ở yên trong vùng an toàn của bản thân lâu thật lâu và không có ý định bước ra. Tưởng tượng như một sáng mùa đông lạnh, mưa phùn gió bấc, bạn được cuộn tròn trong chăn nghe một bản nhạc ấm áp, ngấu nghiến cuốn sách yêu thích, hoặc xem một phim tình cảm Hàn Quốc, có lẽ, bạn sẽ không bao giờ muốn rời khỏi chiếc giường ấm áp để làm một việc nào đó.
Trừ khi…
Bạn có một nhu cấp cấp thiết không thể không bước ra.
Vì nếu không, bạn còn cảm thấy khó chịu và không thoải mái hơn so với tình trạng hiện tại.
Tại sao thi thoảng cần rời khỏi vùng an toàn của bản thân?
Chưa tính đến những nhu cầu cấp thiết của bản thân, hoặc giả định nó sẽ không bao giờ xuất hiện, liệu bạn có nên ở mãi một chỗ ấm yên, hay thi thoảng vẫn cần bước ra khỏi vùng an toàn?
Dù có nhiều lợi ích nhưng tôi cho rằng nếu bạn ở mãi trong vùng an toàn cũng không hẳn là một việc tốt. Bạn có thể sẽ có cảm giác bản thân không tiến bộ, không có trải nghiệm mới mẻ, như đang dậm chân tại chỗ.
Một khi những nhu cầu cơ bản về ăn uống, ngủ nghỉ được thỏa mãn, nhu cầu được phát triển của bạn sẽ xuất hiện. Khi đó việc đứng lâu một chỗ sẽ khiến bạn bức bối và muốn bước ra. Tất nhiên, lúc này cũng là khi bạn đối mặt với sợ hãi, sự không chắc chắn, khiến bạn lưỡng lự và đôi khi từ bỏ để quay về nhịp sống thường ngày.
Nhưng nếu bạn chọn bước ra, bạn sẽ thấy bản thân trưởng thành hơn, có thêm trải nghiệm bổ ích, thu nạp thêm kỹ năng, kiến thức, thêm tự tin, thêm sáng tạo, biết cách thích nghi, làm việc hiệu quả hơn và thành công hơn. Rất nhiều phần thưởng xứng đáng dành cho nỗ lực của bạn.
Khi nào bạn nên bước ra?
Như đã nói ở trên, khi đang ở trong chăn ấm nệm êm, thật khó để khiến bạn bước ra khỏi vùng an toàn nếu nếu không phải là có một tác động nào đó khiến bạn nhấp nhổm, khó chịu không thể ngồi yên (vì dụ như nhu cầu vệ sinh chẳng hạn).
Nghĩ kỹ bạn có thấy, chỉ đến khi bạn quá mệt mỏi vì công việc nhàm chán, không có khả năng phát triển, bạn mới bắt đầu có ý định nhảy việc. Chỉ đến khi bạn không thoải mái với cuộc sống đi làm tối ngày, chen chúc với xe cộ đông đúc, bạn nghĩ đến một công việc tự do tại nhà để có thể sống ở bất kỳ nơi đâu bạn muốn, làm việc bất kỳ khi nào bạn thích.
Trái ngược với sự thoải mái, “discomfort” – không thoải mái chính là dấu hiệu cho biết bạn cần bước ra, tìm kiếm cơ hội mới, thay đổi tình trạng hiện tại.
Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên tảng lờ những dấu hiệu này. Vì sợ hãi, chúng ta tìm cách trốn tránh để không phải bước ra thay vì trực tiếp đối diện với vấn đề và tìm cách giải quyết. Bởi vậy, khi dấu hiệu xuất hiện, hãy dành thời gian nhìn sâu vào bên trong bạn, đối diện với tiếng lòng của mình, tháo dỡ bức tường phòng vệ bạn đã xây nên cho bản thân để dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn và chiến đầu cho một cuộc đời mới tốt đẹp hơn.
Bạn có biết điều gì chờ đợi bạn ngoài vùng an toàn?
Khi bước ra khỏi vùng an toàn, bạn sẽ phải đối diện với vùng sợ hãi. Nỗi sợ xuất hiện khi bạn vừa rời khỏi một nơi mà bạn biết rất rõ để đến một nơi bạn chưa biết điều gì – “the unknown”. Bạn sợ hãi vì bạn không biết phải hành động ra sao và làm thế nào để có thể đạt được những gì mình mong muốn. Bạn sợ thất bại, sợ mất đi tất cả. Muôn vàn nỗi sợ bủa vây, khiến bạn khó trụ vững. Không những thế, bạn còn dễ lung lay bởi những lời nói của người khác. Bạn cố tìm cho mình một cái cớ để thoái thác rút lui, để ngay lập tức trở về “chiếc ổ ấm êm” và mặc kệ sự đời. Tất cả sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có thêm những người bạn đồng hành và quan trọng nhất là có niềm tin vào chính mình. Bạn sẽ dần thoát ra khỏi đó để đến với một miền đất mới. Nơi đây bạn bắt đầu học hỏi để mở rộng vùng an toàn của mình, thu thập thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách. Từ đây, bạn sẽ tiến thêm một bước nữa tới vùng phát triển, nơi bạn được truyền cảm hứng và tìm ra mục đích sống của cuộc đời, hành động dựa trên mục tiêu để sống đời mơ ước. Quả là một hành trình thú vị và xứng đáng để trải nghiệm, đúng không?
7 bước giúp bạn rời khỏi vùng an toàn và tiến tới vùng phát triển
Bắt đầu bằng sự nhận thức
Mỗi ngày, hãy dành chút thời gian nghĩ về những gì bạn đã trải qua. Liệu bạn có thấy tiếng gọi thì thầm đi tìm vùng đất mới? Bạn có gì không thoải mái về cuộc sống của mình? Hay có gì lo lắng sợ hãi? Công việc có làm bạn thỏa mãn? Hay cuộc sống quá yên bình đến mức nhàm chán?
Viết nhật ký cuối mỗi ngày để kết nối với bản thân, tìm hiểu nhu cầu thực sự của mình và cân nhắc đến việc thực hiện những điều mới mẻ trong cuộc sống. Đừng quên đính kèm lý do cần phải làm những việc đó. Sâu xa hơn nữa, bạn có thể tự hỏi bản thân nếu không thực hiện, liệu sau này bạn có hối hận vì quyết định của mình?
Viết ra mục tiêu
Khi đã đưa ra quyết định, hãy viết ra chính xác mục tiêu của mình. Bạn muốn chuyển hướng cuộc sống như thế nào? Đâu là điều mà bạn muốn đạt được? Ghi lại và đặt chúng ở những nơi dễ thấy để nhắc nhở bản thân mỗi ngày.
Đọc thêm:
Thu thập thông tin và lên kế hoạch
Khi bước ra ngoài vùng an toàn, chúng ta sợ hãi vì không biết điều gì đang chờ đợi ở phía trước. Chúng ta sẽ không biết phải xử trí ra sao, phản ứng thế nào khi đối mặt với hoàn cảnh hay sự việc chưa từng xảy ra trước đó trong cuộc đời. Vì lẽ đó, chúng ta cần tìm hiểu nhiều nhất có thể, về tất cả mọi điều xung quanh, trước khi bước ra.
Trong một bài phỏng vấn tôi từng thực hiện với chị Hạnh Hoàng về
Chuẩn bị những điều này chính cũng là một cách nhận biết rủi ro và tìm kiếm giải pháp cho mình.
Tôi cũng nhớ đến một
Bạn có thể thu thập thông tin bằng cách tìm hiểu các bước cần thực hiện để tiến tới mục tiêu, kết nối với những người có kinh nghiệm và lắng nghe lời khuyên từ họ. Bạn cũng có thể đọc sách báo, tham gia khóa học để rèn luyện kỹ năng, kiến thức của bản thân.
Ví dụ: Nếu mục tiêu của bạn là từ bỏ công việc 8-5 để trở thành người làm việc tự do, điều đầu tiên bạn nên làm không phải là ngay lập tức nghỉ việc. Trước hết, hãy đặt cho mình một mục tiêu rõ ràng trong một năm tới. Đơn cử như trong một năm tới tôi sẽ tiết kiệm được X triệu, thành thục kỹ năng viết lách/thiết kế/…, chuẩn bị portfolio, tìm được 3 khách hàng dài hạn, và nghỉ công việc full time.
Sau đó, bạn cần tìm hiểu cách để cải thiện kỹ năng viết lách/thiết kế/…, bằng cách tham gia khóa học, tìm đọc blog đáng tin cậy trên Internet, tìm một mentor, kết nối với những người đi trước, tạo portfolio, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ của mình.g
Bạn cũng cần học cách kiểm soát chi tiêu, sống tiết kiệm hơn đế có một khoản tiền dự phòng cho những tình huống xấu có thể xảy đến. Từ đây, bạn tổng hợp lại và lập ra một kế hoạch khả thi để hành động.
Đọc thêm:
Thay đổi nhỏ mỗi ngày
Đừng nôn nóng thực hiện những bước nhảy lớn, như tôi nói phía trên là ngay lập tức nghỉ việc, hoặc đi đến bước cuối cùng là tìm kiếm khách hàng. Thay vào đó, thực hiện thay đổi nhỏ hoặc hình thành thói quen chủ chốt hướng đến mục tiêu. Nếu bạn là người thường dành nhiều thời gian để lướt Facebook hay xem gameshow truyền hình mỗi tối, thì hôm nay hãy dành thời gian đó để bắt đầu viết.
Nếu ngày ngày khi đi làm bạn vẫn để thời gian trôi đi trong vô thức, hôm nay bạn có thể dành thời gian đó nghe một podcast có ích cho bản thân. Bạn có thể hình thành những thói quen
Kết nối với những người cùng chung mục tiêu
Đi một mình có thể khiến bạn đối mặt với nhiều nỗi sợ hãi. Bạn có thể tìm thêm những người bạn đồng hành trên hành trình của mình. Đó là những ai có chung mục tiêu, những người có điều gì đó để bạn học hỏi, những người có thể tạo ra ảnh hưởng tích cực lên cuộc sống của bạn và truyền cảm hứng cho bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.
Họ không nhất thiết phải là người nổi tiếng. Có thể đơn giản chỉ là một người chị, một người bạn,một người em, thậm chí là một người xa lạ. Có bạn đồng hành, bạn sẽ vững vàng hơn trên hành trình của mình.
Xem thất bại là bài học quý giá
Có một điều chắc chắn là bạn sẽ không thể tránh khỏi thất bại trên suốt hành trình. Những người thành công nhất trên thế giới đều đã từng thất bại, thậm chí nhiều lần thất bại. Nổi tiếng nhất phải kể đến Thomas Edison khi nói về việc phát minh ra bóng đèn điện: “Tôi không thất bại. Chỉ là tôi đã phát hiện tra 10.000 cách không hiệu quả.”
Bởi vậy, hãy dùng cảm đối diện với thất bại và học cách làm bạn với chúng, xem chúng là bài học quý giá trong cuộc đời. Thường xuyên nhìn lại, phân tích để tìm ra những cách không hiệu quả, sáng tạo cách giải quyết mới, thử nghiệm và lặp lại quá trình, bạn sẽ tự tin và mạnh mẽ hơn.
Tin vào bản thân
Niềm tin có sức mạnh vô cùng to lớn. Henry Ford thể hiện điều này thật tuyệt vời qua câu nói: “Dù bạn tin là bạn có thể hay không thể, bạn đều đúng”. Một khi có niềm tin, bộ não sẽ được kích hoạt để bạn bắt đầu tìm kiếm phương hướng, tạo động lực để chiến đấu và đứng dậy sau khi thất bại.
Để thành công bước ra ngoài vùng an toàn và tiến đến vùng phát triển, bạn cần có niềm tin rằng bản thân sẽ làm được. Có như vậy bạn mới sẵn sàng đối mặt với khó khăn thử thách, kiên trì mà bước tiếp. Đừng bao giờ đánh mất niềm tin và giới hạn niềm tin của mình, bạn nhé!
Tôi rất ưng một câu nói của chị Hạnh Hoàng và đã lấy đó làm tiêu đề cho bài phỏng vấn tôi nhắc đến phía trên. Câu nói đó là: “Không có vùng an toàn trong một thế giới biến động như hiện nay”. Tôi nghĩ rằng, với một thế giới thay đổi như vũ bão với sự phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật, ranh giới về vùng an toàn sẽ ngày càng bị lu mờ.
Chúng ta sẽ liên tục phải đối mặt với sự không thoải mái và có nhu cầu bước ra để tìm kiếm cơ hội và thách thức mới nếu muốn sống với những giấc mơ đời mình. Nghĩ đến việc này, tôi nhớ đến một câu nói nổi tiếng của Steve Job. “Keep going. Don’t settle”. Tiếp tục tiến về phía trước, đừng ngủ yên trong vùng an toàn của bản thân, liên tục học hỏi và nỗ lực không ngừng để bước tới vùng phát triển.
Chúc bạn có đủ niềm tin và sự dũng cảm để thử thách bản thân bước ra ngoài vùng an toàn, trải nghiệm cuộc sống mới mẻ bạn chưa từng khám phá và sống một cuộc đời trọn vẹn, ý nghĩa.
vùng an toàn
,kỹ năng mềm
,tư duy
dạo này ít thấy chị có thêm các bài viết mới nhỉ?
Huy Hay Hỏi
dạo này ít thấy chị có thêm các bài viết mới nhỉ?
Đông Quân
Mình đã bắt đầu để tóc dài, bắt đầu giảm cân, bắt đầu trở nên dịu dàng, đang dần thay đổi phong cách, dần thoát ra khỏi vùng an toàn của mình, bắt đầu làm việc chăm chỉ, bắt đầu tiến về phía trước.